Nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không và các mẹ bỉm sữa phải xử lý thế nào? Cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé!
Tình trạng nổi mề đay sau sinh gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ. Giai đoạn sau sinh có thể nói là một thử thách rất lớn của hầu hết các mẹ bỉm vì vừa phải chăm lo cho còn lại vừa phải phục hồi sức khoẻ sau sinh. Đặc biệt, việc nội tiết tố mẹ thay đổi có thể làm mẹ bị nổi mề đay.
Các triệu chứng và nguyên nhân sau sinh bị ngứa nổi mề đay
Nổi mề đay hay sản ngứa sau sinh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với các tác nhân gây dị ứng nào đó từ bên ngoài hoặc do tâm lý mẹ căng thẳng. Tình trạng này có thể gặp ở cả mẹ sinh mổ và sinh thường, tuy vậy gặp nhiều hơn ở mẹ sinh mổ.
Đây cũng là dấu hiệu cho mẹ biết rằng hệ miễn dịch của mình đang có vấn đề, mất cân bằng. Các triệu chứng như sau:
- Xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc nổi mẩn ngứa thành mảng khắp người.
- Các nốt mẩn này thường phồng hoặc sần, xuất hiện ở cổ, đùi, bụng, cổ tay và chân.
- Những vùng nổi mề đay gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nhất là vào chiều tối hoặc ban đêm.
- Ngoài ngứa có thể kèm theo cảm giác nóng rát hoặc sưng phù ở vùng môi, mí mắt, bộ phận sinh dục.
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mề đay sau sinh là:
- Thay đổi nội tiết tố sau khi sinh.
- Tâm lý căng thẳng.
- Viêm tuyến giáp cấp tính.
- Tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, nhiệt độ cao, khí hậu quá lạnh hoặc sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
- Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin hoặc penicillin.
- Côn trùng cắn hoặc đốt.
- Ăn một số loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng, các loại hạt…
- Dị ứng với một số tác nhân như lông vật nuôi, phấn hoa…
- Chức năng gan ở mẹ sau sinh trở nên suy giảm.
Các biến chứng nguy hiểm khi nổi mề đay
Nổi mề đay sau sinh thường gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của mẹ như mất ngủ, căng thẳng, cơ thể suy nhược, trầm cảm, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn như:
- Sốt cao.
- Sốc phản vệ.
- Tụt huyết áp.
- Nhiễm trùng da.
- Phù mạch, phù lưỡi gà.
- Thanh quản bị co thắt, khó thở.
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?
Nếu mẹ bị nổi mề đay do các nguyên nhân như sự thay đổi nội tiết tố, nhạy cảm trước các yếu tố môi trường hoặc do sức khỏe yếu thì mẹ hoàn toàn có thể cho con bú. Tình trạng này không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Nếu bị dị ứng sau sinh do thực phẩm, mẹ cần ngưng cho con bú. Trong một số trường hợp, nếu phải dùng thuốc trị mề đay, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc có thể chuyển hóa qua sữa mẹ, gây tổn thương hệ thần kinh non nớt của trẻ.
Các biện pháp ngừa bệnh cũng như giúp bệnh nhanh khỏi
- Nghỉ ngơi đầy đủ, chú ý chăm sóc sức khỏe, tránh lo lắng, căng thẳng.
- Chọn quần áo rộng, thoải mái, chất liệu thoáng khí để da thở. Chất liệu tốt nhất là cotton.
- Uống đủ nước vì chúng giúp duy trì độ ẩm, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giữ cho làn da luôn khỏe khoắn.
- Thoa kem dưỡng ẩm để tránh da bị khô.
- Thoa kem chống nắng khi ra ngoài.
- Ngoài ra, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sau sinh cũng góp phần ngăn ngừa, cải thiện đáng kể tình trạng nổi mề đay sau sinh mổ và sinh thường.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng nổi mề đay sau sinh mà các mẹ bỉm cần lưu ý. Các mẹ hãy chăm sóc bản thân một cách khoa học, lành mạnh là các đơn giản nhất để ngăn ngừa chứng nổi mề đay sau sinh.
Nguồn: MarryBaby
Thcslytutrongst.edu.vn