Bạn đang xem bài viết Performance là gì? Vai trò của Performance trong Marketing tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Performance là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực Marketing, mang ý nghĩa là hiệu suất hoặc thành tích đạt được của một chiến dịch quảng cáo, một sản phẩm hoặc một doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, hiệu suất được đo lường bằng các chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng hay số lượt truy cập trang web. Performance chính là tiêu chí đánh giá thành công của một hoạt động Marketing và có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc khái niệm về performance và tìm hiểu vị trí quan trọng của nó trong lĩnh vực Marketing.
Performance là một thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng nhiều ở những lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là ngành Marketing. Vậy Performance là gì? Bài viết sau của Chúng Tôi sẽ giải đáp chi tiết điều này.
Performance là gì?
Performance là gì?
Performance là gì trong tiếng Anh?
Performance là sự thực hiện, sự cử hành, sự hoàn thành (nhiệm vụ). Performance phát âm là /pərˈfɔ:r.məns/.
Ví dụ: the performance of a promise – sự thực hiện lời hứa.
the performance of one’s duties – sự hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra, Performance còn có nghĩa là hiệu suất, chỉ sự đánh giá khả năng của một vật hoặc của một hoạt động.
Ví dụ: He was fired by his director because of his poor performance. – Anh ấy bị sa thải bởi giám đốc vì biểu hiện của anh ấy quá kém.
Performance là gì trong phim, kịch?
Performance có nghĩa là biểu diễn, trình diễn.
Ví dụ: the evening performance – buổi biểu diễn tối.
Performance là gì trong thể thao?
Performance nghĩa là thành tích.
Ví dụ: His performance in the test was not good enough. – Thành tích của anh ấy trong cuộc sát hạch không được khả quan lắm.
Performance là gì trong hành vi?
Performance nghĩa là phiền toái, xấu hổ.
Ví dụ: What a performance the child made! – Đứa bé này đã làm một điều phiền toái.
Performance Marketing là gì?
Performance Marketing là tiếp thị dựa trên hiệu suất. Nó là một nhánh trong chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp. Nói cách khác Performance Marketing là cách doanh nghiệp triển khai hoạt động Marketing và phải mang lại hiệu quả doanh số rõ rệt.
Trong đó, các doanh nghiệp sẽ trả phí cho nhà quảng cáo và các công ty cung cấp dịch vụ Performance Marketing, khi hoàn thành một hành động cụ thể. Chẳng hạn như tăng sale, lead hoặc click chuột,…
Performance Marketing áp dụng mô hình tính phí quảng cáo tối ưu nhất hiện nay khi dựa trên hành vi của người dùng. Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp phải trả tiền cho nguồn truy cập website, nhưng không phát sinh doanh thu do lượng click ảo, truy cập ảo.
Vai trò của Performance là gì trong Marketing?
Performance có vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Dưới đây là những vai trò của Performance trong Marketing:
Ứng dụng ở hầu hết các giai đoạn truyền thông
Performance Marketing có khả năng ứng dụng rộng trong các giai đoạn của Marketing và nhiều lĩnh vực. Bạn hoàn toàn có thể ứng dụng Performance Marketing trong khâu Branding hoặc các giai đoạn khác của chiến dịch truyền thông.
Giúp kiểm soát rủi ro cho hoạt động Marketing
Trước đây, hoạt động Digital Marketing thường được triển khai theo kiểu không kiểm soát. Với Performance, người triển khai có thể cân đối điều tiết dòng tiền. Lúc hiệu quả thì tăng đầu tư và giai đoạn kém hiệu quả thì cắt giảm để giữ lại tiền chờ cơ hội sau.
Đối với các chiến dịch truyền thông mới hay các mô hình Start – up, để chắc chắn hiệu quả thành công 100%, Performance Marketing sẽ là một công cụ giám sát, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động. Nhằm mục đích giúp ta đưa ra quyết định kịp thời, dừng lại hay tiếp tục hoặc tạo ra phương án thay thế hướng đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thường xem chi phí Marketing như là một khoản đầu tư, với kỳ vọng về một kết quả tương ứng. Vì vậy, ứng dụng mô hình này có thể giảm thiểu rủi ro cho chiến dịch và tăng tỷ lệ thành công cao hơn so với mô hình Marketing không kiểm soát.
Báo cáo rõ ràng – minh bạch số liệu
Với Performance Marketing, hầu hết các số liệu đều nhìn thấy một cách realtime và được tối ưu trên chính realtime đó. Nếu bạn muốn xem hiệu quả của content A, từ Facebook hay mẫu quảng cáo B đang chạy trên Google, bạn đều có thể vào hệ thống để đọc dữ liệu ngay lập tức.
Bên cạnh đó, người làm quản lý có thể mở máy tính và tự xem dữ liệu ngay lập tức thay vì phải đợi nhân viên làm báo cáo. Việc này giúp tối ưu hoạt động Marketing, tiết kiệm thời gian và công sức của người làm Marketing.
Nền tảng để tăng trưởng
Performance Marketing là một phương pháp, một công cụ làm marketing hiệu quả hơn giúp tối ưu chi phí, tối ưu hiệu suất. Ví dụ, với doanh nghiệp có doanh thu 200 tỷ, chi phí Marketing là 10 tỷ; nếu tối ưu cắt giảm được 20% chi phí Marketing và vẫn đạt được hiệu quả tương đương nghĩa là bạn đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 2 tỷ đồng.
Performance có thể tối ưu nhiều khía cạnh khác nhau như tối ưu thời gian làm việc của team Marketing, tối ưu việc phối hợp giữa các phòng ban, tối ưu vận hành, phân tích báo cáo để tối ưu hiệu suất và chi phí,… Như vậy, bộ phận Marketing mới thật sự là cánh tay đắc lực trên chặn đường phát triển của doanh nghiệp.
Khái niệm liên quan Performance là gì?
Performance bond là gì?
Performance bond là Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là chứng thư cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh. Nội dung của chứng thư là cam kết của ngân hàng thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã được ký trước đó với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh. Lúc này ngân hàng sẽ đứng ra bồi thường cho bên nhận bảo lãnh theo đúng như cam kết.
Performance testing là gì?
Performance testing là kiểm thử hiệu năng. Đây là một loại phần mềm kiểm thử sử dụng, nhằm xác định mức độ đáp ứng, băng thông, độ tin cậy; và khả năng mở rộng của hệ thống dưới một khối lượng truy cập nhất định.
Kiểm thử hiệu năng là hoạt động cần thiết cho việc phát triển những giải pháp tối ưu hóa hiệu năng cho phần mềm. Nó giúp chúng ta tránh được các tình huống không lường trước khi triển khai ứng dụng trong môi trường thực tế.
Performance management là gì?
Performance management (quản lý hiệu quả) là một công cụ quản lý doanh nghiệp. Nó có vai trò giúp các nhà quản lý theo dõi và đánh giá công việc của nhân viên một cách chặt chẽ.
Mục tiêu của Performance management là giúp doanh nghiệp tạo ra một môi trường có thể thúc đẩy khả năng của mọi người một cách tốt nhất. Nhằm tạo ra hiệu quả công việc cao nhất, các sản phẩm chất lượng nhất.
Performance appraisal là gì?
Performance appraisal là quy trình đánh giá hiệu suất làm việc của một nhân viên trong một tổ chức, doanh nghiệp. Đây là một hệ thống chặt chẽ, đánh giá hiệu suất thông qua phẩm chất, năng lực; dưới sự giám sát kỹ lưỡng và cẩn thận của cấp quản lý.
Performance appraisal được xem là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Nhằm mục đích tìm hiểu mức độ hoàn thành công việc của cá nhân, trong mối tương quan với hiệu suất trung bình của cả nhóm.
High performance là gì?
High performance là hiệu suất cao, tính năng tốt. Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật ô tô, công nghệ.
Ví dụ:
- GM started introducing high-performance versions of its family cars. (GM bắt đầu giới thiệu các phiên bản hiệu suất cao của dòng xe gia đình).
- You can get a Mercedes for a very high price, very high performance. (Bạn có thể có 1 chiếc xe Mercedes với giá rất cao, hoạt động rất tốt).
Những hình thức Performance Marketing phổ biến hiện nay
Với mỗi lĩnh vực khác nhau, Performance Marketing sẽ có những cách thức áp dụng khác nhau. Phụ thuộc vào từng doanh nghiệp mà việc áp dụng này sẽ áp dụng trong một hay nhiều lĩnh vực, miễn sao phù hợp với chiến lược của họ.
Dưới đây là một số hình thức Performance Marketing phổ biến hiện nay:
Social Media Marketing
Hình thức này là việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để đạt được lưu lượng truy cập hoặc nhận thức về thương hiệu. Ví dụ bạn giới thiệu nội dung trên Pinterest, Facebook, Instagram,…
Các chỉ số thường được đo lường trong Social Media Marketing thường tập trung vào mức độ tương tác, lượt thích, lượt nhấp và doanh số bán hàng.
Search Engine Marketing (SEM)
Search Engine Marketing được hiểu là hình thức tiếp thị có sử dụng công cụ tìm kiếm theo 2 dạng tự nhiên và trả phí. Paid Search Marketing là khi nhà quảng cáo trả tiền cho các lần nhấp vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Bing, Google và Yahoo.
Organic Search thì dựa vào thuật toán riêng của công cụ tìm kiếm để xếp hạng trong top, hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Một vài công ty đo lường kết quả SEM của họ trên cơ sở hiệu suất, trong khi những công ty khác sẽ hợp tác và trả tiền hoa hồng cho các công ty và các chiến dịch SEM dựa trên kết quả.
Affiliate Marketing
Affiliate Marketing hay còn gọi là Tiếp thị liên kết. Nó có liên quan mật thiết đến bất kỳ loại tiếp thị nào được liên kết với nhà quảng cáo; được thanh toán sau khi khách hàng thực hiện một hành động theo mong muốn.
Dễ hiểu hơn đó là bạn sẽ đóng vai trò như một nhà môi giới. Bạn nhờ một bên publisher bán sản phẩm cho bạn, sản phẩm đó có đường link riêng. Nếu publisher thu được đơn hàng, hoặc clicks qua đường link đó thì họ sẽ nhận hoa hồng từ bạn.
Native Advertising
Native Advertising là hình thức quảng cáo tự nhiên. Hình thức này mở ra cơ hội tạo những click chuột trên website – nơi mà đối tượng khách hàng mục tiêu có thể tiếp thu được thông tin bạn muốn truyền tải.
Đây là hình thức truyền thông mất phí (paid media). Nó không thực sự giống như quảng cáo hiển thị hình ảnh hoặc quảng cáo banner.
Bởi vì nó có xu hướng tuân theo hình thức và chức năng tự nhiên của trang web mà nó được đặt. Chẳng hạn như các trang web tin tức hoặc Social và thường có thể được cung cấp động cho mỗi người dùng xem nội dung.
Sponsored Content
Sponsored Content chủ yếu được sử dụng bởi các Influencers và các trang web nội dung. Các Influencers có thể thuê Performance Agency để được hỗ trợ sáng tạo, quản lý nội dung.
Loại Performance Marketing này bao gồm một bài đăng hoặc bài viết chuyên dụng quảng bá thương hiệu, sản phẩm để đổi lấy một số hình thức thưởng. Đôi khi khoản thưởng sẽ ở dạng sản phẩm miễn phí, trải nghiệm, hoặc khoản thanh toán dựa trên CPA, CPM hoặc CPC.
Các loại hình thanh toán của Performance Marketing
Dưới đây là các loại hình thanh toán phổ biến nhất trong Performance Marketing:
Cost per mile (CPM)
Đây là chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị. Loại này chi phí thấp do mức độ tương tác không cao (hoặc ít nhất là không thể dự đoán được).
Cost per click (CPC)
Đây là chi phí trả cho mỗi lượt nhấp chuột. Dạng này sẽ phù hợp với mục tiêu là hướng traffic về website thì nên xem xét sử dụng dạng quảng cáo này.
Cost per engagement (CPE)
Engagement thể hiện lượng tương tác. Nó có thể được đo bằng nhiều phương thức khác nhau, phổ biến nhất chính là lượt like, comment, share.
Cost per lead (CPL)
Đây là khoản chi phí dành cho khách hàng tiềm năng. Khi họ có các phản hồi hoặc hành động quan tâm đến sản phẩm của bạn như là điền form thông tin thì đây sẽ là chi phí trả cho hành động đó.
Cost per sale (CPS)
Đây là chi phí thanh toán cho mỗi đơn hàng. Bạn sẽ chỉ trả tiền nếu có đơn hàng được thực hiện. Nó là loại hình quảng cáo đắt nhất nhưng lại mang về nguồn lợi lớn.
Cost per acquisition (CPA)
CPA là hình thức thanh toán bao gồm tất cả các loại trên. Bạn sẽ chi trả phí cho đơn hàng, lượt nhấp chuột hoặc lượt điền form,…
Hy vọng những thông tin trên đây của Chúng Tôi đã giúp bạn hiểu được Performance là gì, từ đó có thể áp dụng và xây dựng những chiến lược quảng cáo hiệu quả cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!
Trong bối cảnh ngày nay, khi cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, Performance đã trở thành một thuật ngữ quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực Marketing. Performance đơn giản là hiệu suất và hiệu quả của một chiến dịch, chương trình hoặc sản phẩm, được đánh giá dựa trên các mục tiêu đã đề ra. Với vai trò quan trọng mà nó đóng vai trong Marketing, Performance là yếu tố quyết định sự thành bại, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp.
Vai trò của Performance trong Marketing không chỉ giới hạn ở việc đánh giá sự thành công hoặc thất bại của một chiến dịch, một sản phẩm hoặc một chương trình. Nó còn có khả năng tạo ra những thay đổi cần thiết và cung cấp những thông tin quan trọng để cải tiến và tối ưu hoá các hoạt động Marketing. Performance cung cấp cho các nhà tiếp thị các chỉ số đo lường và dữ liệu quantifiable để xác định hiệu quả của các hoạt động và định hướng cho sự phát triển trong tương lai.
Đối với các nhà tiếp thị, Performance cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đầu tư và phân bổ nguồn lực. Dựa trên kết quả đo lường được đạt được từ Performance, các quyết định về ngân sách, thời gian, và phương pháp tiếp cận sẽ được đưa ra để tối ưu hoá các chiến lược Marketing và đảm bảo rằng doanh nghiệp đạt được kết quả tốt nhất mà mình hướng tới.
Tuy nhiên, để đạt được sự đo lường Performance chính xác, các nhà tiếp thị cần áp dụng các công cụ, phương pháp và quy trình phù hợp. Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu, như Google Analytics hay các công cụ đo lường khác, có thể giúp xác định hiệu quả và phản hồi của khách hàng đối với các chiến dịch Marketing. Đồng thời, việc thiết lập các mục tiêu SMART (Specific, Measurable, Attainable, Relevant, Time-bound) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và đánh giá Performance.
Tổng kết lại, Performance là khía cạnh quan trọng và quyết định trong lĩnh vực Marketing. Nó không chỉ đo lường sự thành công và hiệu quả của các hoạt động Marketing mà còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng của chúng. Bằng cách sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích, đánh giá Performance một cách chính xác, các nhà tiếp thị có thể đưa ra quyết định thông minh và phát triển các chiến lược Marketing hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Performance là gì? Vai trò của Performance trong Marketing tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Hiệu suất (performance)
2. Đánh giá hiệu suất (performance evaluation)
3. Năng suất (productivity)
4. Đạt hiệu suất cao (high performance)
5. Hiệu suất kinh doanh (business performance)
6. Đo lường hiệu suất (performance measurement)
7. Hiệu suất học tập (academic performance)
8. Hiệu suất làm việc (work performance)
9. Đạt hiệu suất tiêu chuẩn (achieve performance standards)
10. Quản lý hiệu suất (performance management)
11. Tăng cường hiệu suất (improve performance)
12. Phân tích hiệu suất (performance analysis)
13. Đạt kết quả cao (high performance results)
14. Hiệu suất cá nhân (personal performance)
15. Ghi nhận hiệu suất (performance tracking)