Bạn đang xem bài viết Phân tích: Bài thơ Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hình ảnh đất nước quá đỗi quen thuộc với mọi người dân Việt Nam, đặc biệt hơn, ta sẽ càng thấy thêm yêu quê hương này qua lời kể của Nguyễn Khoa Điềm. Càng hiểu rõ hơn về cả một quá trình lâu dài đầy gian khổ mới có Đất Nước Việt Nam ngày hôm nay.
Phân tích bài thơ Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm:
Đất Nước thuộc chương 5 của trường ca “Mặt Đường Khát Vọng” được chia thành 2 phần: phần đầu nói về cội nguồn lịch sử, cách sống giản đơn hằng ngày của người dân Việt Nam, phần còn lại tác giả lấy đất nước làm nguồn cảm hứng từ đó khẳng định : Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân”
Ngay từ những câu thơ đầu tiên, nhà thơ đã đưa chúng ta về những câu chuyện mẹ kể, những câu chyện thần thoại cổ tích, những phong tục tập quán đã ăn sâu vào tiềm thức của Nhân Dân, về phương diện địa lí, cách diễn đạt gần gũi tạo cảm giác yêu thương trìu mến tạo nét thương mến với đọc giả. Bài thơ được thai nghén trong cuộc kháng chiến trường kì chống Mĩ cứu nước tại chiến trường Bình- Trị- Thiên khói lửa năm 1971
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa
Ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc.”
Đất Nước của nhà thơ còn gắn liền với cuộc sống rất đỗi giản đơn của người dân: cái kèo, cái cột, hạt gạo; với những hành động quen thuộc mà hầu hết phải lao động: xay, giã, giần, sàng.
“Cái kẻo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sang
Đất nước có từ ngày đó”
Gắn với đất nước còn có cả tình yêu của đôi lứa tha thiết mặn nồng, những tín vật của đôi lứa yêu nhau cũng có chất chứa cả tình yêu quê hương đất nước. Tác giả định nghĩa bằng hình hức chiết tự, và dù ở hình thức nào đi chăng nữa Đất Nước vẫn mang một ý nghĩa vẹn tròn
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khan trong nỗi nhớ thầm”
Những địa danh, danh lam thắng cảnh được tác giả thệ hiện đi cùng năm tháng với sự xuất hiện của Đất Nước: con chim phượng hoàng, núi bà đen, núi bà điểm. Hình ảnh gắn với cuội nguồn của lịch sử loài người đó chính là ” lạc long quân, âu cơ”, nhằm nhắc nhớ người đời sau không được quên
Đất Nước là một câu chuyện dài của sự nối tiếp, vì sao có được một đất nước như ngày hôm nay, đó là bao xương máu mà các anh hùng đã đổ xuống, bao cảnh tàn khốc đã diễn ra, nói ở đây để mai sau thế hệ nối tiếp thấy được mà góp công gìn giữ quê hương Đất Nước.
“Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau”
Và cho dù chúng ta là một dân tộc Việt Nam dù ở đâu, làm gì có cùng ở bên hay không ở bên thì tác giả vẫn khẳng định trong ” anh và em hôm nay ” đều có sự hiện diện của Đất Nước
“Hơn hết tác giả còn khẳng định
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước”
Lại một lần nữa quay về chiều rộng của địa lý, đất nước gắn liền với ” lối sống cha ông”, và cho ta thấy được hình dạng đất nước ngày hôm nay đã hiện hữu từ “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
Khác với các cuộc chiến tranh những người có công được nhớ mặt đặt tên, nhưng với Đất Nước tác giả còn khẳng định rằng không chỉ có những người được xứng danh mới có công đóng góp mà còn có những người không biết tên tuổi họ chiến đấu hết mình để bảo vệ Tổ quốc.
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước”
Đoạn kết tác giả một lần nữa khẳng định “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân”
Như vậy Nguyễn Khoa Điềm bằng những lý lẽ và dẫn chứng đầy thuyết phục đã khẳng định được vị trí, vai trò vô cùng to lớn của đất nước trong cuộc sống của mỗi con người. Gấp trang sách lại nhưng những hình ảnh về đất nước vẫn còn sống mãi trong long người đọc.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích: Bài thơ Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.