Bạn đang xem bài viết Phân tích bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phân tích bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên mang đến bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao kỹ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ hay.
Bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên giống như kịch bản phân cảnh của một bộ phim tài liệu, nói về một cuộc hành quân chiến đấu của những người lính Vệ quốc đoàn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích Nhớ trong bài viết dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: phân tích bài thơ Tiến Sĩ giấy, phân tích bài thơ Áo trắng, phân tích bài thơ Hoa cau.
Dàn ý phân tích bài thơ Nhớ
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Hồng Nguyên làm công tác văn nghệ trong quân đội và trở thành một nhà thơ được chú ý đến trong nền thơ ca kháng chiến chống Pháp. Thơ ông viết về nhiều đề tài nhưng thường tập trung thể hiện tình cảm đối với anh bộ đội, nói lên niềm tin son sắt vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
- “Nhớ” là bài thơ hay nhất của Hồng Nguyên, ghi nhận một trong những thành tựu xuất sắc đầu tiên của thơ ca chống Pháp viết về anh bộ đội. Bài thơ giống như “kịch bản phân cảnh” của một bộ phim tài liệu, nói về một cuộc hành quân chiến đấu của những người lính Vệ quốc đoàn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
2. Phân tích
a. Phân tích nội dung và chủ đề của tác phẩm.
Bài thơ “Nhớ” của nhà thơ Hồng Nguyên đã ngợi ca vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng mộc mạc, giản dị mà giàu lòng yêu nước, có lí tưởng cao đẹp, dũng cảm, tâm hồn lãng mạn, giàu chất thơ, có tinh thần cách mạng, ý chí chiến đấu và niềm lạc quan cách mạng dẫu kháng chiến nhiều khó khăn, gian khổ:
– “Nhớ” những ngày đầu vừa nhập ngũ, cùng nhau đứng dưới lá quân kì.
- Họ đã tự giới thiệu về mình thật vô tư, hồn nhiên, số lượng tuy không công bố cụ thể nhưng khá đông. Trình độ văn hóa cũng rất thấp và trình độ quân sự cũng chưa cao. Tuy nhiên ở “chúng tôi” có điểm đặc biệt đó chính là tinh thần cách mạng, ý chí chiến đấu và niềm lạc quan vẫn vui cười dẫu kháng chiến nhiều khó khăn.
- Những ngày đầu kháng chiến, các anh từ nhiều miền quê khác nhau hăng hái nhập ngũ, cùng nhau tập hợp về đây, cùng đứng dưới lá quốc kỳ. Họ là những người sống chân thực, khiêm tốn và cũng luôn náo nức với bao niềm vui của tuổi trẻ và trong cuộc đời mới.Ở họ quy tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp của quần chúng cách mạng.
- Những con người ấy đã từ luống cày mà bước ra, từ sau lũy tre làng bước tới. Hình ảnh này cũng giống với hình ảnh của những anh chiến sĩ trong thơ Chính Hữu. Họ từ “ nước mặn đồng chua”, từ miền quê nghèo “đất cày nên sỏi đá” để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và trở thành đồng đội. Đó cũng chính là ý thức chiến đấu, giải phóng dân tộc sâu sắc của anh bộ đội Cụ Hồ.
- Tuy là những người tứ xứ, không hẹn mà quen, nhưng không hề xa lạ. Họ vốn là những người nông dân lần đầu mặc áo lính, họ gắn bó với ruộng đồng, quen thuộc với cuộc sống thanh bình, không quen chuyện binh đao. Trong giai đoạn này người lính còn bị hạn chế về trình độ văn hóa, nhiều người còn chưa biết chữ…Cái quan trọng nhất mà họ có được đó là lòng nhiệt tình yêu nước và tinh thần lạc quan. Không hề ngập ngừng, sợ hãi, họ chủ động tìm giặc mà đánh với những vũ khí thô sơ.
- Cái thuở ban đầu đầy gian khó nhưng lòng các anh vẫn tràn đầy niềm vui và niềm tin yêu cuộc sống. Chính vì trong lòng luôn có sẵn niềm tin, niềm yêu như vậy nên dù bao khó khăn, thiếu thốn các anh vẫn vững vàng, chủ động “ áo vải chân không đi lùng giặc đánh”. Không ở đâu trên trái đất này, người chiến sĩ gánh trên vai trách nhiệm nặng nề, thiêng liêng nhất lại có một vẻ đẹp mộc mạc, bình dị đến thế !
- Người lính dường như chỉ có tay không này sẽ tạo nên tất cả, thiếu giáo gươm họ sẽ rèn nên gươm giáo, thiếu súng đạn sẽ tìm ra súng đạn.
( Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng )
-> Bài thơ biểu thị khí thế của cuộc chiến tranh nhân dân; nhân dân khi đã được giác ngộ lí tưởng cách mạng, với lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần căm thù địch, mọi người đều thể hiện dũng khí trong chiến đấu.
– Nỗi nhớ quê hương
- Người lính trong bài thơ không chỉ làm ta khâm phục mà còn khiến ta mến thương bởi ân tình của các anh đối với quê hương. Là những người nông dân mặc áo lính, từ nông dân mà ra nên dù có ra đi vì nghĩa lớn, dù có cách xa quê hương ngàn dặm thì mối tình quê vẫn không hề thay đổi, vẫn da diết trong sâu thẳm hồn các anh. Đến với quân ngũ, người lính đã để lại ở hậu phương, gia đình và những người thân yêu. Trong cuộc hành quân trường kỳ, gian khổ, cái đọng lại trong lòng mỗi người lính chính là nỗi nhớ quê da diết, cồn cào. Và cũng có thể nói tình yêu quê nhà vọng về trong nỗi nhớ.
– “Nhớ” tình đồng đội và sinh hoạt của người chiến sĩ trong quân ngũ
- Tình đồng đội được biểu hiện sâu sắc, đằm thắm trong sinh hoạt hằng ngày. Trên những chặng đường hành quân còn ghi lại bao kỉ niệm, bình dị mà ân tình, sâu sắc.
- Cuộc hành quân nhiều gian lao và khó khăn nhưng cũng có những khi phấn khởi bởi có được những lúc mộng mơ, đùa vui tếu táo. Tình nghĩa đậm đà ấy càng trở nên đáng nhớ hơn, bởi những tâm tình sâu kín được thể hiện thật nghịch ngợm, hóm hỉnh.
-> Tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, sâu nặng đã giúp họ vượt lên mọi khó khăn gian khổ.
- Với các anh cuộc đời lưu động là cuộc đời anh đã chọn nên mỗi bờ tre, mái rạ, mỗi đêm khuya “giường kê cánh cửa, bếp lửa khoai vùi” và cả những chặng đường hành quân tưởng chừng không dứt đều đã trở thành máu thịt. Tất cả, tất cả những kỉ niệm ấy đều gặp nhau ở mối tình quân dân cá nước mộc mạc mà cảm động
- Làng quê trong những năm đầu kháng chiến được miêu tả với tình cảm thân thiết, khai thác được nhiều cái mới của sinh hoạt tập thể, từ hình ảnh “nắng chiều đột kích mấy hàng cau” đến buổi “khai hội, yêu cầu, chất vấn”. Từ hình ảnh “ người mẹ già bắt rận cho những đứa con xa” đến phút chia tay đầy lưu luyến và có sắc thái riêng độc đáo về động tác và ngôn từ. Làm sao không nhớ được những làng quê đẹp, bình dị, giàu tình người như thế. Hồng Nguyên đã thành công trong việc khai thác bức tranh quê đẹp chan chứa ân tình.
– Nỗi nhớ, tình yêu thương đối với nhân dân và với đất nước.
- Tầm mắt được mở rộng hơn nên vì thế cũng đầy sự lạc quan và yêu đời. Lần lượt nhiều cảnh sắc nếp sống sinh hoạt được ùa về như những cảnh phim rộng với lời thơ thanh thoát, thảnh thơi…
- Nhớ lời dặn dò chân tình, đơn sơ mang phong vị miền Trung tahwms tình quân dân ẩn chứa niềm tin chiến thắng, khát vọng hoà bình của cả dân tộc .Cái tình quân dân cá nước sao mà tha thiết và gần gũi đến thế. Bao nhiêu kỷ niệm của làng quê về những con người, những tấm lòng của miền đất lạ đã in dấu và trong tâm hồn của người chiến sĩ. Và những kỷ niệm ấy sẽ không thể phai mờ theo năm tháng.
=> Bài thơ – mang chất sống của cuộc đời chiến sĩ gian lao và anh dũng, thể hiện tình cảm quân dân thắm thiết, tâm hồn sôi nổi, lạc quan của những người nông dân mặc áo lính.
b. Phân tích những hình thức nghệ thuật đặc sắc
-Trong cấu tứ, lời thơ, “Nhớ” kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể chuyện với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc. Hình ảnh, ngôn từ của “Nhớ” bình dị mà tinh tế, gợi cảm, chặt chẽ mà tự nhiên, phóng khoáng.
– Hồng Nguyên đã mạnh dạn đưa ồ ạt tiếng địa phương và khẩu ngữ vào thơ, ngôn ngữ thơ đậm chất miền Trung làm nên nét đặc trưng riêng của người con Thanh Hoá.
– Bằng việc chuyển hẳn thơ từ giọng ngâm sang giọng nói, ông đã góp phần làm cho thơ Việt chuyển hẳn sang một nội hàm và thi pháp mới.Chính vì vậy, bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên mãi mãi là viên ngọc sáng trong nền thi ca Việt Nam hiện đại.
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị của bài thơ, nêu cảm xúc của cá nhân hoặc bức thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người.
Phân tích bài Nhớ
Ra đời trong hoàn cảnh với những bài thơ viết về đề tài người lính. Bài thơ nhớ của Hồng Nguyên cũng đã đọng lại trong tâm trí người đọc những ấn tượng sâu sắc về đời sống của người lính trong kháng chiến chống Pháp.
Bài thơ Nhớ gồm 62 dòng, dòng dài nhất của 10 chữ được chia thành ba khổ thơ với ba mạch cảm xúc khác nhau. Nhưng ngay từ giây phút đầu tiên bài thơ đã chọn cho một hình thức thể hiện đất riêng đó là hình ảnh những người chiến sĩ vệ quốc đoàn trong những năm tháng trường kỳ kháng chiến.
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi một hai
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Với những câu thơ ngắn nhà thơ đã giới thiệu những người bạn đồng chí đồng đội của mình thật tốt đẹp và chân thành biết bao. Những hình ảnh người lính đó cũng giống như hình ảnh người lính trong thơ của Chính Hữu. Họ cũng xuất thân từ những cánh đồng chua mặn, từ những miền quê nghèo đất cày nên sỏi đá để rồi theo tiếng gọi của tổ quốc sẵn sàng lên đường. Điều đó thể hiện ý thức đấu tranh giải phóng dân tộc sâu sắc. Trong cuộc hành quân ấy điều đọng lại trong lòng mỗi người lính chính là nỗi nhớ quê hương da diết và tình yêu quê hương luôn vang vọng trong nỗi nhớ. Chỉ với những câu thơ ngắn đã tái hiện được nỗi nhớ da diết xao xuyến của những người lính khi lên đường đi chiến đấu.
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn mép ba lô
Tháng năm bạn cùng thôn xóm
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng
Kỳ hộ lưng nhau bờ cát trắng
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa
Mặc dù trên chặng đường hành quân có rất nhiều gian nan vất vả, có những lúc các anh đã mơ màng. Đó là hình ảnh của những cô thôn nữ khi về làm dâu, đó là những câu chuyện về vợ con người lính với những tiếng cười vui vẻ. Nỗi nhớ trong bài thơ của Hồng Nguyên còn được thể hiện ở cấp độ cao hơn đó là nỗi nhớ da diết tình yêu con người.
Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu động
Qua nhiều nơi không nhớ hết tên làng
Đã nghỉ lại rất nhiều nhà dân chúng
Điều đó có thể thấy tình quân dân ở nơi đây thật chân thành và gần gũi biết bao. Có biết bao kỷ niệm của người về những con người những tấm lòng nơi đất khách đã khắc sâu và tâm hồn người lính và những kỷ niệm này sẽ gắn bó và đồng hành cùng những người lính ấy không bao giờ tàn phai.
Bài thơ chính là nỗi nhớ của người lính khi lên đường ra chiến trận. Họ nhớ về quê hương, nhớ về những người thân yêu ruột thịt của mình và hơn hết đó là nỗi nhớ về những ngày hòa bình độc lập.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.