Bạn đang xem bài viết Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật bài Bến đò ngày mưa Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 10: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật Bến đò ngày mưa của Anh Thơ là một trong những chủ đề rất hay để viết văn.
Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật Bến đò ngày mưa mang đến bài văn mẫu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nắm được kiến thức để biết cách viết bài văn phân tích hay. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích yếu tố thời gian không gian trong đoạn trích Sự tích mặt đất và muôn loài, phân tích đánh giá truyện Sự tích mặt đất và muôn loài.
Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật Bến đò ngày mưa
Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ ca cận hiện đại, Anh Thơ đã đem đến cho đời những tác phẩm đặc sắc với cấu trúc, giọng điệu, bút pháp tân kì nhưng cũng đầy ảo ảnh, mê say. “Bến đò ngày mưa” là một tác phẩm như thế với từng nét vẽ thực, dù không bộn bề nhiều chi tiết nhưng đủ để gợi nên cái cảnh cũ hồn xưa của một thôn quê Bắc bộ thuở xa xăm với bến đò nhỏ ngày mưa gió. Cái hay của tác phẩm này là mỗi nét vẽ đều đượm chất hồn nhiên quyện lẫn sự trong trẻo trong tâm hồn thi nhân.
“Tre rũ rượi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ…”
Ngay từ những dòng thơ ca đầu tiên, người đọc dễ dàng hình dung về một khung cảnh miền quê nghèo Bắc Bộ với một loạt hình ảnh thân quen “dòng sông”, “con thuyền”, “bến đậu”… Trong không gian nghiêng nghiêng xa mờ ấy, những tạo vật “tre”, “chuối” hiện lên nhẹ nhàng, mượt mà với thú vui tựa những đứa trẻ khi không ngại “phơi mình tắm mưa”. Thủ pháp nghệ thuật nhân cách hóa được sử dụng khéo léo khiến người ta dễ liên tưởng, hóa ra cảnh vật thiên nhiên chốn quê cũng có chung nỗi niềm, chung sở thích dầm mưa lầy lội.
Tất cả chúng họa chăng giống như con người đều có cảm xúc vui, buồn đan xen trước khung cảnh xung quanh mình. Bên cạnh các động từ “chen”, “đứng”, “cắm”; tác giả còn cài cắm các tính từ cảm giác “ướt át”, “bơ phờ”, “rào rạt”… để khiến một tạo vật đều mang tâm hồn, sự sống riêng và “dám” nảy nở trong buổi chiều mưa. Bằng con mắt quan sát rất tình của thi sĩ, thiên nhiên hiện ra với dáng vẻ sao mà lay động nhưng cũng nhuốm màu đầy tâm trạng. Có lẽ, tác giả phải là người có con mắt tinh tế, một tâm hồn phiêu du lắm mới khám phá được nét riêng của tạo vật, mới cấp cho chúng một nét đẹp tâm hồn đến vậy.
Chỉ với vài câu thơ miêu tả, người đọc dễ dàng hình dung về khung cảnh chiều mưa ở một bãi vắng nơi miền quê hẻo lánh. Mưa bay khiến cho không gian và cảnh vật nhuốm màu tâm trạng. Hình ảnh “Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ” càng khiến người ta cảm nhận rõ cái nét tiêu điều, cô quạnh tới đáng thương của cảnh và vật giữa không gian rộng lớn. Có lẽ, mọi thứ chẳng có sợi tơ mảnh liên hệ nào. Xa lạ, thờ ơ, không gắn kết, không ràng buộc. Cái tình cảnh ấy phải chăng như nỗi lòng của con người cũng đang cô quạnh, lạnh lẽo nên mới cảm nhận tường tận đến thế?
Cảnh vật xung quanh bến đậu là vậy, trên bến vắng – trung tâm của bức tranh càng thêm vắng lặng, thê lương hơn trong màn mưa bàng bạc.
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo
Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu,
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.
Ở đây, ta thấy rõ, không gian thơ đã có sự chuyển dịch từ “sông” đến “bến”, từ “mưa” đến “lạnh lẽo”, từ “bến vắng” đến “quán hàng”. Thuyền không có khách nên thả trôi theo dòng nước đục, quán hàng không có người nên đứng co ro trông đến tội. Giữa bối cảnh đìu hiu ấy, hơi thở con người xuất hiện với hai hoạt động tưởng chừng đối nghịch hóa ra lại kết nối lạ thường.
Đó là “bác lái” ghé vào “hút điều”, đó là bà hàng “sặc hơi, ho”. Tác giả tiếp tục sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, nét chấm phá ít ỏi nhưng dễ dàng cảm nhận được hơi ấm quen thuộc của lòng người. Bức tranh bến đò ngày mưa vì thế mà có sức sống hơn. Thử nghĩ mà xem, nếu không có những tiếng động quen thuộc của con người ấy, mọi thứ cứ lạnh lẽo như “quán hàng không khách đứng co ro”. Thơ lúc ấy, cảnh lúc ấy chỉ còn là bề nổi, đâu còn là sự sống đa chiều, sắc sâu nữa.
Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ
Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.
Không gian ngoại vi bến đò càng thấm đậm hơi thở con người bởi sự xuất hiện của “người đến chợ”. Dù sức sống chỉ dừng lại ở mức “hòa hoằn người” nhưng bất chấp cơn mưa ảm đạm, họ vẫn “thúng đội đầu” như “đội cả cơn mưa”. Lối tả thực tác giả sử dụng ở đây đã khơi gợi những nét rất riêng của cảnh vật. Giữa khoảng hở lạnh giữa đất trời và lòng người, giữa cái khốn khó của đời sống sinh hoạt vốn đã đìu hiu trong ngày tạnh ráo, vậy ngày mưa thì còn lại gì?
Đặc biệt, hai câu thơ “Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ/Thúng đội đầu như đội cả trời mưa” cho thấy rõ cái tình của thi sĩ với cảnh và con người lao động. Họ có cuộc sống lam lũ, vất vả nhưng vẫn luôn có sự lạc quan, dạt dào trong lao động, trong tâm hồn. Dù mưa gió nhưng “vẫn đội cả trời mưa” chứng tỏ, con người làm chủ được cả không gian và vũ trụ, sẵn sàng vươn lên để thay đổi cuộc đời mình.
Câu thơ đẹp nhờ lối so sánh đầy nghệ thuật. Và hai câu kết chính là như vậy! Nhà thơ lấy động để nói tĩnh, gợi được cái vắng của sông “hoạ hoằn con thuyền ghé chở” và cái lặng, âm thầm của “bến lại lặng trong mưa”. Cái nỗi buồn của một hồn thơ vì thế trở nên đậm đà. Nỗi buồn ấy lặng lẽ như bến cô đơn đang cảm nghe mưa ngoài trời nay hoá thành mưa trong lòng của một hồn thơ bay bổng. Cả bài thơ không có lấy một chữ yêu hay thương nhưng thông qua những nét chấm phá nhẹ nhàng như thế, chúng ta cảm nhận được sự gắn bó tha thiết của tác giả với cảnh và người nơi miền quê.
Với cấu trúc chặt chẽ, ngôn ngữ dung dị mà đời thường cùng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa được sử dụng, bài thơ “Bến đò ngày mưa” của Anh Thơ mang đến cho người đọc cảm giác gần gũi, thân quen với những hình ảnh bình dị của bến đò ngày mưa. Thông qua đó là vẻ đẹp của con người cùng tình yêu quê hương kín đáo mà thi nhân gửi gắm. Thế mới thấy tâm hồn của thi sĩ Anh Thơ là một trái tim đa sầu đa cảm, khát khao được sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật bài Bến đò ngày mưa Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.