Bạn đang xem bài viết Phân tích tác phẩm Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phân tích tác phẩm Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh mang đến bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10.
Truyện ngắn Làm bạn với bầu trời là một trong những ký ức đáng nhớ về một tuổi thơ trong veo dẫu hoàn cảnh sống có ngặt nghèo của nhân vật Tèo. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu dưới đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích truyện Mua nhà, phân tích Chữ người tử tù.
Dàn ý phân tích Làm bạn với bầu trời
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
- Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn nổi tiếng được nhiều người yêu mến. Những tác phẩm của ông thường rất nhẹ nhàng, dung dị và rất đỗi đời thường. Thế nhưng ẩn sau đó là triết lý nhân sinh vô cùng ý nghĩa. Mỗi một tác phẩm đọng lại trong lòng bạn đọc rất nhiều dư vị cảm xúc.
- “ Làm bạn với bầu trời” của ông là câu chuyện chất chứa nhiều cảm xúc, không hẳn là dành cho trẻ em mà là cho những ai từng trải qua một tuổi thơ với bao ký ức đáng nhớ. Và đoạn trích phần đầu câu chuyện là một trong những ký ức đáng nhớ về một tuổi thơ trong veo dẫu hoàn cảnh sống có ngặt nghèo của nhân vật Tèo.
2. Thân bài
– Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm
Đoạn trích “ Làm bạn với bầu trời” của Nguyễn Nhật Ánh thể hiện cảm động những ước mơ trong trẻo và tình yêu thương của Tèo.
– Tèo là cậu bé phải chịu đựng nhiều nỗi bi thương, bất hạnh: Tèo có một cuộc sống không đủ đầy, không màu hồng như bao người bạn khác, những bất hạnh đã ập xuống đầu thằng nhỏ liên tục: Ngay từ nhỏ, cậu đã không ở với mẹ và không biết mặt cha ruột của mình. Không may bị tai nạn té suối, Tèo mất khả năng đi lại và phải sống trong sự dày vò cả về thể xác lẫn tinh thần. Cuộc sống không hề “bằng phẳng” với cậu.
– Thế nhưng, những biến cố đó không thể dập tắt đi tinh thần lạc quan và tâm hồn tràn đầy yêu thương của Tèo. Cậu vốn là “một thằng nhóc mặt mày sáng sủa, không có vẻ gì là đứa trẻ nhà quê dù từ bé tới giờ nó chỉ sống ở nông thôn”. Cậu biết rất rõ tình cảnh của mình “ không ngồi lên được”. Song bù lại Tèo lại có khiếu hài hước và tinh thần lạc quan dù thế giới của cậu giờ chỉ còn thu vào đôi mắt.
– Tèo biết tìm niềm vui qua đôi mắt của mình. Cậu dùng tình yêu thương để nhìn đời, nhìn người, trong tâm hồn thơ ngây, non nớt của đứa trẻ lên 8 luôn tràn ngập sắc màu của tình yêu thương để rồi chính tinh thần lạc quan, sự hóm hỉnh, thông minh, sáng dạ đã giúp cậu từng bước đi qua “ bóng tối” của cuộc đời.
– Tèo đã tự làm cho cuộc sống của bản thân trở nên thi vị và có ý nghĩa hơn. Cậu lấy bầu trời làm bạn, sách đọc làm thầy. Cuộc sống mỗi ngày trôi qua của Tèo vẫn vô cùng vui vẻ, thích thú. Cách Tèo nhìn cuộc sống thật ngọt ngào và vị tha pha lẫn chút ngây thơ của tuổi thơ: “Cậu nhỏ luôn tươi tắn nụ cười trên môi, ước mơ luôn trong mắt, nồng hậu, dịu dàng, cậu truyền tình yêu và lòng tin vào cuộc sống, hồn nhiên coi thường mọi bất hạnh”.
=>Tèo đã dùng trái tim ấm áp của mình để sưởi ấm cho cuộc sống, yêu thương bản thân và yêu thương mọi người xung quanh. Tèo có thể đau đớn về mặt thể xác nhưng tâm hồn của cậu thì không! Cậu luôn nhìn thế giới xung quanh với con mắt yêu đời và bình thản, thậm chí còn cảm nhận sâu sắc cuộc sống xung quanh mình với ánh nhìn của một đứa trẻ “già trước tuổi”. Tèo từng bước vượt qua những nỗi đau về thể xác bởi cậu luôn nhìn cuộc đời bằng một lăng kính lấp lánh sắc màu.
– Tèo luôn nhìn thấy sự may mắn trong hoàn cảnh kém may mắn của chính mình. Cậu bé luôn tươi tắn nụ cười trên môi và xem việc làm bạn với bầu trời cao xanh và khoáng đạt là một niềm vui lớn lao. Với cậu thì “Trên trời có mây đủ hình, có những cánh chim bay, thỉnh thoảng có những cánh bướm đủ màu lượn quanh cửa sổ. Những hạt mưa như có ai chấm lên người từng chấm lạnh. Như là ai đó dùng chiếc cọ nhúng vào mưa quét lên người chọc ghẹo…Thiên nhiên và con người hiền hòa đẹp dịu dàng mê mải, trong một không gian chỉ toàn những tươi vui và thương yêu ấm áp.”
– Bằng con mắt quan sát tinh tế, Tèo nhận ra bầu trời vô cùng trong xanh và tươi đẹp, trong tâm hồn trong veo của cậu, bầu trời ấm áp và khoáng đạt biết bao, rực rỡ ánh sáng và sắc màu. Ngắm nhìn bầu trời Tèo dường như quên đi những bất hạnh của mình trên mặt đất, cậu như được chắp thêm đôi cánh để bay lên – đôi cánh của trí tưởng tượng, niềm lạc quan và những ước mơ tuổi thơ.
=> Đoạn trích truyện đã có những khoảnh khắc khiến ta thổn thức khôn nguôi mặc dù vậy đồng thời nó lại được xoa dịu bởi những thước hình đẹp mắt và giản dị. Chúng hòa quyện với một giai điệu nhịp nhàng và dễ dàng dẫn dắt trái tim, tâm trí người đọc vào thế giới xinh đẹp của Tèo và những người bạn. Tèo là một phần của giá trị nhân văn trong văn chương mà Nguyễn Nhật Ánh luôn hướng đến. Ông muốn “mô tả cái tốt thật đẹp để người ta yêu thích nó” và viết về những điều tốt đẹp để người đọc có thể đón nhận với đầy đủ cảm xúc tích cực, trọn vẹn nhất. Những dòng chữ nhẹ tênh, như thoảng trong gió cái chênh chao khiến ta nghe lòng mình như có một giai điệu du dương chảy qua trong vắt, tưới mát lên trái tim cằn cỗi đã héo mòn đi vì sự lãnh đạm của cuộc sống hằng ngày. Phải chăng khi nhìn nhận cuộc đời một cách bao dung và rộng mở hơn thì tâm hồn ta cũng an nhiên đến bội phần!
– Phân tích những đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
– Lối viết nhẹ nhàng, bình dị, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu, đậm chất trẻ thơ, nhiều hình ảnh đẹp, trong sáng…đã đem đến cho độc giả những rung cảm mãnh liệt nhất. Bởi lẽ, đâu đó trong chúng ta vẫn luôn tồn tại một khát khao cháy bỏng được thỏa thích sống trong thế giới của mình – hạnh phúc, an nhiên…
– Nét khác biệt trong tác phẩm là ngôi xưng của nhân vật. Nguyễn Nhật Ánh dùng một cái tôi thứ ba khác để kể về cậu bé Tèo, đây là cách để Tèo có thể được quan sát, được nhìn nhận và thể hiện mình ở nhiều góc độ, đa dạng và phong phú hơn.
III. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị của tác phẩm, nêu cảm xúc của cá nhân hoặc bức thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người.
Phân tích Làm bạn với bầu trời
Xantưkôp Sêđrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm nghệ thuật bất tử? Ở tài năng hay ở tấm lòng của người cầm bút? Phải chăng, văn chương muôn đời là nơi mà người nghệ sĩ đã mang hiện thực vào trang viết của mình bằng tất cả tấm chân tình mà ẩn sâu trong đó là những tư tưởng, thông điệp quý báu trong đời để gửi gắm đến độc giả. Điều đó đã khiến cho những tác phẩm văn chương mãi sống hoài, sống lâu trong lòng những người yêu nghệ thuật mãi tận về sau. Một trong những tác phẩm đó ta không thể không nhắc đến truyện“ Làm bạn với bầu trời” của Nguyễn Nhật Ánh. Đây là câu chuyện chất chứa nhiều cảm xúc, không hẳn là dành cho trẻ em mà là cho những ai từng trải qua một tuổi thơ với bao ký ức đáng nhớ. Và đoạn trích phần đầu câu chuyện là một trong những ký ức đáng nhớ về một tuổi thơ trong veo dẫu hoàn cảnh sống có ngặt nghèo của nhân vật Tèo.
Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn nổi tiếng được nhiều người yêu mến. Những tác phẩm của ông thường rất nhẹ nhàng, dung dị và rất đỗi đời thường.Thế nhưng ẩn sau đó là triết lý nhân sinh vô cùng ý nghĩa. Mỗi một tác phẩm đọng lại trong lòng bạn đọc rất nhiều dư vị cảm xúc.Truyện “ Làm bạn với bầu trời” của ông thể hiện thật cảm động những ước mơ trong trẻo và tình yêu thương của Tèo.
Hạnh phúc của mỗi con người trong cuộc sống là được ước mơ, vui sướng của mỗi con người là chạm tay vào thành quả ngọt ngào, ước mơ của mỗi con người là được đặt tên mình vào núi non, sông nước, cũng như hành trình nhà văn khe khẽ điểm những ước mơ, khát vọng của nhân vật vào trang văn của mình ta mới hiểu được sự đẹp đẽ, vô ngần của cuộc sống được cất lên từ những điều thật dung dị mà xúc động biết bao! Đoạn trích phần đầu câu chuyện “Làm bạn với bầu trời”của Nguyễn Nhật Ánh là câu chuyện về cuộc đời của những con người phải chịu đựng nhiều nỗi bi thương, bất hạnh nhưng giàu tình yêu thương. Nhờ tình yêu thương mà bao điều kì diệu này nở và tỏa hương. Tèo là cậu bé phải chịu đựng nhiều nỗi bi thương, bất hạnh: Tèo có một cuộc sống không đủ đầy, không màu hồng như bao người bạn khác, những bất hạnh đã ập xuống đầu cậu bé liên tục: Ngay từ nhỏ, cậu đã không ở với mẹ và không biết mặt cha ruột của mình. Không may bị tai nạn té suối, Tèo mất khả năng đi lại và phải sống trong sự dày vò cả về thể xác lẫn tinh thần. Cuộc sống không hề “bằng phẳng” với cậu. Thế nhưng, những biến cố đó không thể dập tắt đi tinh thần lạc quan và tâm hồn tràn đầy yêu thương của Tèo. Cậu vốn là “một thằng nhóc mặt mày sáng sủa, không có vẻ gì là đứa trẻ nhà quê dù từ bé tới giờ nó chỉ sống ở nông thôn”. Cậu biết rất rõ tình cảnh của mình “ không ngồi lên được”. Song bù lại Tèo lại có khiếu hài hước và tinh thần lạc quan dù thế giới của cậu giờ chỉ còn thu vào đôi mắt.
Tèo biết tìm niềm vui qua đôi mắt của mình. Cậu dùng tình yêu thương để nhìn đời, nhìn người, trong tâm hồn thơ ngây, non nớt của đứa trẻ lên 8 luôn tràn ngập sắc màu của tình yêu thương để rồi chính tinh thần lạc quan, sự hóm hỉnh, thông minh, sáng dạ đã giúp cậu từng bước đi qua “ bóng tối” của cuộc đời. Tèo đã tự làm cho cuộc sống của bản thân trở nên thi vị và có ý nghĩa hơn. Cậu lấy bầu trời làm bạn, sách đọc làm thầy. Cuộc sống mỗi ngày trôi qua của Tèo vẫn vô cùng vui vẻ, thích thú. Cách Tèo nhìn cuộc sống thật ngọt ngào và vị tha pha lẫn chút ngây thơ của tuổi thơ: “Cậu nhỏ luôn tươi tắn nụ cười trên môi, ước mơ luôn trong mắt, nồng hậu, dịu dàng, câu truyền tình yêu và lòng tin vào cuộc sống, hồn nhiên coi thường mọi bất hạnh”.
Tèo đã dùng trái tim ấm áp của mình để sưởi ấm cho cuộc sống, yêu thương bản thân và yêu thương mọi người xung quanh. Tèo có thể đau đớn về mặt thể xác nhưng tâm hồn của cậu thì không! Cậu luôn nhìn thế giới xung quanh với con mắt yêu đời và bình thản, thậm chí còn cảm nhận sâu sắc cuộc sống xung quanh mình với ánh nhìn của một đứa trẻ “già trước tuổi”. Tèo từng bước vượt qua những nỗi đau về thể xác bởi cậu luôn nhìn cuộc đời bằng một lăng kính lấp lánh sắc màu. Tèo luôn nhìn thấy sự may mắn trong hoàn cảnh kém may mắn của chính mình. Cậu bé luôn tươi tắn nụ cười trên môi và xem việc làm bạn với bầu trời cao xanh và khoáng đạt là một niềm vui lớn lao. Với cậu thì “Trên trời có mây đủ hình, có những cánh chim bay, thỉnh thoảng có những cánh bướm đủ màu lượn quanh cửa sổ. Những hạt mưa như có ai chấm lên người từng chấm lạnh. Như là ai đó dùng chiếc cọ nhúng vào mưa quét lên người chọc ghẹo…Thiên nhiên và con người hiền hòa đẹp dịu dàng mê mải, trong một không gian chỉ toàn những tươi vui và thương yêu ấm áp.” Bằng con mắt quan sát tinh tế, Tèo nhận ra bầu trời vô cùng trong xanh và tươi đẹp, trong tâm hồn trong veo của cậu, bầu trời ấm áp và khoáng đạt biết bao, rực rỡ ánh sáng và sắc màu. Ngắm nhìn bầu trời Tèo dường như quên đi những bất hạnh của mình trên mặt đất, cậu như được chắp thêm đôi cánh để bay lên – đôi cánh của trí tưởng tượng, niềm lạc quan và những ước mơ tuổi thơ.
Đoạn trích truyện đã có những khoảnh khắc khiến ta thổn thức khôn nguôi mặc dù vậy đồng thời nó lại được xoa dịu bởi những thước hình đẹp mắt và giản dị. Chúng hòa quyện với một giai điệu nhịp nhàng và dễ dàng dẫn dắt trái tim, tâm trí người đọc vào thế giới xinh đẹp của Tèo và những người bạn. Tèo là một phần của giá trị nhân văn trong văn chương mà Nguyễn Nhật Ánh luôn hướng đến. Ông muốn “mô tả cái tốt thật đẹp để người ta yêu thích nó” và viết về những điều tốt đẹp để người đọc có thể đón nhận với đầy đủ cảm xúc tích cực, trọn vẹn nhất. Những dòng chữ nhẹ tênh, như thoảng trong gió cái chênh chao khiến ta nghe lòng mình như có một giai điệu du dương chảy qua trong vắt, tưới mát lên trái tim cằn cỗi đã héo mòn đi vì sự lãnh đạm của cuộc sống hằng ngày. Phải chăng khi nhìn nhận cuộc đời một cách bao dung và rộng mở hơn thì tâm hồn ta cũng an nhiên đến bội phần!
Đoạn trích“ Làm bạn với bầu trời” hấp dẫn người đọc không chỉ bởi nội dung đặc sắc của tác phẩm mà còn thể hiện sự sắc sảo về mặt nghệ thuật. Như một câu chuyện giản dị, nhẹ nhàng, lôi cuốn và hấp dẫn, chứa đầy bất ngờ cho đến trang cuối cùng, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng lối viết nhẹ nhàng, trong bình dị thấm đượm chất trữ tình và những bài học, suy ngẫm về lẽ sống, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu, đạm chất trẻ thơ, nhiều hình ảnh đẹp, trong sáng…đã đem đến cho độc giả những rung cảm mãnh liệt nhất. Bởi lẽ, đâu đó trong chúng ta vẫn luôn tồn tại một khát khao cháy bỏng được thỏa thích sống trong thế giới của mình – hạnh phúc, an nhiên…Nét khác biệt trong tác phẩm lần này, là ngôi xưng của nhân vật. Nguyễn Nhật Ánh dùng một cái tôi thứ ba khác để kể về cậu bé Tèo, đây là cách để Tèo có thể được quan sát, được nhìn nhận và thể hiện mình ở nhiều góc độ, đa dạng và phong phú hơn. Chính bởi sự tinh tế trong nghệ thuật đã tạo nên giá trị đặc sắc cho tác phẩm.
Văn chương ra đời để thực thi sứ mệnh giúp nhân loại nhìn thấy được những “rạng đông sáng ngời” ẩn giấu nơi ngõ ngách nào đó của cõi trần. Chẳng thế mà, âm điệu của nó chính là hợp xướng mà dàn đồng ca nhiệm màu về tình yêu thương chạm khẽ đến ngưỡng rung động vĩnh hằng, tựa tiếng hát ngân vang của trái tim nơi dừng chân trong tâm hồn, chốn người nghệ sĩ gửi gắm những bồi hồi, xao xuyến trong linh hồn đa cảm trước cuộc đời. Do đó, tình và tư tưởng trong văn như gió ngày xuân, nắng hạ sang hay trận mưa cuối thu, hoa tuyết giữa trời đông, để rồi từ đó, ta dùng đôi mắt để nhìn, dùng trái tim để cảm mà nhận ra rằng sẽ có một ngày đặc biệt giống như bây giờ, ta thấy lòng mình cháy rực khi ngồi đọc những trang sách của Nguyễn Nhật Ánh cùng tuyệt bút “Làm bạn với bầu trời” mà vấn vương theo tận vào giấc mơ đêm nay, ngày mai và mãi mãi sau này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích tác phẩm Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.