Bạn đang xem bài viết Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 bộ Cánh diều Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 12 năm 2024 – 2025 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 Cánh diều năm 2024 – 2025 mang tới những lời nhận xét, góp ý cho môn Ngữ văn lớp 12.
Phiếu góp ý SGK lớp 12 năm 2024 – 2025 chi tiết từng nội dung, đề nghị chỉnh sửa chi tiết từng trang, từng dòng, cùng lý do đề xuất cụ thể. Qua đó, sẽ góp phần đưa ra những ý kiến, đóng góp để cải thiện bộ sách giáo khoa lớp 12 mới trước khi đưa vào giảng dạy cho năm học 2024 – 2025. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Phiếu góp ý SGK Ngữ văn 12 Cánh diều
BẢN GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Môn: Ngữ văn; Lớp: 12
Bản mẫu sách giáo khoa: bộ Cánh diều
NỘI DUNG GÓP Ý
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
1.Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại (tập 1) |
22 |
Tại sao chi tiết kì ảo xuất hiện ở đây? |
Sửa: ở đây? => đoạn văn này? |
Câu hỏi khoa học hơn, cụ thể với đoạn văn được trích dẫn bên cạnh |
33 |
(Nguyễn Minh Châu, Toàn tập, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội, 2001) |
Sửa: tập 3 => tập 3 |
Bỏ phần in đậm để thống nhất trình bày |
|
34 |
3. Nhận diện, phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật ở các đoạn trích sau: |
Sửa: đoạn trích => đoạn văn/ ngữ liệu |
Để thống nhất với các ngữ liệu ở các bài tập khác và chính xác hơn (vì dưới ngữ liệu được trích dẫn không ghi nguồn (mà chỉ ghi tác giả) |
|
46 |
3. Truyện được kể từ điểm nhìn nào? |
Sửa: điểm nhìn nào => điểm nhìn của ai? |
Để phù hợp và logic hơn với các đáp án trong câu hỏi. |
|
3. Hài kịch (tập 1) |
99 |
1.Trong vở kịch Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ (Sếch-xpia), nhân vật Sai-lốc cho An-tô-ni-ô vay 3 000 đuy-ca… |
Sửa: 3 000 => 3000 |
Trình bày hợp lý hơn |
4. Văn tế, thơ (tập 1) |
121 |
7. Đoạn trích đem đến cho em những hiểu biết gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp? |
Sửa: hiểu biết gì => cảm nhận như thế nào |
Từ để hỏi phù hợp với đối tượng được nhắc đến trong câu hỏi hơn. |
127 |
3. Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các đoạn trích sau: |
Sửa: đoạn trích => ngữ liệu |
Để thống nhất với các ngữ liệu ở các bài tập khác và chính xác hơn (vì dưới ngữ liệu được trích dẫn không ghi nguồn (mà chỉ ghi tác giả) |
|
127 |
4. Viết một đoạn văn … thể hiện trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc … |
Sửa: đoạn trích bài thơ Việt Bắc => đoạn trích Việt Bắc |
Thừa từ |
|
135 |
10. Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết: “Thơ Nguyễn Bính…” đã đánh thức “người nhà quê” thế nào? |
Sửa: thế nào? => như thế nào? |
Câu hỏi khoa học hơn |
|
142 |
Chú ý các lí lẽ mà tác giả nêu |
Sửa: nêu => trình bày/ sử dụng |
Dùng từ khoa học hơn |
|
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I |
164 |
3.Nội dung chính của đoạn trích nêu trên kể về việc gì? |
Sửa: đoạn trích nêu trên => đoạn trích trên |
Thừa từ, để thống nhất cách dùng từ với các câu hỏi bên dưới |
2. Nhật kí, phóng sự, hồi kí (tập 2) |
54 |
2. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghịch ngữ trong các đoạn trích sau: |
Sửa: đoạn trích =>đoạn văn/ ngữ liệu |
Để thống nhất với các ngữ liệu ở các bài tập khác và chính xác hơn (vì dưới ngữ liệu được trích dẫn không ghi nguồn (mà chỉ ghi tác giả) |
67 |
(Khối vuông ru-bích, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1985 |
Sửa: Thêm dấu ngoặc đơn |
Sai chính tả |
|
4. Văn tế, thơ (tập 2) |
134 |
1.Đoạn trích trên sử dụng kết hợp thao tác lập luận nào? |
Sửa: kết hợp thao tác lập luận nào => kết hợp các thao tác lập luận nào |
Vì đã là “kết hợp” thì phải có từ 2 yếu tố trở lên. |
Gợi ý nội dung góp ý
- Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu SGK với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT để góp ý chỉnh sửa, bảo đảm nội dung không vượt quá yêu cầu của Chương trình môn học. hoạt động giáo dục.
- Xem xét tính chính xác, khoa học và sự phù hợp của các ngữ liệu/hình ảnh trong bản mẫu sách giáo khoa với đối tượng học sinh, đề xuất cách chỉnh sửa cụ thể đối với từng ngữ liệu/hình ảnh chưa phù hợp (nếu có).
- Xem xét các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm) của học sinh; đảm bảo cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 bộ Cánh diều Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 12 năm 2024 – 2025 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.