Bạn đang xem bài viết Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Ý nghĩa phong thuỷ Phổ Hiền Bồ Tát tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phật Phổ Hiền Bồ Tát được biết là một trong những vị Bồ Tát trong Phật Đại Thừa. Do đó, đây cũng được xem là biểu tượng phong thủy mang nhiều ý nghĩa. Thế nên, hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu ý nghĩa Đức Phật Phổ Hiền Bồ Tát phong thủy.
Phổ Hiền Bồ Tát là ai?
Địa vị
Đức Phật Phổ Hiền Bồ Tát có tên gọi khác là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la. Được biết trước khi xuất gia học đạo, Ngài làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm. Và sau đó, Ngài là một trong những vị Bồ Tát trong Phật Đại Thừa. Đức Phật đại diện cho sự bình đẳng trí tuệ, thấu hiểu và đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức, hạnh đức của Phật.
Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ tát của Phật Giáo (Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Phổ Hiền). Và được biết Đức Phật Phổ Hiền và Văn Thù là 2 vị thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, hai tay chắp lại đầy nguy nghiêm.
Hình tượng
Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, hai tay chắp lại đầy uy nghiêm. Ngài tượng trưng cho Lý, Định, Hành, cưới voi trắng 6 ngà và hầu bên phải đức phật Như Lai. Voi trắng tượng trưng cho trí thông minh có thể vượt lên khó khăn, 6 ngà tượng trưng coh chiên thắng sáu căn.
Sự tích
Trước khi rời nhà để học Đạo giáo, đức Phổ Hiền là con trai thứ tư của vua Vô Tránh Niệm và được gọi là Năng-đà-nô. Theo lời khuyên của vua cha, tân hoàng tử quyết định cúng dường Đức Phật và tất cả chúng sinh trong ba tháng. Lúc đó, quan đại thần Bảo Hải đã nhìn thấy và thuyết phục ông nếu Ngài có lòng làm được việc thiện thì hãy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề mà cầu được thành Phật.
Thái tử Năng-đà-nô ngay lập tức nói với Phật Bảo Tạng sau khi nghe lời khuyên giác ngộ, nguyện phát tâm Bồ Đề, tu thành Bồ tát.
Đức Bảo Tạng Như Lai nói ngay sau khi nghe lời tuyên thệ giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ của Năng-đà-nô thái tử nên đã gọi Ngài là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức. Sau khi đã thực hiện nhiều công việc Phật sự lớn nên được đến thế giới Bất Huyền thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai.
Ngài đã tu chăm chỉ để trở thành một vị Phật ở cõi Bất Huyền và hóa thành thần ở nhiều nơi trên thế giới để giáo hóa chúng sinh.
10 hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát
Một là thành tâm kính lễ các đức Phật.
Hai là khen ngợi, tán thán Như Lai.
Ba là thực hành hạnh cúng dường rộng rãi.
Bốn là ăn năn chừa bỏ các nghiệp chướng.
Năm là vui theo các công đức.
Sáu là thỉnh Phật thuyết pháp.
Bảy là thỉnh Phật trụ ở thế gian.
Tám là thường tu học theo lời Phật dạy.
Chín là luôn luôn tùy thuận lợi ích chúng sinh.
Mười là hồi hướng công đức khắp tất cả pháp giới.
Ý nghĩa của tên gọi Phổ Hiền Bồ Tát
Dịch âm thì Phổ Hiền có nghĩa là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la hoặc Tam-mạn-đà Bạt-đà. Phổ Hiền Bồ Tát là một tên gọi mang ý nghĩa đặc trưng như sau “Phổ” là “biến khắp” và “Hiền” là “ Đẳng Giác Bồ Tát” nên có thể hiểu Phổ Hiền là Đắc Giác có năng lực hiện thân khắp nơi, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.
Tượng phật Phổ Hiền Bồ Tát thường được thấy với diện mạo phúc hậu, tôn nghiêm và có nhiều trang sức, cưỡi voi trắng sáu ngà, tay cầm bông sen,.. Những hình ảnh đó mang ý nghĩa cho sự từ bi, cứu khổ phò nguy, giúp bạn tránh xa mọi cạm bẫy, gặp dữ hóa lành, thịnh vượng về công danh, tài lộc.
Phân biệt Phổ Hiền Bồ Tát & Văn Thù Bồ Tát
Văn Thù Bồ Tát có hình dáng được miêu tả trẻ trung. Bên tay phải Văn Thù Bồ Tát cầm lưỡi gươm đang cháy rực lửa dương cao ngút khỏi đầu. Tay trái Ngài ôm cuốn kinh Bát Nhã vào giữa trái tim. Ngài thường miêu tả là ngồi trên lưng sử tử xanh, đây là chúa tể ở rừng xanh, vô cùng mạnh mẽ và uy lực. Ngoài ra, Văn Thù Bồ Tát luôn mang trên người giáp nhẫn nhục có tác dụng tránh những mũi tên thị phi xâm phạm vào người.
Phổ Hiền Bồ Tát có hình dáng đội vương miện và phục trang nhiều châu báu. Phổ Hiền Bồ Tát ngồi trên voi trắng sáu ngà. Tay trái của Phổ Hiền Bồ Tát có cầm viên bảo châu hoặc bên tay phải sẽ cầm 1 cành hoa sen có chứa viên bảo châu ở phía trên đóa sen.
Trang sức Phổ Hiền Bồ Tát hợp người tuổi nào, mệnh nào?
Phổ Hiền Bồ Tát hợp tuổi và độ mệnh cho con giáp Thìn và Tỵ.
Đối với những người sinh năm Thìn: 1940 (Canh Thìn), 1952 (Nhâm Thìn), 1964 (Giáp Thìn),1976 (Bính Thìn),1988 (Mậu Thìn).
Đối với những người sinh năm Tỵ: 1941 (Tân Tỵ),1953 (Quý Tỵ),1965 (Ất Tỵ), 1977 (Đinh Tỵ),1989 (Kỷ Tỵ).
Cách chọn trang sức Phổ Hiền Bồ Tát
Với người tuổi Thìn thì tùy vào năm sinh bạn nên chọn những mẫu trang sức sau:
- Đối với người sinh năm 1964 tức tuổi Giáp Thìn với mệnh Hoả thì chọn trang sức Phổ Hiền Bồ Tát có màu đỏ, màu xanh được làm bằng đá mã não đỏ, cẩm thạch xanh ngọc.
- Đối với người sinh năm 1976 tức tuổi Bính Thìn với mệnh Thổ thì chọn trang sức Phổ hiền Bồ Tát có màu đỏ, nâu vàng làm bằng đá mã não đỏ, mắt hổ nâu vàng.
- Đối với người sinh năm 1988 tức tuổi Mậu Thìn với mệnh Mộc thì chọn trang sức Phổ Hiền Bồ Tát có màu xanh, đen làm bằng đá cẩm thạch xanh ngọc, đá núi lửa obsidian.
- Đối với người sinh năm 2000 tức tuổi Canh Thìn với mệnh Kim thì nên chọn trang sức Phổ Hiền Bồ Tát có màu nâu vàng, vàng, trắng làm bằng đá mắt hổ nâu vàng, đá mã não trắng.
Với người tuổi Tỵ thì tùy vào năm sinh bạn nên chọn những mẫu trang sức sau:
- Đối với người sinh năm 1965 tức tuổi Ất Tỵ với mệnh Hoả thì nên chọn trang sức Phổ Hiền có màu đỏ, xanh làm bằng đá mã não đỏ, cẩm thạch xanh ngọc.
- Đối với người sinh năm 1977 tức tuổi Đinh Tỵ với mệnh Thổ thì nên chọn trang sức Phổ Hiền có màu nâu vàng, màu đỏ được làm bằng đá mắt hổ nâu vàng, đá mã não đỏ.
- Đối với người sinh năm 1989 tức tuổi Kỷ Tỵ với mệnh Mộc thì nên chọn trang sức Phổ hiền có màu xanh, đen làm bằng đá cẩm thạch, đá núi lửa obsidian.
- Đối với người sinh năm 2001 tức tuổi Tân Tỵ với mệnh Kim thì nên chọn trang sức Phổ Hiền có màu nâu vàng, vàng, trắng làm bằng đá mắt hổ, đá mã não trắng hoặc cẩm thạch trắng.
Lưu ý khi sử dụng trang sức Phổ Hiền Bồ Tát
Khi sử dụng trang sức Phổ Hiền Bồ Tát bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Khi đeo những trang sức Phổ Hiền Bồ Tát bạn nên có lòng hướng thiện, tránh làm việc xấu.
- Không để trang sức ở nơi không sạch sẽ, ô uế.
- Không để trang sức bị dính bẩn.
- Không nên cho người lạ chạm vào trang sức có đính Phật Hiền Bồ Tát.
- Khi không dùng trang sức, bạn có thể dùng vải vàng hay đỏ bọc lại để ở nơi sạch sẽ.
- Bạn nên vệ sinh Phổ Hiền Bồ Tát trên trang sức bằng khăn bông, nước sạch và phần đàn hương.
Thcslytutrongst.edu.vn đã gửi đến bạn những thông tin về ý nghĩa Đức Phật Phổ Hiền Bồ Tát phong thủy. Muốn biết thêm thông tin thì hãy nghiên cứu thêm cùng Thcslytutrongst.edu.vn nhé.
Thcslytutrongst.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Ý nghĩa phong thuỷ Phổ Hiền Bồ Tát tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.