Router là thiết bị mạng dùng để phát sóng wifi cho người dùng truy cập Internet, từ đó bạn có thể kết nối mạng trên điện thoại, laptop dễ dàng hơn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về router wifi là gì và cấu tạo, chức năng của chúng một cách chi tiết nhé!
Router wifi là gì?
Router wifi hay còn gọi làbộ định tuyến wifi, là thiết bị cho phép bạn chia sẻ kết nối Internet của mình với máy tính bảng, tivi, điện thoại thông minh và các thiết bị wifi khác trong nhà thông qua sóng wifi.
Từ đó, chúng cho phép các thiết bị này truy cập Internet để đọc báo, xem phim, chơi game và các nhu cầu công việc online hàng ngày.
Cấu tạo của router wifi
Mỗi dòng router wifi mang thiết kế khác nhau để thu hút thị hiếu người dùng, cải thiện tốc độ phát sóng. Tuy nhiên, nhìn chung thì chúng bao gồm các đặc điểm tiêu biểu không thể thiếu như sau:
- 1 cổng WAN: Có nhiệm vụ tạo ra một lớp mạng riêng, cấp dải IP theo Default Gateway (thường có màu xanh hoặc vàng để dễ phân biệt).
- 2 cổng LAN: Cho phép người dùng nối từ modem chính đến các thiết bị đầu cuối như laptop, máy tính, tivi để sử dụng Internet thông qua cáp mạng. Tốc độ truyền mạng của mỗi cổng LAN khác nhau: Có loại 10/100Mbps, 10/100/1000Mbps.
- Ăng-ten: Gồm 2 loại (ăng-ten ngoài và ăng-ten ngầm). Tuy nhiên router có ăng-ten ngoài được sử dụng phổ biến hơn, số lượng ăng-ten càng nhiều thì tốc độ phát sóng wifi càng lớn.
Nguyên lý hoạt động
Router muốn phát được sóng wifi thì bạn cần phải kết nối router với modem qua cáp RJ45 ( dây LAN). Modem này sẽ được kết nối với đường truyền dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Dây cáp mạng nối từ cổng LAN trên modem chính thông qua các cổng WAN hoặc LAN để kết nối modem và router wifi. Hầu hết các thiết bị trong hệ thống mạng đều có IP riêng biệt, giúp định tuyến đường đi cũng như truyền tín hiệu trong môi trường Internet chính xác nhất.
Thời gian truyền dữ liệu của router rất ngắn, chắc chắn sẽ không làm gián đoạn đường truyền hay ngắt kết nối khi sử dụng dịch vụ Internet.
Router có nhiệm vụ packet (gói tin) giữa 2 hoặc nhiều hệ thống mạng với nhau. Nó là điểm phát sóng wifi để các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính bảng, tivi có thể kết nối thông qua sóng wifi.
Chức năng chính của router wifi
Router có chức năng gửi các gói dữ liệu mạng giữa 2 hoặc nhiều mạng, từ một tới nhiều điểm đích đến cuối cùng từ router.
Hay nói đơn giản hơn router vừa có thể kết nối wifi với điện thoại, máy tính bảng vừa kết nối mạng có dây với máy tính bàn, laptop, tivi.
Các loại Router
Wired router (Router có dây)
Router có dây thông qua dây cáp để kết nối trực tiếp với máy tính. Để nhận gói dữ liệu Internet thì 1 cổng của router kết nối với modem và để phân phối gói dữ liệu Internet phải có 1 cổng khác kết nối với máy tính.
Trong quá trình chuyển các gói dữ liệu trong mạng, router có dây sử dụng tường lửa (SPI) nhằm mục đích bảo mật.
Wireless router (Router không dây)
Router không dây thông qua dây cáp để kết nối trực tiếp với modem và nhận các gói dữ liệu Internet. Wireless router sử dụng 1 hoặc nhiều ăng-ten để phân phối dữ liệu thay vì truyền dữ liệu qua cáp đến máy tính.
Virtual router (Router ảo)
Khác với dòng router có dây và không dây, router ảo hoạt động bằng như một bộ định tuyến mặc định cho các máy tính cùng chia sẻ mạng.
Chúng sử dụng giao thức dự phòng bộ định tuyến ảo (VRRP) để hoạt động, giao thức này sẽ được kích hoạt khi router chính xảy ra sự cố lỗi, hư hỏng hoặc bị vô hiệu hóa.
Core router và Edgerouter
Core router được biết là bộ định tuyến có dây hoặc không dây, chúng chỉ phân phối dữ liệu internet trong cùng một mạng.
Edgerouter cũng là bộ định tuyến có dây hoặc không dây, tuy nhiên thay vì phân phối dữ liệu cùng mạng thì nó phân phối dữ liệu giữa một hoặc nhiều mạng khác nhau.
Cách chọn và sử dụng
Để chọn mua router wifi phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn có thể tham khảo các yếu tố sau:
- Phạm vi phát sóng: Đây là yếu tố quan trọng nhất, điều này được thể hiện qua số lượng và hiệu suất của ăng-ten. Bạn nên mua loại router có khả năng xuyên tường đối với tường nhà dày.
- Băng tần đơn, băng tần kép: Là số tần mà mạng không dây có thể hoạt động. Băng tần kép hoạt động ổn định và độ bền cao hơn băng tần đơn, tuy nhiên giá thành tương đối cao.
- Tốc độ kết nối tối đa của router: Là tốc độ cao nhất mà thiết bị có thể xử lý được, khoảng 150 – 1000 Mbps trở lên, điều này phụ thuộc vào gói cước và nhà cung cấp.
- Độ bảo mật của wifi: Để tăng tính bảo mật, người dùng nên chọn WP2, đây là dòng được đánh giá là độ an toàn cao nhất.
- RAM, bộ xử lý: RAM càng lớn, bộ xử lý càng mạnh thì tốc độ truyền tải dữ liệu càng nhanh và mượt mà.
- Chuẩn kết nối wifi: Được sử dụng phổ biến hiện nay là chuẩn N và chuẩn AC.
- Thương hiệu sản phẩm: Một số thương hiệu uy tín như: Asus, Tp-Link, D-Link.
Để sử dụng router cần có 1 đoạn dây LAN (8 lõi), bạn cắm 1 đầu vào modem và 1 đầu vào router wifi là đã có thể phát sóng wifi hoặc chia sẻ cổng cho nhiều thiết bị.
Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ cơ bản có được thêm một chút kiến thức về router wifi. Đồng thời qua đó biết thêm nhiều hơn về chức năng và công dụng của router wifi trong cuộc sống hàng ngày.