Bạn đang xem bài viết Sai số đồng hồ cơ – Nguyên nhân và cách để giảm sai số cực đơn giản tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong quá trình sử dụng đồng hồ cơ, chắc hẳn bạn đã từng gặp tình trạng đồng hồ chạy sai số. Vậy nguyên nhân sai số đồng hồ cơ do đâu và cách giải quyết như thế nào? Hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem ngay các sản phẩm đồng hồ cơ đang giảm giá SỐC
Sai số đồng hồ cơ là gì?
Sai số đồng hồ cơ hay còn được gọi là độ chính xác của một chiếc đồng hồ, nghĩa là khoảng thời gian trung bình mà đồng hồ cơ bị sai lệch so với thời gian chuẩn trong một ngày sau khi sử dụng. Độ sai số của một đồng hồ automatic sẽ thay đổi khác nhau mỗi ngày và phụ thuộc vào môi trường hay điều kiện mà bạn sử dụng đồng hồ.
Những yếu tố làm ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ cơ
Dưới đây là một số yếu tố làm ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ cơ:
Từ tính
Đồng hồ cơ là một trong những thiết bị dễ bị nhiễm từ nhất, dù đó là đồng hồ đã từng bị nhiễm từ và được khử từ thì nó vẫn có thể bị nhiễm từ lại.
Vì thế, để tránh trường hợp đồng hồ cơ bị nhiễm từ, bạn cần lưu ý không để đồng hồ cơ tiếp xúc với các nguồn có từ trường mạnh như tivi, tủ lạnh, loa,…
Nhiệt độ
Thông thường, nếu để đồng hồ cơ trong môi trường quá lạnh (dưới 8 độ C) hoặc môi trường quá nóng (trên 38 độ C) sẽ làm cho những thanh kim loại của đồng hồ bị giãn ra không đồng đều, đồng thời các hoạt động bên trong đồng hồ cũng theo đó mà chịu ảnh hưởng.
Để khắc phục tình trạng này, bạn không nên sử dụng đồng hồ hoặc bảo quản đồng hồ ở những nơi có nhiệt độ thấp hơn 5ºC hoặc cao hơn 35ºC.
Chịu lực tác động mạnh
Khi đồng hồ cơ gặp phải những tác động mạnh như sốc, rung lắc,… sẽ làm cho các bộ phận bên trong đồng hồ dễ bị nứt vỡ.
Nguyên nhân bởi các linh kiện của đồng hồ cơ đều rất mỏng và nhỏ, kết hợp lại với nhau nên rất dễ bị ảnh hưởng khi chịu tác động mạnh. Vì thế, bạn không nên đeo đồng hồ trong lúc chơi các môn thể thao và hạn chế các va chạm mạnh vào đồng hồ.
Bộ máy bị rỉ sét
Nếu bạn vô tình để đồng hồ cơ dính phải các loại hóa chất như dầu ăn, nước hoa, nước rửa chén, hoặc các loại nước có nồng độ muối cao như nước biển, mồ hôi,… thì các bộ phận chống nước của đồng hồ sẽ dễ bị ăn mòn, từ đó dẫn đến gỉ sét các linh kiện bên trong.
Vì thế, bạn nên thường xuyên vệ sinh đồng hồ bằng cách sử dụng khăn vải mềm nhúng nước và vắt thật khô để lau chùi đồng hồ sạch sẽ mỗi ngày nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế để đồng hồ tiếp xúc với các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh để bảo vệ an toàn cho đồng hồ nha.
Không nạp đủ năng lượng cho đồng hồ hoạt động
Khi bạn nạp năng lượng cho đồng hồ sai cách hoặc nạp nhưng không đủ theo mức quy định mà nhà sản xuất khuyến cáo cũng sẽ làm cho đồng hồ cơ bị sai số, hoạt động không ổn định.
Do vậy, bạn nên chú ý thực hiện quy trình nạp năng lượng cho đồng hồ đúng cách và đầy đủ để nó có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất nhé.
Bị khô dầu do không bảo dưỡng đồng hồ theo định kỳ
Hầu hết các dòng đồng hồ cơ sẽ được nhà sản xuất bôi một lớp dầu tại các bộ phận chân kính (jewels), giúp cho đồng hồ hoạt động một cách trơn tru, mượt mà và chính xác hơn.
Vì thế, nếu lớp dầu bôi trơn bị khô sẽ làm cho bộ máy hoạt động chậm chạp hơn. Để tránh tình trạng đó xảy ra, bạn nên thường xuyên đem đồng hồ đi bảo dưỡng định kỳ khoảng từ 2,5 – 3 năm/lần nhé.
Mức sai số cho phép của đồng hồ cơ
Mức sai số chung của các loại đồng hồ cơ
Hầu hết mức sai số cho phép của các dòng đồng hồ cơ là khoảng dưới 30 giây/ngày. Các loại đồng hồ cơ thường sẽ có mức sai số từ -20 đến +40 giây/ngày, tương đương với độ chênh lệch so với thời gian chuẩn là khoảng dưới 20 giây/ngày.
Các dòng cao cấp hơn thì có thể sai số -10 hoặc +10 giây/ngày. Ngoài ra, với dòng đồng hồ cơ có chứng nhận độ chính xác COSC thì độ sai số sẽ ít hơn, trong khoảng -5 đến +5 giây/ngày.
Mức sai số của đồng hồ cơ máy Nhật Bản
Nếu bạn chú ý quan sát thì thông thường trên nắp máy hoặc trên bề mặt số những dòng đồng hồ cơ đến từ thương hiệu Nhật Bản có ký hiệu Japan Movt thì mức sai số thường ở khoảng -15 đến +15 giây/ngày.
Bạn có thể hiểu đơn giản là mức sai số trong ngày của các dòng đồng hồ này có thể chậm tối đa 15 giây hoặc nhanh hơn 15 giây, tùy theo từng ngày mà mức sai số khác nhau.
Vì vậy, nếu dùng phép tính bằng cách nhân lên 30 ngày, thì sai số của đồng hồ trong một tháng là khoảng không quá 7 phút 30 giây.
Mức sai số của đồng hồ automatic máy Thụy Sỹ
Thông thường, các dòng đồng hồ cơ đến từ thương hiệu Thụy Sỹ có mức sai số nhỏ hơn rất nhiều so với đồng hồ Nhật Bản.
Các dòng đồng hồ Thụy Sỹ có mức sai số khoảng -10 đến +10 giây/ngày. Điều đó có nghĩa là nếu trong vòng một tháng, bạn nhân lên 30 ngày và kết quả cho ra là không quá -5 đến +5 phút thì đồng hồ của bạn đang hoạt động ổn định.
Mức sai số của đồng hồ automatic máy Chronometer
Đối với các dòng đồng hồ automatic máy Chronometer được chứng nhận của COSC thì sai số sẽ nhỏ hơn nữa, tầm khoảng -4 đến +6 giây/ngày.
Có thể hiểu là đồng hồ của bạn trong vòng một tháng không được chạy chậm hơn 2 phút hoặc không được chạy nhanh quá 3 phút.
Cách đo độ chính xác của đồng hồ cơ
Cách đo thủ công
Đo thủ công bằng cách đo độ lệch trong cả một ngày của đồng hồ cơ so với giờ nguyên tử.
Bạn thực hiện bằng cách truy cập vào bảng giờ nguyên tử, chờ đúng một số giờ nhất định nào đó có chỉ số là XX:XX:00. Sau đó, bạn thiết lập đồng hồ cơ chạy đồng bộ với số giờ nguyên tử là XX:XX:00.
Tiếp đến, bạn đợi trọng vòng 24 tiếng để biết được độ lệch giây trong một ngày là bao nhiêu. Bạn có thể lặp lại liên tiếp vài ngày để biết được độ lệch trung bình của đồng hồ cơ.
Cách đo bằng máy đo Timegrapher
Timegrapher là máy đo của các thợ thủ công chuyên nghiệp sử dụng để đo sai số của đồng hồ cơ. Khi sử dụng máy này bạn sẽ biết được độ lệch số ngay lập tức.
Bạn thực hiện bằng cách đặt đồng hồ chạy trên bệ của máy đo Timegrapher, nó sẽ tự động tính được độ sai số, nhịp đập và biên độ của bánh xe cân bằng trong đồng hồ. Thông qua các thông số đó, thợ chuyên nghiệp sẽ biết được độ sai số là bao nhiêu.
Nên làm gì để giảm sai số đồng hồ cơ?
Để giảm sai số đồng hồ cơ, bạn nên lưu ý như sau:
- Cách nhanh nhất để đồng hồ cơ hạn chế sai số và tránh mất nhiều thời gian đến các trung tâm sửa chữa thì bạn nên lên dây cót cho đồng hồ cơ thường xuyên, mỗi ngày một lần.
- Nếu bạn sử dụng đồng hồ cơ tự động thì nên đeo ít nhất 8 tiếng/ngày. Trường hợp đồng hồ có chức năng lên dây phụ thì bạn nên vặn ít nhất 15 lần/ngày, không được vặn quá nhiều có thể làm giảm tuổi thọ của đồng hồ.
- Nếu đồng hồ lên dây cót thủ công thì bạn nên tích trữ năng lượng cho đồng hồ mỗi ngày bằng cách vặn núm theo chiều kim đồng hồ (đến khi thấy chặt thì thôi) để đồng hồ được hoạt động trơn tru.
- Khi lên dây cót thủ công cho cả hai dòng đồng hồ cơ (thủ công và tự động), bạn nên lưu ý lên dây cót cho đồng hồ vào một thời gian cố định nào đó. Tránh sự cố quên sẽ làm cho đồng hồ thiếu năng lượng và dẫn đến các tình trạng sai số, khi năng lượng bên trong đồng hồ hết thì bộ máy sẽ dừng hoạt động.
- Sau khi đã làm hết các bước trên mà đồng hồ vẫn sai số quá nhiều so với chỉ số mà nhà sản xuất khuyến cáo thì bạn nên mang đồng hồ đến các trung tâm bảo dưỡng uy tín để tiến hành kiểm tra và sửa chữa nhé.
Trên đây bài viết về các nguyên nhân dẫn đến sai số đồng hồ cơ và cách để giảm sai số đơn giản. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới để Thcslytutrongst.edu.vn hỗ trợ bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sai số đồng hồ cơ – Nguyên nhân và cách để giảm sai số cực đơn giản tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.