Bạn đang xem bài viết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể Giải Sinh 12 Cánh diều trang 26, 27, 28, 29, 30 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể giúp các em học sinh lớp 12 nhanh chóng trả lời câu hỏi nội dung bài học trong SGK Sinh học 12 Cánh diều trang 26→30.
Soạn Sinh 12 Cánh diều Bài 5 giúp các em học sinh lớp 12 hiểu được kiến thức về cơ sở của sự di truyền, hình thành biến dị tổ hợp qua giảm phân và thụ tinh. Từ đó để học tốt chủ đề 2 Nhiễm sắc thể và các quy luật di truyền. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải Sinh 12 Bài 5 Cánh diều trang 26, 27, 28, 29, 30 mời các bạn cùng tải tại đây.
Trả lời Hình thành kiến thức kỹ năng
Câu hỏi trang 26
Quan sát hình 5.1 và cho biết nhiễm sắc thể được cấu tạo từ những thành phần nào?
Gợi ý đáp án
NST được cấu tạo từ DNA và protein loại histone.
Câu hỏi trang 26
Nêu các mức độ cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.
Gợi ý đáp án
Các mức độ xoắn:
– Sợi cơ bản
– Sợi nhiễm sắc
– Sợi siêu xoắn
– Chromatid
Câu hỏi trang 27
Dấu hiệu nào cho thấy nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
Gợi ý đáp án
Phân tử DNA là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử trong các tế bào sinh vật. Do chứa phân tử DNA nên nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene của tế bào, có khả năng lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền, điều hòa hoạt động của gene.
Câu hỏi trang 28
Quan sát hình 5.2 và cho biết các gene sắp xếp như thế nào trên nhiễm sắc thể.
Gợi ý đáp án
Các gene sắp xếp nối tiếp dọc theo phân tử DNA của nhiễm sắc thể
Giải Vận dụng Sinh học 12 Bài 5
Trong thực tiễn nghiên cứu tạo giống lúa, nhà nghiên cứu thường cho lai hai giống với mục đích thu được nhiều tổ hợp gene khác nhau, sau đó các tổ hợp này được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tiếp theo. Dựa vào cơ chế vận động của nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh, hãy giải thích tại sao nhà nghiên cứu có thể thu được nhiều tổ hợp kiểu gene khác nhau khi cho lai giữa hai giống lúa.
Gợi ý đáp án
Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu di truyền. Thông qua việc tìm hiểu các quá trình này, nhà nghiên cứu hiểu được cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể, cơ chế tạo thành các biến dị di truyền. Do nằm trên nhiễm sắc thể nên sự vận động của các gene bị chi phối bởi sự vận động của nhiễm sắc thể. Sự di truyền các tính trạng qua các thế hệ, tự xuất hiện các tính trạng mới ở thế hệ con có thể được giải thích do nhân đôi, phân li, tổ hợp và tái tổ hợp của các nhiễm sắc thể mang gene trong quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể Giải Sinh 12 Cánh diều trang 26, 27, 28, 29, 30 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.