Bạn đang xem bài viết Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì? Khác nhau như thế nào? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sổ hồng và sổ đỏ là 2 tên gọi của người dân tự đặt cho các loại giấy tờ liên quan đến đất đai, nhà cửa dựa trên màu sắc của nó. Tuy nhiên, để biết chính xác về khái niệm của 2 loại giấy tờ này, hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu một số thông tin dưới đây nhé. Hi vọng thông qua nội dung bài viết này, bạn có thể phân biệt cụ thể về mọi pháp lý cũng như tính chất, đặc điểm của từng loai giấy tờ liên quan đến tài sản như đất đai, nhà cửa.
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là tên gọi tắc của người dân dành cho “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp dành cho các khu vực ngoài đô thị như nông nghiệp, cây trồng lâu năm,… theo nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính.
Các loại đất được cấp sổ đỏ như:
– Đất nông nghiệp
– Đất lâm nghiệp
– Đất nuôi trồng thủy hải sản
– Đất trồng cây lâu năm,…
Đặc điểm hình dạng bên ngoài của giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai có màu đỏ. Vì thế, nhiều người thường gọi tắt là sổ đỏ. Sổ đỏ được cấp do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sở hữu khu đất.
Bên cạnh đó, sổ đỏ thường cấp theo hộ gia đình. Vì thế, khi chuyển nhượng đất đai hoặc thực hiện các giao dịch sự liên quan đến sổ đỏ nói chung. Điều càn chữ ký tất cả các thành viên trên 18 tuổi có trong hộ khẩu của gia đình.
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là tên gọi tắt của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cửa và đất đai do Bộ xây dụng cấp phép. Khu đất cấp sổ hồng thường là khu vực đô thị, thị trấn hay trung tâm thành phố. Đặc điểm nhận dạng của sổ hồng là nhìn vào bề ngoài của sổ có màu hồng đặc trưng.
Phần lớn sổ hồng được cấp cho người chủ sở hữu, vì thế việc chuyển nhương, mua bán được thực hiện khá nhanh và dễ dàng. Chỉ cần chữ ký của người đứng sở hữu sổ hồng là có thể thực hiện mọi giao dịch.
Thẩm quyền cấp sổ hồng:
– Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp sổ hồng cho tổ chức. Trường hợp chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp sổ hồng.
– Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp sổ hồng cho cá nhân.
Sổ đỏ và sổ hồng, sổ nào có giá trị hơn?
Về mặt pháp lý: Sồ đỏ và sổ hồng có giá trị pháp lý ngang nhau, không phân biệt rõ ràng giá trị của từng loại. Mỗi số thể hiện một giá trị tài sản riêng biệt. Sổ đổ ghi nhận tài sản về mặt đất đai, sổ hồng ghi nhận phần tài sản về mặt nhà cửa.
Về mặt giá trị: Trên thực tế, giá trị tài sản của sổ đỏ và sổ hồng phụ thuộc chủ yếu vào giá trị thực tế của thửa đất, nhà cửa mà bạn đang nắm giữ. Giá trị này phụ thuộc về vị trị đất, diện tích đất bao nhiêu, tình trạng nhà ở mới hay đã cũ,… cùng một số tài sản có giá trị liên quan đi kèm như cây trồng,…
Tham khảo thêm >>>> Đất nền là gì? Những điều cần lưu ý khi mua đất nền
Điều kiện cấp sổ đỏ, sổ hồng
Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai (sổ đỏ)
1. Theo luật đất đai 2003 (có hiệu lực từ 1/1/2004) quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau đây:
– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
– Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
– Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
– Người sử dụng đất quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật này.
– Người mua nhà ở gắn Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.
2. Luật đất đai năm 2013 quy định các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Theo điều 99 Luật đất đai năm 2013. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cửa (sổ hồng)
Muốn được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy này, cá nhân, tổ chức cần làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
– Bản sao một trong các giấy tờ: Giấy phép xây dựng; Giấy Quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở (đối với căn hộ chung cư); Giấy chứng nhận đầu tư (đối với căn hộ chung cư);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
– Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ
– Thoả thuận đồng ý bằng văn bản của chủ sử dụng đất ở đối với trường hợp chủ sở hữu nhà ở không phải là chủ sử dụng đất ở mà nhà ở được xây dựng tại các khu vực không thuộc diện phải có giấy phép xây dựng
– Giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thanh lý, hoá giá nhà ở
– Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội hoặc cho tặng
– Giấy Quyết định trao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương
– Giấy tờ về thừa kế nhà ở; bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về sở hữu nhà ở
– Giấy tờ xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với các trường hợp khác, trừ nhà ở thuộc các khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng
– Sơ đồ, bản vẽ nhà ở.
Tham khảo thêm >>>> Những trang web mua bán nhà đất uy tín nhất hiện nay
Cùng tìm hiểu sổ đỏ là gì? sổ hồng là gì? Điều kiện cấp sổ như thế nào? Với những thông tin bên trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 2 loại sổ giá trị về mọi pháp lý. Bên cạnh đó, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà cửa (hay còn gọi là sổ đỏ, sổ hồng) là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất đai, nhà cửa đó theo quy định của pháp luật ban hành.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì? Khác nhau như thế nào? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.