Bạn đang xem bài viết So sánh các kiểu gõ tiếng Việt Telex, VNI và VIQR trên UniKey tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trên bộ gõ tiếng Việt UniKey có bốn kiểu gõ tiếng Việt là Telex, VNI, VIQR và Microsoft. Tuy nhiên, nếu Telex là kiểu gõ được sử dụng nhiều nhất thì Microsoft lại ít khi (hầu như là không bao giờ) được sử dụng tới trong công việc hàng ngày của những người sử dụng máy tính.
Tải miễn phí UniKey cho máy tính
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính của Quốc gia Việt Nam (chiếm tới hơn 80%) ngoài ra, đây cũng là ngôn ngữ được hàng triệu kiều bào người Việt trên khắp Thế giới sử dụng để giao tiếp hàng ngày với nhau. Tiếng Việt cũng sử dụng bảng chữ cái La-tinh, các dấu, thanh để viết.
Dấu và nguyên âm đơn | Kiểu gõ Telex | Kiểu gõ VNI | Kiểu gõ VIQR |
Dấu sắc | s | 1 | ‘ |
Dấu huyền | f | 2 | ` |
Dấu ngã | x | 4 | ? |
Dấu hỏi | r | 3 | ~ |
Dấu nặng | j | 5 | . |
Xóa dấu | z | 0 | 0 |
ă | aw | a8 | a( |
â | aa | a6 | a^ |
ê | ee | e6 | e^ |
ư | uw | u7 | u+ |
ơ | ow | o7 | o+ |
ô | oo | o6 | o^ |
đ | dd | d9 | dd |
Với những người đã, đang cài đặt UniKey, chúng ta có bốn lựa chọn để gõ tiếng Việt, đó là Telex, VNI, VIQR và Microsoft, nhưng thực tế thì Microsoft hầu như không được sử dụng tới nên trong bài này chúng ta cũng chỉ đề cập tới ba kiểu gõ thông dụng nhất là Telex, VNI và VIQR.
Nguyên tắc chung khi gõ tiếng Việt bằng UniKey
- Trong tiếng Việt, có rất nhiều chữ cái (mẫu tự) có hai dấu, như: ứ, ừ, ở, ộ… nên khi cần nhập văn bản hoặc gõ nhiều, chúng ta nên chọn kiểu gõ nào mà các ký tự chính và dấu gần nhau để tiện thao tác và tiết kiệm thời gian cũng như tăng sự chính xác.
- Do các kiểu gõ khác nhau sẽ có những quy định khác nhau khi gõ tiếng Việt, nên cần phải nhớ chính xác quy tắc của kiểu gõ đó.
- Trạng thái của chữ viết hoa, chữ viết hoa có dấu hay không, phụ thuộc vào tình trạng kích hoạt của các phím SHIFT, CAPS LOCK hoặc bảng mã mà bạn đang sử dụng.
- Gõ chính xác ký tự chính, sau đó tới ký tự dấu. Ngoài ra, còn một số chú ý khác liên quan tới từng bộ gõ riêng thì các bạn có thể xem lại qua bài viết “Cách gõ tiếng Việt có dấu khi dùng kiểu gõ Telex, VNI và VIQR”.
Kiểu gõ Telex
Đây là kiểu gõ phổ biến và được lựa chọn sử dụng phổ biến nhất trên UniKey. Kiểu gõ này sử dụng các phím lặp (nhấn hai lần vào một phím) và các ký tự không có trong bảng chữ cái tiếng Việt để thực hiện.
Ưu điểm của cách gõ Telex:
- Ưu điểm lớn nhất và cũng là lý do mà đa số người Việt Nam đều lựa chọn cách gõ này là do tất cả các phím dấu đều được bố trí trong cùng khu vực với phím ký tự (ba hàng giữa bàn phím) nên ngón tay của người dùng sẽ không cần di chuyển quá nhiều quá xa.
- Có thể gõ đè phím dấu khác vào ngay sau từ bị sai dấu để sửa lại.
Nhược điểm của Telex:
- Với những người thường xuyên gõ, nhập liệu văn bản song ngữ (vừa có cả tiếng Việt lẫn ngôn ngữ nước ngoài khác) thì sẽ khá khó thực hiện và đôi khi sẽ gây ra khó chịu bởi chỉ cần gõ thêm ký tự dấu thì từ đó sẽ bị biến thành từ khác, mang nghĩa khác.
- Để có được chữ “ư” và “ơ”, nếu không quen, không biết sử dụng phím tắt thì sẽ khá khó gõ, do ký tự chính và ký tự dấu ở khá xa nhau.
- Thời gian đầu sẽ khó nhớ các dấu, không dùng quen thì khó có thể gõ chính xác được.
Kiểu gõ VNI
Ngoài kiểu gõ phổ biến là Telex, nhiều khi chúng ta cũng sử dụng UniKey để viết tiếng Việt trên một số chương trình như trình chỉnh sửa ảnh Photoshop hoặc tạo slide ảnh ProShow Producer. Và lúc này, kiểu gõ Telex không còn phù hợp, buộc ta phải chuyển sang một kiểu gõ khác.
VNI là kiểu gõ kết hợp, được công ty VNISoft tạo ra và sử dụng các phím chữ số để gõ dấu (hình bên dưới).
Ưu điểm của VNI:
- Có thể sử dụng trên bất kỳ phần mềm gõ tiếng Việt nào.
- Được đánh giá là thông dụng, dễ nhớ vì các dấu được sử dụng đều tượng hình, có thể nhìn thấy ngay trên bàn phím.
Nhược điểm của VNI:
- Cũng tương tự như ký tự “ư” và “ơ” trong kiểu gõ Telex, khi gõ “đ” bằng VNI, người dùng phải gõ “d9”, nhưng hai phím “d” và “9” ở xa nhau. Riêng với ký tự này thì Telex và VIQR lại tiện dụng hơn, nhanh hơn và giảm bớt thời gian thực hiện bởi chỉ cần gõ hai lần phím “d” (dd = đ).
Ký tự “ă” sẽ phải gõ a8, Telex tiện dùng hơn vì (aw = ă). - Một nhược điểm khác của kiểu gõ VNI là người dùng không thể gõ lặp để tạo ra dấu, nên các ngón tay luôn luôn phải di chuyển khi gõ dấu phụ.
- Với những người muốn nhập văn bản tiếng Pháp hoặc sử dụng bàn phím kiểu Pháp thì VNI có thêm một hạn chế khác, đó là phải thêm phím “SHIFT” khi gõ số.
- Tóm lại, với bàn phím kiểu Mỹ, kiểu gõ VNI nhanh hơn VIQR nhưng chậm hơn kiểu Telex.
Kiểu gõ VIQR
VIQR có nghĩa là VIetnamese Quoted Readable. Đây là kiểu gõ sử dụng các phím trực quan ngay trên bàn phím để gõ dấu hoặc có thể nói cách khác, VIQR gõ dấu trong tiếng Việt bằng các ký tự trong bảng mã ASCII.
Có thể nói đây là kiểu gõ có “lịch sử” nhất của UniKey. VIQR ra đời từ khá lâu, từ thời của các môi trường điện toán sử dụng bộ chữ 7 byte của Mỹ (thập niên 90). Tuy nhiên, nhược điểm của kiểu gõ này là không thể viết được tiếng Việt, hay chính xác hơn là các chữ có dấu. Chính vì thế, có một quy tắc được đặt ra, đó là sử dụng các dấu ASCII trên bàn phím Mỹ để tượng trưng cho các dấu trong ngữ pháp Việt Nam.
Do quy tắc này được một nhóm người Việt Nam khi tham gia vào nhóm Usenet Newsgroup đặt ra, nên thời gian đầu, nó còn có tên là “VietNet”. Sau này, chính nhóm đã chuẩn hóa nó và gọi theo tên mới là VIQR.
Ưu điểm của VIQR:
- Dễ nhớ.
- Không cần học, chỉ cần xem qua một lần cũng có thể nhớ, hiểu và viết được.
- Giải quyết được vấn đề với ký tự “đ”.
Nhược điểm của VIQR:
- Không thể gõ nhanh (chậm nhất trong cả ba kiểu gõ).
- Các từ được viết theo kiểu gõ này khá khó đọc.
Trên đây là một số thông tin về các kiểu gõ tiếng Việt của UniKey, cũng như các ưu điểm và nhược điểm của chúng. Tuy nhiên đây chỉ là cách gõ, để có thể gõ được tiếng Việt trên máy tính thì bạn cần bổ sung thêm font tiếng Việt nhé, một số Font tiếng Việt điển hình có thể sử dụng như sau:
- Bộ Font Full
- Bộ Font TCVN3
- Bộ Font VNI
- Bộ Font Unicode
- Bộ Font Thư pháp
- ….
Qua bài viết này, hy vọng người dùng sẽ hiểu hơn về ba kiểu gõ này cũng như các quy tắc mà chúng sử dụng để gõ tiếng Việt. Từ đó lựa chọn cho mình một kiểu gõ phù hợp nhất trong những trường hợp bắt buộc.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết So sánh các kiểu gõ tiếng Việt Telex, VNI và VIQR trên UniKey tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.