Bạn đang xem bài viết Soạn bài Con gái của mẹ – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 16 sách Chân trời sáng tạo tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn bản Con gái của mẹ sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 6.
Tài liệu Soạn văn 6: Con gái của mẹ, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2 sẽ được giới thiệu. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Soạn bài Con gái của mẹ – Mẫu 1
(1) Mở bài
Giới thiệu về văn bản Con gái của mẹ.
(2) Thân bài
a. Tình cảm người mẹ dành cho con
– Đôi nét về người mẹ:
- Họ tên: Nguyễn Thị Thu Hà.
- Nghề nghiệp: Nhặt ve chai, bán chổi ở chợ Hàn.
- Hoàn cảnh sống: không có nhà cửa, sống lưu lạc ở nhiều thành phố.
– Năm 2000, tại Hải Hòa, Hải Lăng, Quảng Trị, con tròn 8 tháng tuổi. Vì hoàn cảnh khó khăn nên mẹ phải bế con rời quê hương.
- Người con: Ngủ ngon lành trong tấm áo.
- Người mẹ: Ôm con đứng gốc đa chợ Cồn, thành phố Đà Nẵng. Người mẹ mệt lả, sữa chảy tràn ướt ngực. Khi có người biết hoàn cảnh muốn nhận nuôi con, nhưng nhất định không bỏ con.
– Năm 2002, Thuận Phước:
- Hai mẹ con đã được người tốt cho chỗ ở.
- Người mẹ đi bán vé số và đưa con đi khắp nơi.
- Người mẹ vui đến bật khóc khi thấy dòng chữ đầu tiên của con “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều”.
- Tiếng cười nói hồn nhiên của con giúp người mẹ có thêm sức lực.
– Năm 2005, con đã đỗ trường chuyên THPT chuyên Lê Quý Đôn. Người mẹ khóc vì hạnh phúc.
– Khi con đỗ đại học với thành tích tuyển thẳng, người mẹ một lần nữa bật khóc, cảm thấy tự hào về con.
=> Tình yêu thương, sự hy sinh vô bờ của người mẹ dành cho con.
b. Tình cảm người con dành cho mẹ
– Đôi nét về người con:
- Họ tên: Nguyễn Thị Lam Anh.
- Là một học sinh có thành tích học tập nổi bật: trúng tuyển vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), được tuyển thẳng vào Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) với mức học bổng toàn phần.
– Hành trình trưởng thành của Lan Anh:
- Không bao giờ đòi hỏi.
- Luôn yêu thương, kính trọng mẹ.
- Biết san sẻ gánh nặng với mẹ.
=> Tình yêu thương, lòng kính trọng và sự cố gắng vượt bậc để đền đáp công ơn mẹ.
(3) Kết bài
Khẳng định giá trị của văn bản Con gái của mẹ.
Soạn bài Con gái của mẹ – Mẫu 2
Câu 1. Tìm một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh.
- Nhưng con ơi, làm sao mẹ có thể bỏ con được. Nhìn vào khuôn mặt con, nước mặt mẹ chực trào.
- Mẹ đã bật khóc khi nhìn thấy dòng chữ đầu tiên con viết lên tường, vào ngày đầu tiên con biết viết tròn chữ.
- Mỗi lúc đưa con từ trường về phòng trọ, mệt nhoài nhưng tiếng cười nói hồn nhiên của con là mẹ có thêm sức lực…
Câu 2. Em cảm nhận thế nào về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ?
Lam Anh luôn kính trọng và yêu thương mẹ: cố gắng học tập tốt, nhận việc làm thêm để san sẻ gánh nặng với mẹ…
Câu 3. Theo em, giữa Lam Anh và mẹ, ai là điểm tựa tinh thần của ai? Vì sao?
Lam Anh và mẹ đều là điểm tựa tinh thần của đối phương. Bởi vì nhờ Lam Anh mà người mẹ có thêm động lực, sức mạnh để tiếp tục cuộc sống vất vả mưu sinh. Còn Lam Anh vì mẹ mà cố gắng học tập thật tốt.
Soạn bài Con gái của mẹ – Mẫu 3
1. Đôi nét về văn bản
– Theo Thái Bá Dũng, đăng trên báo Tuổi trẻ, số ra ngày 24 tháng 8 năm 2019.
– Bố cục
- Phần 1. Từ đầu đến “12 năm nay”: Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật.
- Phần 2. Tiếp theo đến “thiếu thốn, khô khát”: Tình cảm của người mẹ dành cho con.
- Phần 3. Còn lại: Tình cảm của con dành cho người mẹ.
– Tóm tắt: Nhận được tin con gái được tuyển thẳng vào đại học, chị Nguyễn Thị Thu Hà – người nhặt ve chai, bán chổi ở chợ Hàn vô cùng xúc động. Từ quê nhà Quảng Trị, chị lên Đà Nẵng kiếm sống. Khi có người biết hoàn cảnh muốn nhận nuôi con, nhưng nhất định không bỏ con. Chị làm công việc bán vé số để nuôi con. Khi con đi học, chị đã vô cùng xúc động khi thấy dòng chữ “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều”. Năm 2005, chị vỡ òa khi biết tin con mình đậu trường chuyên THPT chuyên Lê Quý Đôn . Thương mẹ vất vả, Lam Anh đã ra sức học tập và được tuyển thẳng vào Trường Đại học Duy Tân với mức học bổng toàn phần.
2. Đọc – hiểu văn bản
1. Tình cảm người mẹ dành cho con
– Đôi nét về người mẹ:
- Họ tên: Nguyễn Thị Thu Hà.
- Nghề nghiệp: Nhặt ve chai, bán chổi ở chợ Hàn.
- Hoàn cảnh sống: không có nhà cửa, sống lưu lạc ở nhiều thành phố.
– Năm 2000, tại Hải Hòa, Hải Lăng, Quảng Trị, con tròn 8 tháng tuổi. Vì hoàn cảnh khó khăn nên mẹ phải bế con rời quê hương.
- Người con: Ngủ ngon lành trong tấm áo.
- Người mẹ: Ôm con đứng gốc đa chợ Cồn, thành phố Đà Nẵng. Người mẹ mệt lả, sữa chảy tràn ướt ngực. Khi có người biết hoàn cảnh muốn nhận nuôi con, nhưng nhất định không bỏ con.
– Năm 2002, Thuận Phước:
- Hai mẹ con đã được người tốt cho chỗ ở.
- Người mẹ đi bán vé số và đưa con đi khắp nơi.
- Người mẹ vui đến bật khóc khi thấy dòng chữ đầu tiên của con “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều”.
- Tiếng cười nói hồn nhiên của con giúp người mẹ có thêm sức lực.
– Năm 2005, con đã đỗ trường chuyên THPT chuyên Lê Quý Đôn. Người mẹ khóc vì hạnh phúc.
– Khi con đỗ đại học với thành tích tuyển thẳng, người mẹ một lần nữa bật khóc, cảm thấy tự hào về con.
=> Tình yêu thương, sự hy sinh vô bờ của người mẹ dành cho con.
2. Tình cảm người con dành cho mẹ
– Đôi nét về người con:
- Họ tên: Nguyễn Thị Lam Anh.
- Là một học sinh có thành tích học tập nổi bật: trúng tuyển vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), được tuyển thẳng vào Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) với mức học bổng toàn phần.
– Hành trình trưởng thành của Lan Anh:
- Không bao giờ đòi hỏi.
- Luôn yêu thương, kính trọng mẹ.
- Biết san sẻ gánh nặng với mẹ.
=> Tình yêu thương, lòng kính trọng và sự cố gắng vượt bậc để đền đáp công ơn mẹ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Con gái của mẹ – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 16 sách Chân trời sáng tạo tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.