Bạn đang xem bài viết Soạn bài Cổng trường mở ra Ngữ văn lớp 7 chi tiết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cổng trường mở ra Ngữ văn là một chủ đề thú vị và đặc biệt được đề cập trong giáo trình Ngữ văn lớp 7. Môn học này không chỉ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức ngữ pháp và từ vựng, mà còn giúp khơi dậy tình yêu và đam mê với văn học. Qua việc khám phá cổng trường mở ra Ngữ văn, các em sẽ khám phá được một thế giới riêng biệt, nơi mà trí tưởng tượng và sáng tạo không gian không giới hạn.
Cổng trường mở ra là tác phẩm đầu tiên chúng ta được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Tác phẩm của nhà văn Lý Lan diễn tả được toàn bộ tấm lòng và tình yêu thương sâu nặng của người mẹ. Vậy hãy cùng Chúng Tôi soạn bài Cổng trường mở ra để tìm hiểu xem những tâm tư, tình cảm mà người mẹ gửi gắm cho đứa con của mình như thế nào nhé!
Soạn bài Cổng trường mở ra
Đôi nét về tác giả
Tác giả Lý Lan sinh năm 1957. Quê của tác giả Lý Lan ở Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. 8 năm đầu đời bà sống cùng mẹ ở Lái Thiêu. Sau khi mẹ Lý Lan mất, bà sống cùng ông bà ngoại, sau một thời gian thì gia đình bà về Chợ Lớn để định cư.
Bà từng chia sẻ, người thầy đầu tiên trong cuộc đời bà chính là bà ngoại. Bà ngoại vừa là mẹ vừa là thầy. Vì vậy, tình cảm của tác giả dành cho bà ngoại rất sâu sắc và thiêng liêng.
Tác giả Lý Lan từng tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học Anh văn ở Đại học Wake Forest. Bà cũng từng dạy học ở rất nhiều trường cấp ba cho đến đại học.
Tác giả Lý Lan là một người phụ nữ đa tài. Bà vừa là một nhà giáo, là nhà văn và đồng thời còn là một dịch giả nổi tiếng. Một số tác phẩm của bà có thể kể đến như Chàng nghệ sĩ (truyện dài, 1978), Cỏ hát (truyện ngắn, 1983), Ngôi nhà trong cỏ (tập truyện, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1984), Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen (Nhà xuất bản văn nghệ, 2008),…
Ngoài ra, bà còn được biết đến khi là dịch giả của tác phẩm Harry Potter. Với việc sử dụng ngôn từ dễ hiểu của mình, Lý Lan đã ghi lại rất nhiều dấu ấn trong lòng các độc giả của Harry Potter Việt Nam.
Đặc biệt hơn nữa, chúng ta không thể không kể đến tùy bút Cổng trường mở ra của bà đã được in trên tờ báo Yêu trẻ, số 166 phát hành ngày 1 – 9 – 2000. Cổng trường mở là tác phẩm mang đến rất nhiều cảm xúc, tâm tư và tình cảm đến độc giả.
Hãy cùng Chúng Tôi tìm hiểu trong nội dung soạn bài Cổng trường mở ra bạn nhé!
Tóm tắt bài Cổng trường mở ra
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tóm tắt tác phẩm Cổng trường mở ra trong nội dung Soạn bài Cổng trường mở ra một cách ngắn gọn nhé!
Cổng trường mở ra là tác phẩm thuộc thể loại nhật dụng được viết theo kiểu nhật kí của tác giả Lý Lan. Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ được. Mẹ không ngủ được không phải là vì lo lắng. Mà là vì mẹ bồi hồi nhớ lại mẹ của những ngày đầu đi học.
Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động. Mẹ bỗng nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên…
Người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật. Đây là một ngày lễ thực sự của toàn xã hội, khi mọi người ai cũng phải nghỉ việc để đưa con họ đến trường. Đây là nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai.
Đây cũng là tình cảm là niềm tin và là khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con. Cổng trường mở ra còn xem như một câu chuyện để mỗi học sinh cảm nhận về chính ngày đầu tiên đi học của mình.
Bố cục bài Cổng trường mở ra
Việc chia được bố cục một cách chính xác sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu được ý nghĩa của tác phẩm. Cùng Chúng Tôi tiếp tục soạn bài Cổng trường mở ra bạn nhé!
Bạn có thể chia bố cục soạn bài Cổng trường mở ra thành hai phần chính:
- Phần 1: Từ đầu cho đến thế giới mà mẹ vừa bước vào. Phần này diễn tả tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con mình.
- Phần 2: Phần còn lại. Phần này đã bộc tả được toàn bộ tình cảm của mẹ đối với con. Bên cạnh đó là cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ tương lai.
Nội dung bài Cổng trường mở ra
Nếu bạn nắm được nội dung trong soạn bài Cổng trường mở ra thì bạn có thể hiểu được điều khán giả muốn nói. Hãy cùng Chúng Tôi theo dõi trong nội dung soạn bài Cổng trường mở ra bạn nhé!
Nội dung của bài Cổng trường mở ra ghi lại tâm trạng lo lắng, không ngủ được trước ngày đầu tiên đi học của người con bé bỏng của mình. Bên cạnh đó, chính là những hồi tưởng về quá khứ của người mẹ.
Khoảnh khắc của ngày đầu tiên đi học, cùng người mẹ yêu quý đến trường trong ngày khai giảng đầu tiên đã thành một cảm xúc sâu lắng, bâng khuâng, xao xuyến. Ngoài ra đó chính là cảm xúc rạo rực khi bồi hồi nhớ đến ngày đầu đến trường của người mẹ.
Ý nghĩa bài Cổng trường mở ra
Đây là một trong những nội dung chính trong soạn bài Cổng trường mở ra. Cùng Chúng Tôi tìm hiểu nhé!
Cổng trường mở ra là những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng của người mẹ. Văn bản giúp ta hiểu thêm về tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con cái.
Bên cạnh đó là vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.
Câu hỏi, bài tập sgk trong soạn bài Cổng trường mở ra
Để độc giả có thể hiểu hơn về nội dung và ý nghĩa mà tác giả Lý Lan muốn gửi gắm đến chúng ta. Thì hãy cùng Chúng Tôi trả lời những câu hỏi và bài tập trong sgk soạn bài Cổng trường mở ra ngay sau đây nhé!
Câu 1 trang 8 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về Cái gì? Việc gì?)
Trả lời:
Trước ngày tựu trường đầu tiên của con, người mẹ không ngủ được. Khi con đã ngủ say, người mẹ lại xao xuyến nhớ lại những hoạt động trong ngày của con.
Mẹ bâng khuâng nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật. Ngày hội thực sự của toàn xã hội. Từ đó, thể hiện được sự tôn trọng và quan tâm lo lắng đến thế hệ trẻ.
Câu 2 trang 8 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó được thể hiện ở những chi tiết nào trong bài?
Trả lời:
Tâm trạng của người mẹ và đứa con hoàn toàn đối lập nhau. Đứa con thì vẫn háo hức, dễ dàng chìm vào giấc ngủ để đón chờ ngày mai đầy tươi đẹp. Còn người mẹ thì lại lo lắng cho tương lai của người con và xao xuyến khi nhớ về bản thân mình của những ngày đầu tựu trường xưa ấy.
Những cảm xúc đối lập này được thể hiện qua những chi tiết sau:
- Đứa con: “Giấc ngủ dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”, “Gương mặt thanh thoát, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”.
- Người mẹ: “Mẹ lên giường và trằn trọc”, “mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được”, “Đêm nay mẹ không ngủ được”,…
Qua những chi tiết về cảm xúc của người mẹ. Chúng ta vẫn chưa hiểu rõ lí do tại sao người mẹ lại không ngủ được. Cùng Chúng Tôi giải đáp soạn bài Cổng trường mở ra qua câu thứ 3 nhé!
Câu 3 trang 8 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
Trả lời:
Người mẹ không ngủ được là bởi vì người mẹ còn bận tâm nhiều điều về con. Mẹ hiểu được tầm quan trọng của buổi lễ khai trường đầu tiên. Đó chính là bước ngoặt lớn của của đời con. Nó mở ra cho con một thế giới đầy diệu kì. Người mẹ cũng muốn ghi lại trong lòng con cái rạo rực khi nghĩ về ngày khai trường.
Ngoài ra người mẹ còn bồi hồi nhớ lại ngày xưa của mẹ. Ngày mà mẹ đầu tiên đến trường.
Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ là:
- Mẹ không tập trung được việc gì cả.
- Mẹ lên giường và trằn trọc.
- Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Câu 4 trang 8 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
Trả lời:
Người mẹ không phải đang nói trực tiếp với con. Bà đang tâm sự với chính bản thân mình. Khi nhìn vào người con đang vô tư say giấc nồng. Người mẹ lại nhớ về những kỉ niệm, những kí ức và hồi tưởng về ngày đi học đầu tiên của chính bản thân.
Cách viết này đã bộc tả được toàn bộ những tâm tư và cảm xúc sâu lắng của người mẹ. Nó đã hoàn thành được việc làm nổi bật cảm xúc nhân vật.
Ngoài ra nó còn khắc họa được hoàn toàn trạng thái của người mẹ. Những tâm tư, tình cảm mà người mẹ không thể tâm sự trực tiếp với đứa con của mình.
Hãy tiếp tục khám phá hai câu hỏi soạn bài Cổng trường mở ra còn lại cùng Chúng Tôi nhé!
Câu 5 trang 8 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
Trả lời:
Câu văn trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ chính là “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.
Câu 6 trang 8 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Người mẹ nói: “… bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em thấy thế giới kì diệu đó là gì?
Trả lời:
Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ thế giới kì diệu đối với em đó chính là:
- Đó chính là thế giới về tâm hồn và cảm xúc đối với những người bạn và những người lái đò. Em học được cách trân quý những khoảnh khắc bên lũ bạn mỗi khi đến lớp. Hiểu được những tâm tư, tình cảm thiêng liêng của thầy cô dành cho chúng em. Cái thế giới mà những cảm xúc trong em hoàn toàn là những điều tốt đẹp và quý báu.
- Nó còn là một thế giới về kho tàng kiến thức. Những điều mà có lẽ em không thể nào mà biết nếu không bước qua cánh cổng trường kì diệu ấy. Những con số, những bài văn hay, những kiến thức về khoa học, lịch sử, địa lí hay là những bài đạo đức giúp chúng em nên người qua từng ngày. Sự dìu dắt tận tình của thầy cô đã mở ra cho chúng em một thế giới kiến thức bao la và rộng lớn. Đến nỗi mà chúng em phải dành cả đời người thì mới có thể hiểu và biết hết được.
Câu 1 trang 9 sgk lớp 7 tập 1 phần luyện tập
Sau khi đã giải đáp hết 6 câu hỏi trong phần soạn bài Cổng trường mở ra. Thì chúng ta hãy tiếp tục soạn bài Cổng trường mở ra với phần luyện tập nhé!
Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một có dấu ấn đậm sâu nhất trong tâm hồn mỗi người. Em có tán thành với ý kiến đó không? Tại sao?
Trả lời:
Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên. Bởi người ta thường nói những gì đầu tiên đều rất thiêng liêng và để lại cho chúng ta những ấn tượng khó quên.
Em cũng đã từng trải qua ngày khai trường đầu tiên ấy. Đến bây giờ em vẫn không thể quên được ngày đó. Ngày mà em có cặp xách mới, có sách vở mới, quần áo mới, bạn bè mới, thầy cô mới, môi trường mới.
Và em nghĩ rằng những bạn học sinh lớp Một luôn có mọi cảm giác bỡ ngỡ, hào hứng và đan xen chút lo lắng.
Ngoài ra, các bạn học sinh lớp Một luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi đây là lứa tuổi có sự chuyển biến nhận thức mạnh mẽ khi thay đổi môi trường.
Câu 2 trang 9 sgk lớp 7 tập 1 phần luyện tập
Hãy nhớ lại và viết thành một đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.
Trả lời:
Mỗi năm, cứ đến mùa tựu trường, mùa được gặp lại bạn bè và thầy cô, lòng tôi lại ngổn ngang cái xúc cảm nhớ về ngày khai trường đầu tiên. Tôi quên thế nào được cái ngày mà bầu trời quang đãng vô cùng. Ngày mà vạn vật xung quanh tôi như nhảy múa để đón chào ngày tôi bước vào cánh cổng trường cấp 1.
Tôi đã trải qua 7 mùa tựu trường. Ngày khai trường nào tôi cũng sẽ được mẹ chăm chút cho từng bộ quần áo mới, sách vở mới. Những khoảnh khắc, những kí ức về những ngày ấy cứ mơ hồ và vội vàng qua đi. Nhưng tôi vẫn không thể quên ngày khai trường đầu tiên của mình.
Ngày mà cảm xúc của tôi lẫn lộn. Tôi vui mừng, háo hức vì sắp trở thành học sinh lớp 1, sắp được học những môn học khác nhau thay vì chỉ làm mỗi toán và viết chữ như ở mẫu giáo. Tôi cũng xen một chút lo lắng và tò mò về mái trường mới, bạn bè và thầy cô mới.
Ngày hôm ấy tôi dậy rất sớm, mẹ cùng tôi chuẩn bị mọi thứ rất tinh tươm và sạch sẽ. Mẹ cũng nắm tay tôi đến trường như mọi lần. Nhưng lần này, tôi không còn đi con đường mà những ngày trước tôi đi nữa. Chúng tôi đi con đường mà ở đó có rất nhiều bạn nhỏ mặc đồ giống tôi, và các anh các chị cùng nhau đi học với sự hào hứng được gặp lại bạn mới.
Tôi nắm tay mẹ thật chặt, rải từng bước một đến ngôi trường thân yêu. Tôi đã thấy “CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI”, mẹ cũng bảo tôi là đã đến nơi. Trước khi vào mẹ dặn dò tôi đủ điều, phải nghe lời cô giáo, phải học thật ngoan và mẹ luôn tin tưởng tôi có thể làm được.
Vào đến trường, các bạn học sinh chạy quanh sân trường và nô đùa cùng đám bạn. Cảnh tượng này thật quen mà cũng thật lạ. Mẹ đưa tôi đến cô giáo. Cô nhìn rất hiền và xinh đẹp. Cô xoa đầu tôi và đưa tôi vào lớp. Ngay lúc này, các bạn học cùng lớp với tôi đã ngồi một cách ngay ngắn và ngoan ngoãn. Tôi nhìn mặt những người bạn mới của mình và nở một nụ cười thật tươi.
Từ khoảnh khắc ấy, tôi biết mình đã trở thành một cô học trò nhỏ. Ngày ngày, tôi có thể thu nạp được nhiều kiến thức mới và cùng lũ bạn cắp sách đến trường.
Thời gian cũng đã trôi qua rất lâu, tôi giờ đã lớn và cũng không còn học tại ngôi trường ấy nữa. Nhưng có lẽ cho đến mãi sau này thì tôi cũng không thể quên mái trường đầu tiên, ngày khai trường đầu tiên chưa nhiều cảm xúc bồi hồi và bâng khuâng ấy. Đó là những ngày tôi biết ước mơ của tôi là gì. Nó mãi hằn sâu trong kí ức và tâm hồn của tôi.
Trên đây là toàn bộ nội dung về soạn bài Cổng trường mở ra. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được nội dung và ý nghĩa tác phẩm Cổng trường mở. Hãy theo dõi Chúng Tôi mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin bạn nhé!
Cổng trường mở ra Ngữ văn lớp 7 là một chủ đề thú vị và cần thiết trong việc phát triển kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh cấp trung học. Qua việc tiếp cận môn học này, học sinh có thể khám phá văn hóa, lịch sử và tác phẩm văn học đa dạng từ các thời kỳ và nền văn hóa khác nhau trong cả nước và thế giới.
Việc học Ngữ văn đem lại cho học sinh những kiến thức sâu sắc và nhận thức rõ ràng về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội và con người. Qua việc phân tích và đánh giá các tác phẩm văn học, học sinh phát triển khả năng tư duy logic, phân tích và suy luận. Đồng thời, họ cũng học cách diễn đạt ý kiến và cảm nhận một cách sáng tạo và chính xác, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp và viết lách của mình.
Ngoài ra, việc học Ngữ văn còn giúp học sinh phát triển khả năng cảm nhận và đánh giá văn học. Qua việc tiếp xúc với những tác phẩm văn học nổi tiếng, họ được trải nghiệm và tìm hiểu về một loạt các cảm xúc, tình huống và giá trị nhân văn. Điều này giúp học sinh phát triển sự đa chiều, khả năng đồng cảm và hiểu biết sâu sắc về con người và thế giới xung quanh.
Môn Ngữ văn cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và cảm xúc của mình thông qua việc sáng tác và viết lách. Học sinh được khuy encour dử dụng ngôn ngữ một cách đa dạng, sáng tạo và đồng thời, rèn kỹ năng viết lách, cấu trúc câu chuyện và xây dựng nhân vật. Điều này khuyến khích học sinh phát triển sự tự tin trong việc biểu đạt bản thân và ý kiến riêng của mình.
Tổng cộng, việc mở cổng trường ra môn học Ngữ văn lớp 7 mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Chúng giúp cá nhân họ hiểu văn hóa, lịch sử và tác phẩm văn học, đồng thời, phát triển khả năng tư duy, cảm nhận, đánh giá và sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ và viết lách. Nó cũng khuyến khích học sinh phát triển lòng yêu thích văn chương và trở thành người đọc và người viết xuất sắc trong tương lai.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Cổng trường mở ra Ngữ văn lớp 7 chi tiết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Cổng trường
2. Ngữ văn
3. Lớp 7
4. Soạn bài
5. Chi tiết
6. Văn học
7. Người viết
8. Đoạn văn
9. Tiểu thuyết
10. Môn học
11. Kỹ năng
12. Phân tích
13. Tình huống
14. Văn bản
15. Cảm nhận