Bạn đang xem bài viết Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 77 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 77 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 8: Củng cố, mở rộng trang 77, sẽ được Thcslytutrongst.edu.vn giới thiệu đến các bạn học sinh.
Mong rằng tài liệu này có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 8 khi học bài nói và nghe. Nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 77
Câu 1. Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền các thông tin phù hợp:
Văn bản |
Thời điểm ra đời |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Hịch tướng sĩ |
Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285). |
Khích lệ tinh thần của binh sĩ |
Luận điểm 1: Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ. Luận điểm 2: Vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng. Luận điểm 3: Sai trái của tướng sĩ dưới quyền. Luận điểm 4: Lời kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”. |
Lí lẽ 1: Các bậc trung thần nghĩa sĩ từ xưa đến nay. Lí lẽ 2: Tội ác của giặc và nỗi lòng chủ tướng Lí lẽ 3: Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà. Lí lẽ 4: Kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược”. |
Dẫn chứng 1: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng,… Dẫn chứng 2: đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình,…; Ta thường… Dẫn chứng 3: Hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan… |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay) |
Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta |
Luận điểm 1: Nhận định chung về lòng yêu nước. Luận điểm 2: Biểu hiện của tinh thần yêu nước Luận điểm 3: Nhiệm vụ của nhân dân |
Lí lẽ 1: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn Lí lẽ 2: Lịch sử Hiện tại Lí lẽ 3: Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến |
Dẫn chứng 2: Quá khứ: Bà Trưng, Bà Triệu,.. Hiện tại: từ các cụ già tóc bác đến… |
Câu 2. Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin phù hợp:
Xác định luận điểm |
Hịch tướng sĩ |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. |
Luận điểm 1 |
– Đoạn từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”. – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song |
– Đoạn từ đầu đến “lũ cướp nước” – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn diễn dịch |
Luận điểm 2 |
– Đoạn từ “huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”. – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song |
– Đoạn từ “lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng” – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn phối hợp |
Luận điểm 3 |
– Đoạn từ “các ngươi ở cùng ta” đến “phỏng có được không” – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp |
– Đoạn từ “đồng bào ta” đến “lòng nồng nàn yêu nước” – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn phối hợp |
Luận điểm 4 |
– Đoạn từ “nay ta chọn binh pháp” đến hết. – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song |
– Đoạn từ “tinh thần yêu nước” đến hết – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp |
Câu 3. Từ các thông tin ở hai bảng trên, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.
– Một văn bản nghị luận phải có luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.
– Luận điểm phải chính xác, rõ ràng; Lí lẽ và bằng chứng phải chính xác, thuyết phục.
Câu 4. Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
– Giống nhau: Sử dụng các nhân vật có thật trong lịch sử
– Khác nhau:
- Hịch tướng sĩ: Các nhân vật của nước ngoài, nhằm làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ, vị vua, vì nước.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Các nhân vật của nước ta, nhằm làm nổi bật tinh thần yêu nước.
Câu 5. Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội, ghi vào vở các luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó.
– Học sinh tự tìm đọc.
– Gợi ý: Văn bản Lối sống đơn giản – xu thế thế kỉ XXI (In trong báo Văn nghệ, số Tết, 2002)
Luận đề: Lối sống đơn giản
– Luận điểm 1: Sống đơn giản là gì?
– Lí lẽ và bằng chứng 1: Hòa đồng với thiên nhiên, tự cân bằng; Tự lắng nghe tiếng nói của lòng mình, xem rõ điều mình thực sự cần là gì…
– Luận điểm 2: Lợi ích của việc sống đơn giản
– Lí lẽ và bằng chứng 2:
- Lí lẽ: Kiềm chế lòng tham; Bằng chứng: việc mua một căn nhà
- Lí lẽ: Biến mình thành một con người nhàn nhã và bình yên; Bằng chứng: một số tấm gương sống nhàn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 77 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 77 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.