Bạn đang xem bài viết Soạn bài Đi tàu trên sông Von-ga trang 116 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 33 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn bài Đi tàu trên sông Von-ga giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 116, 117, 118, 119.
Qua đó, giúp các em viết đoạn văn thuật lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường thật hay. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọcĐi tàu trên sông Von-ga – Tuần 33 của Bài 4 chủ đề Một mái nhà chung theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Soạn bài phần Khởi động – Bài 4: Đi tàu trên sông Von-ga
Nói về cảnh đẹp trong bức tranh của bài đọc.
Trả lời:
Bức tranh vẽ cảnh dòng sông vào lúc hoàng hôn. Khi mặt trời bắt đầu lặn, một màu đỏ cam bao trùm lên bức tranh ấy, cả bầu trời chuyển màu đỏ và cây cối cũng vậy. Con thuyền như cũng nhuốm màu hoàng hôn. Bức tranh gợi cảm giác thật êm đềm.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 4: Đi tàu trên sông Von-ga
Đọc và trả lời câu hỏi
Đi tàu trên sông Von-ga
Tôi còn nhớ rất rõ những ngày thu vô cùng đẹp đẽ ấy.
Suốt từ sáng đến tối, tôi với bà tôi đứng trên boong tàu. Dưới bầu trời trong sáng, đôi bờ sông Von-ga được mùa thu thêu lên một màu vàng óng như hai dải lụa. Con tàu màu gạch tươi đi ngược dòng sông, bánh lái uể oải khuấy động mặt nước xanh sẫm. Nó kéo theo ở đầu sợi dây cáp dài một chiếc sà lan xám trông giống như con bọ đất.
Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông, cảnh vật đổi mới từng giờ, từng phút. Những ngọn đồi xanh giống như những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọng của mặt đất. Hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc nom xa như những chiếc bánh. Thỉnh thoảng có chiếc lá thu vàng bập bềnh trên mặt nước.
– Cháu nhìn xem, đẹp chưa kìa! – Chốc chốc bà tôi lại nhắc lại, nét mặt bà rạng rỡ, đôi mắt rưng rưng vì vui sướng… .
Mác-xim Go-rơ-ki, Trần Khuyến, Cẩm Tiêu dịch
(:)
• Sông Von-ga (Volga): con sông lớn nhất nước Nga.
• Sà lan: một phương tiện vận chuyển hàng hoá trên sông, có đáng bằng, thành thấp.
Câu 1: Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa nào?
Trả lời:
Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa thu.
Câu 2: Đôi bờ sông Von-ga được so sánh với gì? Vì sao?
Trả lời:
Đôi bờ sông Von-ga được so sánh với hai dải lụa. Vì đôi bờ sông Von-ga được mùa thu thêu lên một màu vòng óng.
Câu 3: Cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 có gì đẹp?
Trả lời:
Cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 rất đẹp bởi:
Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông, cảnh vật đổi mới từng giờ, từng phút. Những ngọn đồi xanh giống như những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọng của mặt đất. Hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc nom xa như những chiếc bánh. Thỉnh thoảng có chiếc lá thu vàng bập bềnh trên mặt nước.
Câu 4: Chi tiết nào cho thấy bà của tác giả rất thích chuyến đi?
Trả lời:
Chi tiết cho thấy bà của tác giả rất thích chuyến đi:
Chốc chốc bà tôi lại nhắc lại, nét mặt bà rạng rỡ, đôi mắt rưng rưng vì vui sướng…
Câu 5: Em thích cảnh đẹp nào được tả trong bài? Vì sao?
Trả lời:
Em thích cảnh đẹp “Hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc nom xa như những chiếc bánh”. Hình ảnh này khiến cho các thành phố và làng mạc trở nên lộng lẫy và bắt mắt, phong cảnh rất nên thơ, hữu tình.
Câu 6: Nói câu thể hiện cảm xúc của em trước một cảnh đẹp thiên nhiên.
Trả lời:
Ôi khung cảnh này mới đẹp làm sao!
Xem – kể Bông lúa
Câu 1: Xem tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Bông lúa
Theo Truyện dân gian U-crai-na
Trả lời:
1. Ngày xưa có hai chú chuột tên là Crúc và Véc sống chung với một chú Gà Trống. Một hôm Gà Trống thấy một bông lúa mì.
2. Gà Trống đập bông lúa mì ra.
3. Hai chú chuột nghĩ cần đi xay bột
4. Gà Trống đi xay bột, làm bánh, nướng bánh.
5. Hai chú chuột nhận được bài học về sự lười biếng từ Gà trống, hai chú lúng túng bỏ đi. Gà Trống không giữ. Vì không nên mời kẻ lười biếng ăn bánh.
Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời:
Bông lúa
Theo truyện dân gian U-crai- na
1. Ngày xưa có hai chú chuột tên là Crúc và Véc sống chung với một chú Gà Trống.
Một hôm Gà Trống quét sân thấy một bông lúa mì rơi trên mặt đất.
– Crúc ơi, Véc ơi! Gà Trống gọi – Hãy xem đây, mình tìm được cái này!
2. Hai chú chuột cùng chạy lại nói:
– Đem đập đi!
– Nhưng ai đập? – Gà Trống hỏi.
– Không phải tôi. – Một con chuột nói.
– Cũng không phải tôi! – Con chuột kia cũng nói.
– Được, tôi sẽ đập! – Gà Trống bắt tay vào việc luôn. Đập xong lúa, Gà Trống gọi:
– Crúc ơi, Véc ơi! Hãy xem đây, mình đập được biết bao nhiêu hạt!
3. Hai chú chuột chạy đến, cùng bảo:
– Bây giờ mang hạt đến cối xay bột đi!
4. – Nhưng ai sẽ mang đi? Gà Trống hỏi.
– Không phải tôi, cũng không phải tôi! – Hai chú chuột cùng nói.
– Được, tôi sẽ mang đi – Gà Trống vác túi lúa trên vai và đến cối xay bột.
Hai con chuột lại nhảy nhót vui vẻ. Gà Trống trở về, cất tiếng gọi:
– Lại đây Crúc ! Lại đây Véc! Mình đã đem bột về đây!
Hai chú chuột vội reo:
– A! Anh Gà Trống, anh giỏi quá! Bây giờ phải nhà bột, đưa bột vào lò nướng thành bánh.
– Ai sẽ đưa bột vào lò? – Gà Trống hỏi.
Gà Trống bắt đầu nhào bột, mang củi đến và nhóm lò. Lò vừa cháy, gà đưa bột vào lò. Hai con chuột lại nhảy múa reo hò. Bánh chín, Gà Trống kéo ra, đặt lên bàn. Hai chú chuột vội chạy ngay đến, chẳng cần ai mời.
Một lần nữa, hai chú chuột lại nói:
– Không phải tôi!
– Cũng không phải tôi!
5. – Ồ! Đói quá! Crúc kêu lên.
– Mình thèm quá! – Véc cũng kêu lên.
Thế là hai chú chuột ngồi ngay vào bàn. Gà Trống nói:
– Đợi chút nào! Các bạn hãy nói cho biết, ai tìm ra bông lúa?
– Anh chứ ai – Cả hai cùng nói.
– Thế ai đập lúa? – Gà Trống hỏi.
– Anh đập lúa – Cả hai chuột lí nhỉ trả lời.
– Ai mang bột đến cối xay?
– Cũng lại anh – Hai con trả lời giọng càng nhỏ hơn.
– Ai nhào bột? Ai mang củi? Ai nhóm lò? Ai nướng bánh?
– Anh làm tất cả! Anh làm tất cả!
– Thế các bạn làm gì?
Biết trả lời thế nào? Crúc và Véc lúng túng, đi ra khỏi bàn. Gà Trống không giữ. Vì không nên mời kẻ lười biếng ăn bánh.
Viết sáng tạo
Câu 1: Nói về một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường dựa vào gợi ý:
a. Đó là việc gì?
b. Việc đó diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?
c. Có những di tham gì?
d. Công việc diễn ra thế nào?
e. Kết quả ra sao?
g. Cảm xúc của em hoặc các bạn khi tham gia việc đó?
Trả lời:
a. Trong một buổi ngoại khóa của trường, chúng em được học và hướng dẫn cách bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ thường ngày. Em đã có dịp chia sẻ với các bạn của mình và thầy cô về câu chuyện của mình về việc bảo vệ môi trường.
b.
– Vào một buổi sáng sớm, thức dậy, ra ngoài đường tập thể dục
– Nhìn thấy nhiều đống lá và giấy rác bay lung tung khắp đường
– Cảnh quan của khu xóm trông xấu đi
c.
– Công việc ban đầu có chút vất vả vì có ít thành viên
– Dần dần, nhiều người tham gia, cùng phụ giúp
d.
– Em và các bạn đã lên kế hoạch, quét dọn đường làng
– Không lâu sau, con đường đã trở lại vẻ đẹp ban đầu
e. Người dân trong làng cảm thấy hạnh phúc khi thấy đường làng luôn sạch đẹp.
g.
– Em rất vui khi góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào việc bảo vệ môi trường.
– Em cũng tự hào về bản thân vì đã làm được một việc tốt và em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, cùng các bạn của mình làm những điều ý nghĩa hơn giúp môi trường của chúng ta ngày càng xanh-sạch-đẹp.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) thuật lại một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Trong một buổi ngoại khóa của trường, chúng em được học và hướng dẫn cách bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ thường ngày. Em đã có dịp chia sẻ với các bạn của mình và thầy cô về câu chuyện của mình về việc bảo vệ môi trường. Vào một buổi sáng sớm, thức dậy, ra ngoài đường tập thể dục em bỗng nhìn thấy nhiều đống lá và giấy rác bay lung tung khắp đường làm cho cảnh quan của khu xóm trông xấu đi. Em và các bạn đã lên kế hoạch, quét dọn đường làng. Công việc ban đầu có chút vất vả vì có ít thành viên. Dần dần, nhiều người tham gia, cùng phụ giúp. Không lâu sau, con đường đã trở lại vẻ đẹp ban đầu. Người dân trong làng cảm thấy hạnh phúc khi thấy đường làng luôn sạch đẹp. Em rất vui khi góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào việc bảo vệ môi trường. Em cũng tự hào về bản thân vì đã làm được một việc tốt và em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, cùng các bạn của mình làm những điều ý nghĩa hơn giúp môi trường của chúng ta ngày càng xanh-sạch-đẹp.
Câu 3: Trao đổi với bạn những điều em thích ở bài viết của bạn.
Trả lời:
Em rất ấn tượng với bài viết của bạn Ngọc. Bạn kể về một buổi sáng sớm. Bạn Ngọc đã sử dụng một số hình ảnh đẹp như: “Người dân trong làng cảm thấy hạnh phúc khi thấy đường làng luôn sạch đẹp. Em rất vui khi góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào việc bảo vệ môi trường”. Câu văn trong bài của bạn rõ ràng, mạch lạc và có nhiều câu văn dài. Em thích nhất câu văn cuối bài của bạn vì đã thể hiện được cảm xúc của bạn sau khi làm được việc tốt bảo vệ môi trường.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 4: Đi tàu trên sông Von-ga
Câu 1: Chia sẻ với bạn về một bức tranh thiên nhiên.
Trả lời:
Câu 2: Nói 1 – 2 câu về hình ảnh em thích trong bức tranh.
Trả lời:
Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp và đây là bức tranh chụp vùng núi Sa Pa tuyệt đẹp. Ngắm nhìn bức tranh Sa Pa tớ cảm nhận thấy được ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng với đó là những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Không chỉ thể khí hậu nơi đây còn rất trong lành và mát. Khi đến đây cậu chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và thư giãn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Đi tàu trên sông Von-ga trang 116 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 33 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.