Bạn đang xem bài viết Soạn bài Hai đứa trẻ Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 40 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam. Sau đây, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Hai đứa trẻ, với những kiến thức vô cùng hữu ích.
Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải. Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Hai đứa trẻ
Trước khi đọc
Khi chờ đợi một điều gì đó quan trọng với bản thân, bạn thường có tâm trạng, cảm xúc như thế nào? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn trong lớp.
Hướng dẫn giải:
Khi chờ đợi một điều gì đó quan trọng với bản thân sẽ có tâm trạng hồi hộp, mong đợi hay háo hức.
Đọc văn bản
Câu 1. Chi tiết này cho thấy việc buôn bán của người dân phố huyện như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Chi tiết này cho thấy việc buôn bán của người dân phố huyện khá ế ẩm.
Câu 2. Qua chi tiết này, bạn hiểu thêm điều gì về nhân vật Liên?
Hướng dẫn giải:
Liên là cô gái đảm đang, khéo léo.
Câu 3. Bầu trời đêm và không gian phố huyện trong đoạn này được miêu tả qua điểm nhìn của ai?
Hướng dẫn giải:
Bầu trời đêm và không gian phố huyện trong đoạn này được miêu tả qua điểm nhìn của Liên.
Sau khi đọc
Câu 1. Tóm tắt nội dung câu chuyện được kể và chỉ ra đặc điểm cách xây dựng cốt truyện trong Hai đứa trẻ.
Hướng dẫn giải:
– Tóm tắt: Liên và An sống tại một phố huyện nghèo, được mẹ giao nhiệm vụ trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng bố bị mất việc nên phải chuyển về quê sống. Mẹ con chị Tí bán hàng nước , gánh phở của Bác Siêu, sập hát của bác Xẩm… đều là những kiếp người nhỏ bé, nghèo khổ nơi phố huyện nghèo. Liên cũng như bao người dân sống ở đây, ngày ngày họ đều trông ngóng để được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Hình ảnh chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
– Cách xây dựng cốt truyện: không có cốt truyện rõ ràng, các sự việc kể lại theo trình tự thời gian.
Câu 2. Bức tranh phố huyện đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào và có đặc điểm gì? Làm rõ ý nghĩa của việc miêu tả bức tranh ấy trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
– Bức tranh phố huyện được tác giả miêu tả theo trình tự thời gian.
– Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, vắng lặng và hiu quạnh.
– Ý nghĩa của việc miêu tả bức tranh: khắc họa cuộc sống nghèo nàn, tẻ nhạt của người dân phố huyện, bộc lộ nỗi buồn và đồng cảm trước cảnh ngộ đó.
Câu 3. Xác định ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản và cho biết tác dụng của ngôi kể, điểm nhìn ấy trong việc khắc hoạ nhân vật, thể hiện chủ đề, cảm hứng của tác phẩm.
Hướng dẫn giải:
– Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn trần thuật đặt vào nhân vật Liên.
– Tác dụng: khắc họa các nhân vật trở nên chân thực, góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng của tác phẩm rõ ràng, thuyết phục hơn
Câu 4. Nêu và phân tích ý nghĩa:
a. Một số câu văn, đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
b. Một số hình ảnh, chi tiết xuất hiện nhiều lần trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
a.
- Đoạn văn từ “Chợ họp giữa phố… mà cho chúng”
- Ý nghĩa góp phần khắc họa hình ảnh phố huyện nghèo lặng lẽ với những con người có cuộc sống kham khổ.
b.
- Hình ảnh con tàu
- Ý nghĩa: gợi về một quá khứ đẹp đẽ, hạnh phúc cũng như khao khát được quay trở lại.
Câu 5. Theo bạn, truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết theo phong cách sáng tác nào? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?
Câu 6. Một tác phẩm văn học có giá trị thẩm mĩ và nhân văn thường đánh thức ở người đọc ít nhất một điều gì đó sâu xa, tốt đẹp trong tư tưởng, tình cảm. Đối với bạn, Hai đứa trẻ có khả năng đánh thức như vậy không? Vì sao?
Câu 7. Tìm hiểu thêm về các tác giả sáng tác theo phong cách lãng mạn, phong cách hiện thực trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 và hoàn tất bảng sau bằng cách đánh dấu xác định phong cách sáng tác của tác phẩm, tác giả trong văn bản (làm vào vở) và lí giải:
Tên tác giả |
Tên tác phẩm |
Phong cách lãng mạn |
Phong cách hiện thực |
Thạch Lam |
Dưới bóng hoàng lan, Nắng trong vườn… |
||
Vũ Trọng Phụng |
Số đỏ, Giông tố… |
||
Nam Cao |
Lão Hạc, Chí Phèo… |
…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Hai đứa trẻ Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 40 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.