Bạn đang xem bài viết Soạn bài Hịch tướng sĩ Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 59 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là một văn bản có giá trị. Hôm nay, Thcslytutrongst.edu.vn muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 8: Hịch tướng sĩ.
Nội dung được chúng tôi đăng tải sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 8 trong quá trình chuẩn bị bài. Hãy cùng tham khảo sau đây.
Sơ đồ tư duy Hịch tướng sĩ
Soạn bài Hịch tướng sĩ
Trước khi đọc
Câu 1. Hãy kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta.
Một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta: Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn,…
Câu 2. Theo em, vì sao quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại?
- Tinh thần đoàn kết chống lại kẻ thù của quân và dân nhà Trần.
- Sự lãnh đạo tài ba của Hương Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn…
Đọc văn bản
Câu 1. Điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu tên.
Những bậc trung thần nghĩa sĩ, quên mình vì chủ.
Câu 2. Mối quan hệ vua – tôi, chủ tướng – tì tướng được Trần Quốc Tuấn viện dẫn làm cơ sở cho những lập luận kế tiếp.
– Nguyễn Văn Lập giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đấu, chống với quân Mông Kha đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu.
– Tì tướng Xích Tu Tư xông vào chỗ lam chướng xa xôi nghìn trùng, đánh bại quân Nam Chiếu trong vài tuần khiến cho quân trưởng đời Nguyên đến nay còn lưu tiếng tốt.
Câu 3. Những lí lẽ và bằng chứng được Trần Quốc Tuấn sử dụng nhằm lay động cảm xúc của các tì tướng.
– Lí lẽ 1: “Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.”
– Dẫn chứng 1: “Thác mệnh Hốt Tất Liệt đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.”
– Lí lẽ 2: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; … ta cũng cam lòng.”
– Dẫn chứng 2: Các ngươi không có mặc thì ta cho áo,… chẳng kém gì.
Câu 4. Các bằng chứng và lí lẽ Trần Quốc Tuấn sử dụng để khẳng định các tì tướng đang suy nghĩ và hành động không đúng.
– Lí lẽ: “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.”
– Dẫn chứng: “Lấy việc chọi gà làm niềm vui… hoặc mê tiếng hát.”
Câu 5. Những lí lẽ Trần Quốc Tuấn dùng để thuyết phục các tì tướng nghe theo lời khuyên của chủ tướng.
– Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà.
– Kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược”.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?
Khơi gợi lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước của binh sĩ, thuyết phục họ chuyên tâm rèn luyện Binh thư yếu lược.
Câu 2. Xác định bố cục của bài hịch và nêu rõ vai trò của từng phần trong việc thực hiện mục đích của bài hịch.
– Bài hịch bố cục thành 4 đoạn.
- Phần 1. Từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ.
- Phần 2. Tiếp theo đến “ta cũng vui lòng”: vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng.
- Phần 3. Tiếp theo đến “vui vẻ phỏng có được không?”: sai trái của tướng sĩ dưới quyền.
- Phần 4. Còn lại: lời kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”.
– Vai trò của từng phần:
- Phần 1: thông qua tấm gương của các trung thần thuở trước để nhắc nhở binh sĩ chân lí: những tấm gương trung thần nghĩa sĩ sẽ được lưu danh sử sách, từ đó khơi gợi ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với đất nước.
- Phần 2: khơi gợi lòng căm thù giặc của binh sĩ, giúp họ hiểu được tấm lòng của một vị chủ tướng.
- Phần 3: nhắc lại ân tình của Trần Quốc Tuấn với binh sĩ để nhắc nhở lòng trung thành và cách sống hợp đạo lí, qua đó phân tích cho binh sĩ những sai lầm của bản thân và cần thay đổi.
- Phần 4: kêu gọi binh sĩ chuyên tâm học tập Binh thư yếu lược.
Câu 3. Hãy chỉ ra những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch. Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân lịch sử này để minh chứng điều gì?
– Điểm chung: họ đều là những bậc trung thần nghĩa sĩ.
– Chứng minh: những tấm gương trung thần nghĩa sĩ sẽ được lưu danh sử sách.
Câu 4. Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng nào?
Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến:
– Sự ngang ngược và tội ác của giặc:
- Đi lại nghênh ngang ngoài đường.
- Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ.
- Đòi ngọc lụa, thu bạc vàng.
– Những suy nghĩ, hành động của chủ tướng:
- Đau đớn đến không ăn, không ngủ được; khát vọng tiêu diệt, đánh đuổi kẻ thù, dẫu phải hi sinh thân mình
- Cung cấp mọi điều kiện thuận lợi cho các tì tướng trong công việc; chăm lo nâng cao đời sống cho các tì tướng
- Chia sẻ buồn vui như những người thân thiết nhất, sống chết có nhau cùng các tì tướng
– Những việc làm của các tì tướng:
- “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn”
- “làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”
- Mải mê thú vui riêng, chỉ biết chăm lo cho gia đình riêng nhỏ bé
Câu 5. Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng?
– Lí lẽ: nhắc lại ân tình với các tì tướng, phê phán hành động hưởng lạc sai trái, khẳng định thái độ đúng đắn là phải cảnh giác
– Bằng chứng:
- Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức;…
- Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát.
- Nếu có giặc Mông Thát tràn sang… tướng bại trận.
Câu 6. Tác giả đã chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng? Hãy phân tích một ví dụ mà em cho là tiêu biểu cho cách diễn đạt đó.
- Cách dùng từ ngữ đậm chất khuyên nhủ, ân tình.
- Dùng hình thức hỏi nhưng để khẳng định.
- Ngắt nhịp câu văn khi dồn dập, thôi thúc; lúc thì chậm rãi, tỉ tê tâm sự
- Diễn đạt giàu hình ảnh
- Diễn đạt hô ứng hiệu quả cộng hưởng.
Câu 7. Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ nào để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước?
- Các tì tướng luôn phải cẩn trọng, không để “mất bò mới lo làm chuồng”.
Các tì tướng nên chăm rèn tập võ nghệ, học tập binh thi thì có thể trở thành người tài giỏi, đánh bại kẻ thù, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, trong đó có chính bản thân các tì tướng. - Các tì tướng chỉ có một lựa chọn là chăm rèn luyện võ, học tập binh thư yếu lược nếu không sẽ là kẻ thù của chủ tướng.
Câu 8. Từ bài hịch này, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?
- Đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục
- Lập luận rõ ràng, sắc bén
- Kết hợp sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hỗ trợ.
Viết kết nối với đọc
Đề bài: Viết đoạn văn ( khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
Gợi ý:
Từ xưa đến nay, con người Việt Nam luôn sống tình nghĩa, coi trọng lòng biết ơn. Điều này đã trở thành một truyền thống đáng tự hào của dân tộc. Từ trong quá khứ, Trong quá khứ, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên hay tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn các bậc anh hùng có công với đất nước như lễ hội đền Hùng, hội Gióng, hội Gò Đống Đa… Đến cả Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc – cũng hiểu rất rõ truyền thống này nên dặn dò thế hệ sau: “Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác mong rằng nhân dân Việt Nam muôn đời trân trọng, biết ơn với những hi sinh của thế hệ trước, mà cụ thể là vua Hùng để từ đó, soi chiếu vào bản thân, tự hiểu trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, dân tộc. Ở hiện tại, Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành một sự quan tâm, động viên tới những bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập của nước nhà ngày hôm nay. Hằng năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những đối tượng, ngành nghề như 20 tháng 11 – ngày Nhà giáo Việt Nam, 27 tháng 2 – ngày Thầy thuốc Việt Nam, 20 tháng 10 – ngày Phụ nữ Việt Nam. Vào những ngày này, mỗi người lại dành cho những con người đó lời cảm ơn, hay những bó hoa tươi thắm để bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng đến những cống hiến, đóng góp ý nghĩa. Thế hệ trẻ cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân tộc. Hãy ghi nhớ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để biết sống nghĩa tình, trọng ơn nghĩa.
Xem thêm: Đoạn văn về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Hịch tướng sĩ Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 59 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.