Bạn đang xem bài viết Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Soạn văn 9 tập 1 bài 7 (trang 93) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.
Hôm nay, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Kiều ở lầu Ngưng Bích. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 1
Soạn văn Kiều ở lầu Ngưng Bích chi tiết
I. Tác giả
– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.
– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
– Một số tác phẩm như:
- Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
- Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…
II. Tác phẩm
1. Vị trí đoạn trích
– Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc) của Truyện Kiều.
– Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để tiếp tục nghĩ ra kế sách mới.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1.Từ “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” đến “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”: Cảnh vật nơi chốn lầu Ngưng Bích.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: Nỗi nhớ cha mẹ, nhờ người thương của Thúy Kiều.
- Phần 3. Còn lại: Nỗi lo lắng trước cuộc sống tương lai của bản thân.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảnh vật nơi chốn lầu Ngưng Bích
Khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả theo điểm nhìn từ trên cao xuống:
- “Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý trong xã hội xưa thường không được ra khỏi phòng) – nhưng ở đây là nói đến việc Kiều bị giam lỏng.
- Hình ảnh thiên nhiên đối lập: “non xa” – “trăng gần” – Kiều ở trên lầu cao nhìn xuống dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng một trong một vòm trời.
- “Bốn bề” kết hợp với từ láy “bát ngát” gợi ra một không gian rộng lớn, vô tận của thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
- “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” – những sự vật tưởng chừng như chẳng có sự liên kết nào.
=> Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích rộng lớn đấy mà thật vắng lặng. Kiều như đơn độc trước không gian đó.
2. Nỗi nhớ cha mẹ, nhờ người thương của Thúy Kiều
* Hoàn cảnh của Kiều:
– “Bẽ bàng”: cảm giác xấu hổ, tủi nhục của Thúy Kiều trước hoàn cảnh lúc này của mình.
– Thành ngữ “mây sớm đèn khuya”: thời gian tuần hoàn của vạn vật.
– “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”: nỗi lòng của nàng Kiều như bị chia ra làm đôi. Một dành để nhớ đến cha mẹ, một nhờ về chàng Kim.
* Nỗi nhớ người yêu:
– “Người dưới nguyệt chén đồng”: hình ảnh Kiều và Kim Trọng cùng nhau đính ước được nàng hồi tưởng lại.
– “Tin sương luống những rày trông mai chờ”: Kim Trọng trở về nơi quê nhà, liệu đã nghe tin nàng phải bán mình chuộc cha hay vẫn còn mong nhớ, chờ đợi.
– Thành ngữ “bên trời góc bể” kết hợp với từ láy “bơ vơ” gợi ra sự cách trở, xa xôi giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.
– “Tấm son”: tấm lòng son sắc thủy chung của Kiều biết đến bao giờ mới “gột rửa cho phai”.
=> Nàng Kiều khi nhớ đến Kim Trọng vẫn gìn giữ được tấm lòng thủy chung son sắc.
* Nỗi nhớ người thân:
– “Xót người tựa cửa hôm mai”: Sự đau đớn, xót xa không biết lúc này cha mẹ ở nhà có cảm thấy lo lắng cho mình không.
– “Quạt nồng ấp lạnh”: Gợi hình ảnh mùa hè trời nóng thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời lạnh thì vào nằm trước trong giường để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn.
=> Tấm lòng hiếu thảo khi nhớ về cha mẹ.
– “Sân Lai cách mấy nắng mưa/Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: Ý chỉ cha mẹ đã có tuổi rồi, cần người ở bên phụng dưỡng nhưng Kiều lại không thể bên cạnh.
=> Nỗi đau đớn, xót xa khi không thể ở bên hiếu thảo với cha mẹ.
3. Nỗi lo lắng trước cuộc sống tương lai của bản thân
Điệp ngữ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh thiên nhiên:
– “cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: Không gian bao la rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
– “mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời nàng bị vùi dập.
– “nội cỏ rầu rầu.Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: Dường như thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng, màu xanh không phải của hy vọng mà là màu xanh của tuyệt vọng, mất phương hướng.
– “gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Dường như ta nghe được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Đó là dự cảm về những sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy nàng. Kiều cảm nhận được, cảm thấy xót xa và đau đớn.
=> Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc cho thấy nỗi buồn cũng như những dự cảm của Kiều trước tương lai.
Tổng kết:
– Nội dung: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã miêu tả thành công nội tâm nhân vật Thúy Kiều cho thấy nỗi cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng.
– Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, liệt kê…
Soạn văn Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1.
Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu:
– Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích.
– Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều
– Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy?
Gợi ý:
– Không gian:
- Hình ảnh thiên nhiên đối lập: “non xa” – “trăng gần” – Kiều ở trên lầu cao nhìn xuống dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng một trong một vòm trời.
- “Bốn bề” kết hợp với từ láy “bát ngát” gợi ra một không gian rộng lớn, vô tận của thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
- “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” – những sự vật tưởng chừng như chẳng có sự liên kết nào.
– Thời gian: “trăng gần” – ban đêm thanh vắng, “mây sớm đèn khuya” chỉ sự tuần hoàn của thời gian.
– Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng: cô đơn, buồn tủi.
– Từ ngữ góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy: “khóa xuân” – khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý trong xã hội xưa thường không được ra khỏi phòng) – nhưng ở đây là nói đến việc Kiều bị giam lỏng.
Câu 2.
Tám câu thơ tiếp theo nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.
a. Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ đến ai? Nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không? Vì sao?
b. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khau nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh để làm sáng tỏ điều đó.
c. Em có nhận xét gì về tấm lòng Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
Gợi ý:
a.
– Trong cảnh ngộ của mình Kiều nhớ đến người thân (cha mẹ) và người thương (Kim Trọng).
– Nàng nhớ đến Kim Trọng trước.
– Ý kiến: Hợp lý; Lý do: Nguyễn Du để Kiều nhớ đến Kim Trọng trước sẽ phù hợp với diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong hoàn cảnh bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị lừa ép bán đến chốn lầu xanh (chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần) thì Kiều cảm thấy xót xa, đau khổ khi đã không giữ được lời thề nguyện với Kim Trọng, chẳng biết “tấm thân gột rửa bao giờ cho phai”.
b.
* Nỗi nhớ người yêu:
– “Người dưới nguyệt chén đồng”: hình ảnh Kiều và Kim Trọng cùng nhau đính ước được nàng hồi tưởng lại.
– “Tin sương luống những rày trông mai chờ”: Kim Trọng trở về nơi quê nhà, liệu đã nghe tin nàng phải bán mình chuộc cha hay vẫn còn mong nhớ, chờ đợi.
– Thành ngữ “bên trời góc bể” kết hợp với từ láy “bơ vơ” gợi ra sự cách trở, xa xôi giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.
– “Tấm son”: tấm lòng son sắc thủy chung của Kiều biết đến bao giờ mới “gột rửa cho phai”.
=> Nàng Kiều khi nhớ đến Kim Trọng vẫn gìn giữ được tấm lòng thủy chung son sắc.
* Nỗi nhớ người thân:
– “Xót người tựa cửa hôm mai”: Sự đau đớn, xót xa không biết lúc này cha mẹ ở nhà có cảm thấy lo lắng cho mình không.
– “Quạt nồng ấp lạnh”: Gợi hình ảnh mùa hè trời nóng thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời lạnh thì vào nằm trước trong giường để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn.
– “Sân Lai cách mấy nắng mưa/Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: Ý chỉ cha mẹ đã có tuổi rồi, cần người ở bên phụng dưỡng nhưng Kiều lại không thể bên cạnh.
=> Nỗi đau đớn, xót xa khi không thể ở bên hiếu thảo với cha mẹ.
c. Thúy Kiều là một người con gái hiếu thảo, khi đứng giữa chữ tình và chữ hiếu, nàng đã chọn chữ hiếu. Nhưng dù vậy, nàng cũng cảm thấy xót xa, buồn tủi vì không giữ trọn lời hẹn ước với Kim Trọng. Có thể thấy, Kiều hiện ra là một người có tấm lòng cao đẹp.
Câu 3.
Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng.
a. Cảnh vật ở đây là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó.
b. Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
Gợi ý:
a.
– Cảnh vật ở đây là hư ảo.
– Nét chung: thể hiện nỗi buồn của nàng Kiều.
– Nét riêng:
- “cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: Không gian bao la rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
- “mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời nàng bị vùi dập.
- “nội cỏ rầu rầu.Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: Dường như thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng, màu xanh không phải của hy vọng mà là màu xanh của tuyệt vọng, mất phương hướng.
- “gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Dường như ta nghe được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Đó là dự cảm về những sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy nàng. Kiều cảm nhận được, cảm thấy xót xa và đau đớn.
b.
Cụm từ “buồn trông” lặp lại bốn lần trong câu thơ giống như những lớp sóng trùng điệp khiến cho nỗi buồn giống như nối tiếp nhau, hết lớp này đến lớp khác.
II. Luyện tập
Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối.
– Tả cảnh ngụ tình hiểu đơn giản là qua việc miêu tả cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Đây là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn học xưa.
– Phân tích: Nguyễn Du đã miêu tả hình ảnh thiên nhiên để gửi gắm tâm trạng của Kiều.
- “ Buồn trông cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: Không gian bao la rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
- “Buồn trông mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời nàng bị vùi dập.
- “Buồn trông nội cỏ rầu rầu.Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: Dường như thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng, màu xanh không phải của hy vọng mà là màu xanh của tuyệt vọng, mất phương hướng.
- “ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Dường như ta nghe được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Đó là dự cảm về những sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy nàng. Kiều cảm nhận được, cảm thấy xót xa và đau đớn.
=> Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cho thấy tài năng bậc thầy của Nguyễn Du.
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu:
– Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích.
– Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều
– Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy?
Gợi ý:
– Không gian:
- Hình ảnh thiên nhiên đối lập: “non xa” – “trăng gần” – Kiều ở trên lầu cao nhìn xuống dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng một trong một vòm trời.
- “Bốn bề” kết hợp với từ láy “bát ngát” gợi ra một không gian rộng lớn, vô tận của thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
- “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” – những sự vật tưởng chừng như chẳng có sự liên kết nào.
– Thời gian: “trăng gần” – ban đêm thanh vắng, “mây sớm đèn khuya” chỉ sự tuần hoàn của thời gian.
– Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng: cô đơn, buồn tủi.
– Từ ngữ góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy: “khóa xuân” – khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý trong xã hội xưa thường không được ra khỏi phòng) – nhưng ở đây là nói đến việc Kiều bị giam lỏng.
Câu 2. Tám câu thơ tiếp theo nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.
a. Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ đến ai? Nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không? Vì sao?
b. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khau nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh để làm sáng tỏ điều đó.
c. Em có nhận xét gì về tấm lòng Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
Gợi ý:
a.
– Trong cảnh ngộ của mình Kiều nhớ đến người thân (cha mẹ) và người thương (Kim Trọng).
– Nàng nhớ đến Kim Trọng trước.
– Nguyễn Du để Kiều nhớ đến Kim Trọng trước sẽ phù hợp với diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong hoàn cảnh bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị lừa ép bán đến chốn lầu xanh (chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần) thì Kiều cảm thấy xót xa, đau khổ khi đã không giữ được lời thề nguyện với Kim Trọng, chẳng biết “tấm thân gột rửa bao giờ cho phai”.
b.
* Nỗi nhớ người yêu:
– “Người dưới nguyệt chén đồng”: hình ảnh Kiều và Kim Trọng cùng nhau đính ước được nàng hồi tưởng lại.
– “Tin sương luống những rày trông mai chờ”: Kim Trọng trở về nơi quê nhà, liệu đã nghe tin nàng phải bán mình chuộc cha hay vẫn còn mong nhớ, chờ đợi.
– Thành ngữ “bên trời góc bể” kết hợp với từ láy “bơ vơ” gợi ra sự cách trở, xa xôi giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.
– “Tấm son”: tấm lòng son sắc thủy chung của Kiều biết đến bao giờ mới “gột rửa cho phai”.
=> Nàng Kiều khi nhớ đến Kim Trọng vẫn gìn giữ được tấm lòng thủy chung son sắc.
* Nỗi nhớ người thân:
– “Xót người tựa cửa hôm mai”: Sự đau đớn, xót xa không biết lúc này cha mẹ ở nhà có cảm thấy lo lắng cho mình không.
– “Quạt nồng ấp lạnh”: Gợi hình ảnh mùa hè trời nóng thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời lạnh thì vào nằm trước trong giường để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn.
– “Sân Lai cách mấy nắng mưa/Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: Ý chỉ cha mẹ đã có tuổi rồi, cần người ở bên phụng dưỡng nhưng Kiều lại không thể bên cạnh.
=> Nỗi đau đớn, xót xa khi không thể ở bên hiếu thảo với cha mẹ.
c. Thúy Kiều là một người con gái hiếu thảo, khi đứng giữa chữ tình và chữ hiếu, nàng đã chọn chữ hiếu. Nhưng dù vậy, nàng cũng cảm thấy xót xa, buồn tủi vì không giữ trọn lời hẹn ước với Kim Trọng. Có thể thấy, Kiều hiện ra là một người có tấm lòng cao đẹp.
Câu 3.
Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng.
a. Cảnh vật ở đây là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó.
b. Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
Gợi ý:
a.
– Cảnh vật ở đây là hư ảo.
– Nét chung: thể hiện nỗi buồn của nàng Kiều.
– Nét riêng:
- “cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: Không gian bao la rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
- “mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời nàng bị vùi dập.
- “nội cỏ rầu rầu.Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: Dường như thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng, màu xanh không phải của hy vọng mà là màu xanh của tuyệt vọng, mất phương hướng.
- “gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Dường như ta nghe được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Đó là dự cảm về những sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy nàng. Kiều cảm nhận được, cảm thấy xót xa và đau đớn.
b. Cụm từ “buồn trông” được lặp lại bốn lần giống như những lớp sóng trùng điệp khiến cho nỗi buồn giống như nối tiếp nhau, hết lớp này đến lớp khác.
II. Luyện tập
Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối.
Gợi ý:
Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” rất tiêu biểu cho thủ pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Ngu.
Trước hết, tả cảnh ngụ tình hiểu đơn giản là qua việc miêu tả cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Đây là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn học xưa.
Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để tiếp tục nghĩ ra kế sách mới. Đoạn trích đã diễn tả tâm trạng của Kiều trước lầu Ngưng Bích. Tám câu thơ cuối được chia làm bốn cặp câu lục bát. Mỗi cặp đều bắt đầu bằng cụm từ “buồn trông” như một điệp khúc nhấn mạnh được tâm trạng của Thúy Kiều. Ở cặp câu đầu tiên, Nguyễn Du đã khắc họa khung cảnh:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Trước không gian bao la rộng lớn ở Kiều Ngưng Bích, Kiều nhớ về quê hương. Cụm từ “chiều hôm” là để chỉ thời gian khi mặt trời dần ngả về phía Tây. Đó là thời gian con người đoàn tụ bên người thân. Nhưng Kiều lại một mình bơ vơ nơi lầu Ngưng Bích. Nàng nhìn ra xa và trông thấy “cánh buồm xa xa” mà nhớ về những người thân, tự hỏi không biết cha mẹ và các em của nàng hiện tại như thế nào. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
Đến cặp câu thứ hai, Kiều lại cảm thấy xót xa cho thân phận của mình:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Cánh hoa nhỏ bé, mong manh trôi giữa dòng nước không tránh khỏi bị vùi dập. Cuộc đời của Kiều cũng vậy. Nàng đã không còn giữ được tấm thân trong trắng. Cuộc đời bị vùi dập không thương tiếc khiến Kiều tự hỏi rằng “biết là về đâu?”. Hình ảnh con thuyền, cánh hoa được đặt trong thế tương phản đối lập với vũ trụ không cùng của trời đất mênh mang càng tô đậm hơn sự nhỏ bé, đơn độc, đáng thương và tội nghiệp của Thúy Kiều.
Nàng đau xót cho thân phận mình bao nhiêu, lại càng thêm buồn bấy nhiêu. Cảnh vật xung quanh lầu Ngưng Bích rộng lớn vẫn không thể chứa hết được tâm trạng của Kiều:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Dưới con mặt đượm buồn, thiên nhiên chẳng thể nào tươi vui. Khắp chân mây đến mặt đất, từ trên cao xuống dưới thấp đều toàn là màu xanh. Nhưng đó không phải là màu xanh của sức sống như trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
Mà đó là màu xanh của tuyệt vọng. Từ láy “rầu rầu” thật độc đáo đã gợi tả được tâm trạng của Thúy Kiều.
Và cuối cùng, nỗi buồn ấy càng trở nên đáng sợ hơn:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Ta có thể hình dung được, hình ảnh nàng Kiều dường như đang ngồi giữa đại dương mênh mông. Xung quanh nàng là tiếng sóng “ầm ầm” nghe mà thật đáng sợ. Những dự cảm về những bất hạnh trong tương lai bủa vây lấy Kiều, không có cách nàng thoát ra được. Càng cảm nhận được điều đó, nàng lại càng đau đớn, xót xa.
Tóm lại, tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện được tài năng bậc thầy của Nguyễn Du.
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 3
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1.
– Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích:
- Rộng lớn, mênh mông: “non xa”, “trăng gần”, “bát ngát”.
- Trống trải, hoang vắng và dường như không có dấu hiệu của sự sống: “cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”.
– Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều: “trăng gần” chỉ đêm đã về khuya, “mây sớm đèn khuya” chỉ sự tuần hoàn của thời gian.
– Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng cô đơn, buồn bã. Từ ngữ góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy là “khóa xuân” – khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý trong xã hội xưa thường không được ra khỏi phòng) – nhưng ở đây là nói đến việc Kiều bị giam lỏng.
Câu 2.
Gợi ý:
a.
– Trong cảnh ngộ của mình Kiều nhớ đến cha mẹ và Kim Trọng.
– Nàng nhớ đến Kim Trọng trước.
– Nguyễn Du để Kiều nhớ đến Kim Trọng trước sẽ phù hợp với diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong hoàn cảnh bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị lừa ép bán đến chốn lầu xanh (chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần) thì Kiều cảm thấy xót xa, đau khổ khi đã không giữ được lời thề nguyện với Kim Trọng, chẳng biết “tấm thân gột rửa bao giờ cho phai”.
b.
– Nỗi nhớ người yêu: Thúy Kiều Hồi tượng lại cảnh nàng và Kim Trọng thề nguyền. Nàng nghĩ đến Kim Trọng khi trở về nơi quê nhà, liệu đã nghe tin nàng phải bán mình chuộc cha mà vẫn mong nhớ, chờ đợi. Nàng khẳng định tấm lòng son sắc thủy chung không thể gột rửa, phai mờ.
=> Nàng Kiều khi nhớ đến Kim Trọng vẫn gìn giữ được tấm lòng thủy chung son sắc.
– Nỗi nhớ người thân: Sự đau đớn, xót xa không biết lúc này cha mẹ ở nhà có cảm thấy lo lắng cho mình không. Lo lắng cho cha mẹ đã có tuổi rồi, cần người ở bên phụng dưỡng nhưng Kiều lại không thể bên cạnh.
=> Nỗi đau đớn, xót xa khi không thể ở bên hiếu thảo với cha mẹ.
c. Thúy Kiều là một người con gái hiếu thảo, khi đứng giữa chữ tình và chữ hiếu, nàng đã chọn chữ hiếu. Nhưng dù vậy, nàng cũng cảm thấy xót xa, buồn tủi vì không giữ trọn lời hẹn ước với Kim Trọng. Có thể thấy, Kiều hiện ra là một người có tấm lòng cao đẹp.
Câu 3.
a.
– Cảnh vật ở đây là hư ảo.
– Nét chung: Đều thể hiện nỗi buồn của nàng Kiều.
– Nét riêng:
- “cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: Không gian bao la rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
- “mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời nàng bị vùi dập.
- “nội cỏ rầu rầu.Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: Dường như thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng, màu xanh không phải của hy vọng mà là màu xanh của tuyệt vọng, mất phương hướng.
- “gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Dường như ta nghe được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Đó là dự cảm về những sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy nàng. Kiều cảm nhận được, cảm thấy xót xa và đau đớn.
b. Cụm từ “buồn trông” được lặp lại bốn lần giống như những lớp sóng trùng điệp khiến cho nỗi buồn giống như nối tiếp nhau, hết lớp này đến lớp khác.
II. Luyện tập
Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối.
Gợi ý:
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã khắc họa thành công tâm trạng của Thúy Kiều trước cảnh ngộ thân phận bị vùi dập. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất trong tám câu cuối cùng của đoạn trích:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Tám câu thơ cuối được chia làm bốn cặp câu. Mở đầu mỗi câu đều bắt đầu bằng cụm từ “buồn trông” – biện pháp tu từ điệp ngữ, đồng thời cũng là điệp khúc tâm trạng của Thúy Kiều. Cùng với đó là việc sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình – một loạt những hình ảnh thiên nhiên đều nhuốm màu tâm trạng của Kiều. Tả cảnh ngụ tình hiểu đơn giản là qua việc miêu tả cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Đây là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn học xưa.
Ở cặp câu đầu tiên:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Trong không gian rộng lớn trước lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ về quê hương. “Chiều hôm” chỉ thời gian khi mặt trời dần ngả về phía Tây. Đó là thời điểm mà con người sau một ngày làm việc mệt nhọc sẽ trở về nhà. Khoảng thời gian của đoàn tụ, sum vầy. Vậy mà nàng Kiều lại một mình bơ vơ nơi lầu Ngưng Bích. Nàng nhìn về nơi có “cánh buồm xa xa” mà nhớ về những người thân, tự hỏi không biết cha mẹ và các em của nàng hiện tại như thế nào.
Nhớ đến người thân bao nhiêu, Kiều càng xót xa cho số phận của mình bấy nhiêu:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Hình ảnh “hoa trôi” ẩn dụ cho cuộc đời của nàng Kiều. Cuộc đời của Kiều từ khi bị lừa bán vào lầu xanh, phải tiếp khách đã không còn bị vùi dập không thương tiếc. Thân phận nàng cũng giống như cánh hoa nhỏ bé, mong manh giữa dòng nước, chẳng thể biết được là sẽ đi về đâu. Cụm từ “biết là về đâu” như một lời tự than trách về cuộc đời của Kiều.
Ngước mắt trông về phía xa chỉ thấy nỗi trống trải, cô đơn. Kiều nhìn về nhìn xuống mặt đất để kiếm tìm sự sống của vạn vật. Nhưng lại chỉ thấy:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Sức xanh thường tượng trưng cho sự sống, hy vọng. Nhưng trong đoạn này, màu xanh chỉ mang màu sắc của sự úa tan. Khắp không gian đều tràn ngập sắc xanh, từ “chân mây” đến “mặt đất” nhưng lại nhạt nhòa, đơn sắc. Màu xanh không còn là của hy vọng nữa, mà của nỗi tuyệt vọng, mất đi phương hướng. Đúng là cảnh vật nhuốm màu tâm trạng, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ’.
Đặc biệt nhất là hình ảnh cuối cùng trong đoạn trích:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Thiên nhiên hiện ra thật dữ dội. Khi đọc đến đây, chúng ta có thể tưởng tượng ra hình ảnh Thúy Kiều đang ngồi giữa biển khơi mênh mông. Xung quanh là tiếng gào thét của sóng vỗ như muốn nhấn chìm nàng xuống biển. Với từ láy “ầm ầm” càng làm cho khung cảnh hiện ra thêm rõ rệt. Kiều như đang dự cảm được số phận trong tương lai.
Như vậy với bút pháp tả cảnh ngụ tình, tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã khắc họa diễn biến nội tâm của nàng Kiều một cách chân thực, sinh động.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Soạn văn 9 tập 1 bài 7 (trang 93) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.