Bạn đang xem bài viết Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 15 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 8: Lặng lẽ Sa Pa, sẽ được Thcslytutrongst.edu.vn giới thiệu với những kiến thức hữu ích về tác phẩm.
Mời các bạn học sinh lớp 8 cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa
Trước khi đọc
Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm.
Gợi ý:
Những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm rất đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
Đọc văn bản
Câu 1. Vì sao người họa sĩ có cảm giác bối rối?
Vì người họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.
Câu 2. Vì sao họa sĩ phác họa bức chân dung anh thanh niên ngay trong lần đầu gặp mặt?
Người họa sĩ muốn lưu giữ hình ảnh anh thanh niên – một người mà ông yêu mến và cảm phục.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định đề tài của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
Đề tài: Vẻ đẹp của những người lao động thầm lặng
Câu 2. Tóm tắt tác phẩm và nêu nhận xét về kiểu cốt truyện.
– Tóm tắt: Lặng lẽ Sa Pa nội dung chính kể về anh thanh niên làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn thời tiết khắc nghiệt. Công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng để cung cấp các số liệu thời tiết đã thu thập được. Trong một lần nọ, anh được gặp gỡ với những người ở xuôi đó là ông họa sĩ và cô kĩ sư đến thăm. Anh đã kể cho họ nghe về công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của mình. Tuy công việc vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện mỗi ngày. Ông họa sĩ là người đã phát hiện ra phẩm chất cao quý, tâm hồn chân thực của anh nên muốn vẽ một bức chân dung về anh. Nhưng anh đã từ chối và giới thiệu cho ông những người mà anh cho là xứng đáng hơn. Khi ra về, anh tặng cho họ một làn trứng. Qua chuyến đi đó, anh thanh niên để lại những ấn tượng tốt đẹp cho ông họa sĩ và cô kĩ sư về những người lao động âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.
– Cốt truyện hết sức đơn giản xoay quanh tình huống gặp gỡ của ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên làm việc trên trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
Câu 3. Nhân vật anh thanh niên được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, hoàn cảnh sống, công việc, mối quan hệ với các nhân vật khác)? Hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để nhận xét về tính cách của nhân vật.
– Ngoại hình: người con trai có tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ.
– Hoàn cảnh sống: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo; nơi ở sạch sẽ, gọn gàng với một chiếc giường con, một bàn học và một giá sách.
– Công việc hàng ngày: làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu; có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày.
– Hành động: lấy khúc cây chắn ngang đường, trao bó hoa cho cô kĩ sư, ấn cái làn trứng vào tay ông họa sĩ để mọi người ăn trưa,…
– Lời nói: kể về công việc hằng ngày, giới thiệu cho ông họa sĩ những người mà anh cảm thấy xứng đáng hơn,…
– Suy nghĩ:
- Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.
- Anh luôn nghĩ: mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc.
- Anh khâm phục những con người lao động khác: ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: ngồi im rình xem ong lấy phấn thụ phấn, đồng chí nghiên cứu khoa học đang làm bản đồ sét.
– Quan hệ với các nhân vật khác: quan tâm đến bác lái xe, thân thiện với ông họa sĩ, cô kĩ sư,…
=> Anh thanh niên là một người có tinh thần trách nhiệm cao, lí tưởng sống đẹp đẽ, khiêm tốn và cởi mở, ân cần và chu đáo,…
Câu 4. Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận của những nhân vật nào? Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng gì?
– Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua: lời giới thiệu của bác lái xe, nhận xét của ông họa sĩ.
– Điều này khiến cho chân dung nhân vật hiện lên một cách toàn diện, khách quan và chân thực nhất.
Câu 5. Tìm một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật họa sĩ về nghệ thuật. Trên cơ sở đó, em hãy nhận xét về vai trò của nhân vật này trong tác phẩm?
Câu 6. Những bức tranh thiên nhiên Sa Pa tuyệt đẹp đã góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm. Hãy chọn một đoạn văn tả cảnh Sa Pa mà em ấn tượng nhất và nêu cảm nhận.
Câu 7. Tác phẩm gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì?
Viết kết nối với đọc
Tượng tượng em là nhân vật ông họa sĩ, hãy ghi lại cảm nhận cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn trong một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 15 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.