Bạn đang xem bài viết Soạn bài Nam quốc sơn hà Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 69 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài thơ Nam quốc sơn hà là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8.
Hôm nay, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Nam quốc sơn hà. Các bạn học sinh hãy cùng tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích.
Soạn bài Nam quốc sơn hà
Câu 1. Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”?
“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố độc lập của một quốc gia. Văn kiện này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của quốc gia từ tay của ngoại bang. Đây là một văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế.
Câu 2. Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải ý kiến của em.
Theo em, từ “cư” nên được dịch là cai quản. Khi đó, nguyên văn câu thơ là sông núi nước Nam do vua nước Nam cai quản. Cách dịch này có tác dụng khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của dân tộc hơn, bởi trong xã hội xưa, vua là người có quyền lực cao nhất. Từ “ở” (cư trú) không thể hiện được ý nghĩa trên.
Câu 3. Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?
– Sông núi nước Nam hoàng đế nước Nam cai quản: Trong quan niệm của xã hội xưa, toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Người có quyền quyết định tất cả mọi thứ, thậm chí cả quyền sinh sát.
– Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời: Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
Câu 4. Theo em, câu thơ cuối cảnh cáo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?
Câu thơ cuối cảnh cáo quân xâm lược rằng: Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp.
Câu 5. Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Câu thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất: Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Nguyên nhân: Câu thơ không chỉ khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc mà còn bộc lộ niềm tự hào dân tộc khi đặt đất nước ngang hàng với phương Bắc.
Câu 6. Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này?
Nhận thức của bản thân sau khi đọc bài thơ: Ý thức về lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia,…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Nam quốc sơn hà Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 69 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.