Bạn đang xem bài viết Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học Soạn văn 12 tập 1 tuần 15 (trang 178) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp đến bạn đọc bài Soạn văn 12: Quá trình văn học và phong cách văn học.
Tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho các bạn học sinh lớp 12 trong quá trình học tập.
Quá trình văn học và phong cách văn học
I. Quá trình văn học
1. Khái niệm quá trình văn học
– Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển.
– Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể.
– Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung: gắn với đời sống; phát triển trong sự kế thừa và cách tân; tông tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến.
2. Trào lưu văn học
– Hoạt động nổi bật trong văn học là trào lưu văn học, một hiện tượng có tính chất lịch sử và ra đời trong một khoảng thời gian nhất định.
– Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo thành một dòng rộng lớn có về thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc của một thời đại.
II. Phong cách văn học
1. Khái niệm phong cách văn học
Phong cách văn học: là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm.
2. Những biểu hiện của phong cách văn học
- Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt của tác giả.
- Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm.
- Phương thức biểu hiện, thủ pháp kĩ thuật lưu lại đậm cá tính sáng tạo của tác giả.
- Cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác.
- Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học?
- Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể.
- Các quy luật chung của quá trình văn học: gắn với đời sống; phát triển trong sự kế thừa và cách tân; tông tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến.
Câu 2. Xác định những đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nói vắn tắt về các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới và các trào lưu văn học ở Việt Nam.
– Những đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa:
- Văn học Phục hưng: đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung cổ.
- Chủ nghĩa cổ điển: coi văn hoá cổ đại là hình mẫu, lí tưởng, luôn đề cao lí trí, sáng tác theo quy luật chặt chẽ.
- Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao những nguyên tắc chủ quân, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình tượng nghệ thuật sao cho phù hợp.
- Chủ nghĩa hiện thực phê phán: thiên về những nguyên tắc tôn trọng khách quan, thường lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể, tính cách phát triển hợp logic cuộc sống.
– Các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới:
- Chủ nghĩa siêu thực: (Pháp – 1924): quan niệm về thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của nghệ sĩ.
- Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Mỹ La – Tinh, sau Thế chiến thứ hai): coi thực tại bao gồm cả thế giới tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết.
- Chủ nghĩa hiện sinh ra (Châu Âu – sau Thế chiến thứ hai): tập trung miêu tả con người như một sự huyền bí, xa lạ và phi lí.
– Các trào lưu văn học ở Việt Nam:
- Trào lưu lãng mạn: Thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn. Tác giả tiêu biểu: Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân
- Trào lưu hiện thực phê phán: Các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện thực phê phán). Tác giả tiêu biểu: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…
- Trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: Nhiều thể loại với nhiều tác giả tiêu biểu như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Xuân Diệu…
Câu 3. Thế nào là phong cách văn học?
Phong cách văn học: là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm.
Câu 4. Phân tích những biểu hiện của phong cách văn học?
- Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt của tác giả.
- Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm.
- Phương thức biểu hiện, thủ pháp kĩ thuật lưu lại đậm cá tính sáng tạo của tác giả.
- Cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác.
- Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.
Tổng kết: Quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử. Hành động nổi bật của quá trình văn học là các trào lưu văn học. Thành tựu chính của quá trình văn học kết tinh ở các phong cách văn học độc đáo.
IV. Luyện tập
Câu 1. Nhận xét vắn tắt sự khác biệt giữa trào lưu văn học lãng mạn và trào lưu văn học hiện thực phê phán qua truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.
– Chữ người tử tù:
- Xây dựng nhân vật với vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thủ pháp tương phản, đối lập: đối lập giữa con người với hoàn cảnh, giữa ánh sáng và bóng tối, sử dụng nhiều từ Hán Việt, giọng ca ngợi.
– Hạnh phúc của một tang gia:
- Khắc họa một xã hội nhố nhăng, đồi bại.
- Nghệ thuật trào phúng: Thủ pháp cường điệu, nói ngược, được sử dụng một cách linh hoạt, giọng văn châm biếm.
Câu 2. Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và Tố Hữu.
– Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu:
- Thơ trữ tình – chính trị
- Dấu ấn sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc
– Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
- Tài hoa, uyên bác
- Nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, những phong cảnh tuyệt mĩ.
- Tự do, phóng khoáng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học Soạn văn 12 tập 1 tuần 15 (trang 178) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.