Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thực hành đọc: Vịnh cây vông Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 98 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nguyễn Công Trứ là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trung đại. Bài thơ Vịnh cây vông của ông sẽ được giới thiệu đến bạn đọc trong chương trình học tập của môn Ngữ văn lớp 8.
Hôm nay, Thcslytutrongst.edu.vn muốn giới thiệu về tài liệu Soạn văn 8: Vịnh cây vông. Các bạn học sinh có thể tham khảo nội dung chi tiết sau đây.
Soạn bài Thực hành đọc: Vịnh cây vông
1. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
2. Đối tượng của tiếng cười trào phúng
- “Cây vông” là một loại cây thân gỗ, sinh trưởng nhanh nhưng thớ gỗ xốp mềm, chịu lực kém, dễ bị mối, mọt và không bền.
- Tương truyền bài này làm để nhạo quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu
3. Nghệ thuật ẩn dụ
- Dùng hình tượng cây vông để châm biếm, đả kích.
- Cây vông mang ý nghĩa biểu tượng, là hình ảnh ẩn dụ cho Quan lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng – đại diện cho bộ máy quan lại bất tài, vô dụng.
* Đôi nét về tác giả Nguyễn Công Trứ:
– Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, sinh ra trong một gia đình Nho học.
– Người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
– Từ nhỏ cho đến năm 1819, ông sống trong hoàn cảnh khó khăn, chính thời gian này, ông có điều kiện tham gia sinh hoạt ca trù.
– Năm 1819, thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan, nhưng con đường làm quan không mấy bằng phẳng.
– Các tác phẩm của ông chủ yếu viết bằng chữ Nôm.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Bài ca ngất ngưởng, Tự thuật, Vịnh mùa thu…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thực hành đọc: Vịnh cây vông Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 98 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.