Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 65 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 65 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 11: Thực hành tiếng Việt trang 65, sẽ cung cấp những kiến thức vô cùng hữu ích.
Mời các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Hy vọng có thể giúp ích cho quá trình học tập và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt
Câu 1. Chỉ ra nét độc đáo, khác lạ trong kết hợp từ “buồn điệp điệp” ở cầu mở đầu bài thơ Tràng giang (Gợi ý: Tìm những kết hợp từ khác có “điệp điệp” nhưng mang tính phổ biến hơn để so sánh với trường hợp đã nêu).
– Từ “điệp điệp” được dùng để chỉ những sự vật có số lượng nhiều và nối tiếp nhau, ví dụ như núi trùng trùng điệp điệp.
– Nhưng trong bài Tràng giang, tác giả đã kết hợp với từ tính từ “buồn” gợi ra một nỗi buồn kéo dài vô tận.
Câu 2. Phân tích lí do khiến cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc.
Cụm từ “sâu chót vót” dùng để miêu tả bầu trời. Từ “sâu” gợi lên độ cao thăm thẳm, hun hút của bầu trời, kết hợp với “chót vót” càng làm tăng thêm điều đó.
Câu 3. Hãy nhận diện và phân tích ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường được thể hiện trong hai câu thơ sau (trích Tràng giang):
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
– Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với các từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm đã gợi lên sự thưa thớt, hoang vắng, lạnh lẽo của cảnh vật.
– Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con người.
Câu 4. Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” trên cơ sở liên hệ đến chức năng thông thường của dấu hai chấm trong văn bản.
Dấu hai chấm giúp ngắt câu, ngoài ra còn mang dụng ý ý nghệ thuật sâu sắc nhằm nhấn mạnh hơn không gian bao la, bát ngát đến vô tận. Con chim lẻ loi đơn độc này dường như đang mang một gánh nặng, một bóng chiều trong mình, không chỉ trong cảm xúc, mà còn trong dòng chảy nghệ thuật đang tiến trên trang giấy.
Câu 5. Trong bài Tì bà của Bích Khê, hai câu thơ cuối được tác giả viết như sau:
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
(Bích Khê, Tinh huyết, Trọng Miên xuất bản, 1939).
Ở một số bản in về sau, hai câu thơ trên đã có một biến đổi:
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
(Thơ Bích Khê, Sở văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình, 1988).
Xét theo định hướng thực hành tiếng Việt của bài học, theo bạn, nguyên nhân của sự biến đổi trên có thể là gì? Dựa vào bản in bài thơ năm 1939, hãy làm rõ sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ ở điểm này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 65 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 65 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.