Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức của đất nước Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 122 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu tham khảo Soạn văn 12: Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức của đất nước.
Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.
Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức của đất nước
1. Chuẩn bị nói
a. Lựa chọn đề tài
Bạn cần lựa chọn một vấn để thực sự có ý nghĩa đối với đất nước trong bối cảnh hiện nay, chẳng hạn: Vấn để sản xuất nông sản sạch; Phát triển du lịch bền vững; Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào một số lĩnh vực đời sống; Tác động của quá trình đô thị hoá,..
b. Tìm ý và sắp xếp ý
Sau khi xác định được vấn để, cần tìm ý và xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình. Để có hướng tìm ý, hãy nêu một số câu hỏi đi sâu vào các mặt của vấn để:
– Bản chất của vấn đề là gì?
– Vấn đề mang lại cơ hội hay đặt ra thách thức cho đất nước hoặc có tác động trên cả hai phương diện?
– Hai phương diện đó (cơ hội và thách thức) cân được trình bày như thế nào? Những lí lē, bằng chứng nào có thể dùng để chứng minh?
– Cần làm gì để phát huy cơ hội và vượt qua thách thức mà vấn đề đặt ra?
Sau khi tìm được đầy đủ các ý, hāy sắp xếp những ý tìm được một cách hợp lí thành dàn ý của bài thuyết trình, gồm đủ các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận.
2. Thực hành nói
– Mở đầu: Nêu vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước. Việc giới thiệu vấn đề để thuyết trình có thể thực hiện bằng nhiều cách: kể một câu chuyện nhỏ, tóm lược một bản tin thời sự, đưa ra một kết quả nghiên cứu kèm theo số liệu thống kê, đưa ra một bức tranh hoặc bức ảnh có tính chất gợi dẫn về vấn đề,..
– Triển khai:
- Nêu khái quát bản chất của vấn để và nhận xét chung về ý nghĩa của vấn để đổi với đất nước.
- Phân tích cả tác động tích cực và tiêu cực của vấn để. Tùy thuộc vào từng vấn đề cụ thể mà các ý nói về tác động tích cực hay tiêu cực được nhấn mạnh hơn. Trên thực tế, ít có vấn đề chỉ mang lại cơ hội hoặc chi đặt ra thách thức: trong cơ hội có thách thức, trong thách thức có cơ hội.
- Dùng ngôn ngữ và các phương tiện hỗ trợ giúp người nghe năm được một cách chính xác, chi tiết, đầy đủ về vấn đề.
– Kết luận: Nêu ý nghĩa của việc thuyết trình về vấn đề.
Gợi ý:
(1) Mở đầu:
Xin chào…, tôi là…, học sinh lớp…, trường… . Sau đây, tôi sẽ thuyết trình về vấn đề…
(2) Nội dung chính
– Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu và đẹp, cần được gìn giữ. Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện qua một số phương diện. Đầu tiên, tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài văn… Tiếp đến, sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đó. Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời nói. Ngược lại, nói hoặc biết sai quy tắc, sai chuẩn mực là không trong sáng. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, nghĩa là không cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, nếu trong tiếng Việt không có yếu tố nào đó để biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước ngoài. Sự vay mượn như thế thường diễn ra ở mọi ngôn ngữ và là cần thiết vì nó làm phong phú cho từng ngôn ngữ. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói. Nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có của nó. Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt.
– Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, giới trẻ trao đổi chủ yếu qua các mạng xã hội. Họ sáng tạo ra “ngôn ngữ mới” – teencode để trò chuyện, trao đổi với nhiều mục đích khác nhau. Điều này làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Ngôn ngữ được tạo nên không có trật tự, không có hệ thống mạch lạc rõ ràng đã và đang được hòa trộn vào với Tiếng Việt, nó làm thay đổi đến sự giao tiếp giữa con người với con người, những người hiểu thì ít mà những người không hiểu thì nhiều.
– Bởi vậy, mỗi người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ cần góp phần giữ gìn sự trong sáng qua cách sử dụng tiếng Việt sao cho đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh sử dụng. Các bạn cần chú ý sử dụng từ ngữ tiếng Việt sao cho đúng chính tả, đúng hoàn cảnh….
(3) Kết thúc:
Trên đây là phần thuyết trình của tôi, cảm ơn … đã lắng nghe.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức của đất nước Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 122 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.