Bạn đang xem bài viết Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 131 sách Cánh diều tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự Cánh diều là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích.
Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Thcslytutrongst.edu.vn giới thiệu ngay sau đây.
Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự
1. Định hướng
1.1. Ở Bài 4, các em đã được rèn luyện cách thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi. Phần Nói và nghe của Bài 5 tập trung rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự. Sự việc có tính thời sự là những sự việc đã và đang diễn ra trong thực tiễn, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
1.2. Trình bày ý kiến của một vấn đề có tính thời sự, các em cần lưu ý:
– Lựa chọn sự việc phù hợp với lứa tuổi, có tính thời sự, có ý nghĩa giáo dục.
– Tìm hiểu kĩ sự việc, xác định ý kiến của bản thân về sự việc đó (đồng tình hay phản đối, có thể đồng tình, phản đối một phần).
– Khi trình bày, cần đưa ra được các lí lẽ, kèm theo phân tích những bằng chứng tin cậy thể hiện quan điểm của bản thân.
– Có thể sử dụng một số phương tiện hỗ trợ (hình ảnh, âm thanh, hiện vật,…) để tăng sức thuyết phục cho ý kiến.
2. Thực hành
Bài tập: Chọn một trong các vấn đề sau đây (hoặc tự xác định vấn đề gắn với sự việc phù hợp, có tính thời sự) để trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.
(1) Suy nghĩ của em về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục.
(2) Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT – thành tựu khoa học mới của thế kỉ XXI.
(3) Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng?
a. Chuẩn bị (ví dụ với đề 1)
– Xác định vấn đề cần trình bày (sự việc một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục).
– Đối tượng nghe: thầy giáo/cô giáo, các bạn trong nhóm, lớp.
– Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ (nếu cần)
b. Tìm ý và lập dàn ý
Tham khảo nội dung trong dàn ý ở phần Viết , có thể thêm hoặc bớt những nội dung liên quan đến sự việc cần trình bày ý kiến.
c. Nói và nghe
– Thực hành nói và nghe theo dàn ý đã xác định.
– Tập trung vào kĩ năng trình bày (nói) một vấn đề.
Gợi ý:
Đề (1):
– Mở đầu: lời chào, giới thiệu bản thân
– Nội dung chính:
Xã hội ngày càng phát triển hơn. Văn hóa nghe nhìn ngày càng phổ biến hơn. Con người người thường thích xem phim, nghe nhạc hay chơi game hơn việc đọc sách. Đặc biệt, đối tượng học sinh trở nên ngại hoặc lười đọc sách hơn.
Đối với nhiều bạn, việc đọc sách dường như chỉ mang tính chất đối phó. Đọc sách chủ yếu chỉ đọc những cuốn sách phục vụ cho việc học như sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn,… Các bạn sẽ thích đọc thể loại như truyện tranh, tiểu thuyết ngôn tình có nội dung vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khác như sách bổ ích như khoa học, văn học.
Thực trạng trên là rất đáng báo động. Nguyên nhân của thực trạng có rất nhiều. Đầu tiên, các bạn học sinh phải dành thời gian cho việc học quá nhiều nên những nhu cầu giải trí trong đó có đọc sách cũng bị hạn chế. Trong xã hội hiện đại, nhiều loại hình giải trí hấp dẫn ra đời đã khiến việc đọc sách không còn được ưa chuộng. Các bạn thích thú khi được chơi game, hay sử dụng các ứng dụng như facebook, instagram, zalo,… Các bạn thích nghe nhạc Kpop, đến rạp xem phim hơn là việc ngồi đọc một cuốn sách. Nhiều bạn học sinh rơi vào tình trạng “nghiện mạng xã hội”. Đặc biệt, trường học và gia đình cũng không có kế hoạch trong việc rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh.
Tình trạng học sinh thờ ơ với việc đọc sách sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Sách cung cấp kiến thức, kĩ năng cần thiết. Vì vậy, các bạn không đọc sách sẽ không có được kiến thức, kĩ năng. Ngoài ra, các bạn sẽ có lực đọc kém, viết sai chính tả, không phân biệt được phát âm và diễn đạt vụng về, thô lỗ. Việc không đọc sách còn khiến cho tâm hồn khô khan, trở nên vô cảm với cuộc sống xung quanh.
Chình vì vậy, cần có những biện pháp nâng cao văn hóa đọc như thường xuyên tổ chức các hoạt động đọc sách trong trường học và cộng đồng. Thầy cô ngoài giảng dạy kiến thức cần truyền cảm hứng yêu thích đọc sách đến học sinh. Cha mẹ cần rèn luyện thói quen đọc sách cho con cái ngay khi còn nhỏ.
– Kết thúc: lời chào và lời cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 131 sách Cánh diều tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.