Bạn đang xem bài viết Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 6 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hôm nay, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Văn bản truyện ngụ ngôn.
Tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây để có thêm kiến thức hữu ích khi tìm hiểu về truyện ngụ ngôn.
Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn
Trước khi đọc
Câu 1. Kể một câu chuyện em được đọc (nghe) hoặc một sự việc em chứng kiến (tham gia) đã để lại cho em bài học sâu sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện đó là gì?
Gợi ý: Một lần em không làm bài tập về nhà, bị cô giáo nhắc nhở. Bài học rút ra phải chăm chỉ học tập.
Câu 2. Hãy chia sẻ cách hiểu của em về câu nói sau: “Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi”.
Cách hiểu: Trước đó, anh ta nghĩ rằng mình hiểu biết, nhưng sau đó anh ta nhận ra nhận ra mình còn hiểu biết và suy nghĩ hạn hẹp.
Đọc văn bản
Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường
Câu 1. Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ.
Ba trăm quan tiền
Câu 2. Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường.
Người thợ mộc đều cho là phải.
Câu 3. Vì sao người thợ mộc không bán được cày?
Chiếc cày không giống với bình thường.
Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng
Câu 1. Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa.
- Ếch: Một cái giếng sụp
- Rùa: Biển đông
Câu 2. Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng.
Có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi vô giếng ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng.
Câu 3. Biểu hiện của ếch khi nghe về biển.
Ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.
Văn bản 3: Con mối và con kiến
Câu 1. Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?
Khoe khoang về bản thân mình không phải làm gì mà vẫn có cái ăn.
Câu 2. Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối?
Kiến chê bai, nêu hậu quả của lối sống đó.
Câu 3. Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?
Mọi nơi bị đục rỗng, mối cũng sẽ chết.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải “đi đời nhà ma”?
Trước mỗi lời khuyên, người thợ mộc đều cho là phải và làm theo, khiến cho chiếc cày không giống với bình thường.
Câu 2. Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy?
Nếu là người thợ mộc, em sẽ lắng nghe, nhưng không hoàn toàn nghe theo mà xem xét, tìm hiểu để tiếp nhận lời khuyên hợp lí.
Câu 3. Những điều gì làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng?
Những điều làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng: Có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi vô giếng ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng.
Câu 4. Hãy chỉ ra những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa. Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật như thế nào?
- Ếch: Một cái giếng sụp
- Rùa: Biển đông
=> Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức của hai con vật: Ếch cho rằng sống trong cái giếng là tốt nhất, còn rùa thì nhận ra môi trường sống của ếch nhỏ bé, không phù hợp với mình.
Câu 5. Vì sao con ếch “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối”?
Ếch cảm thấy choáng ngợp trước không gian rộng lớn của biển cả, nhận ra cái giếng của mình là vô cùng nhỏ bé.
Câu 6. Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng?
- Con mối: Hưởng thụ, không chịu lao động
- Kiến: Chăm chỉ lao động, kiên trì.
Câu 7. Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay kiến? Vì sao em khẳng định như vậy?
Thiện cảm dành cho kiến. Lời lẽ của kiến rất đanh thép chống lại lối sống của mối.
Câu 8. Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến.
Cả ba truyện đều đưa ra những bài học đạo lí sâu sắc.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.
Gợi ý:
Mẫu 1
Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là con người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân. Câu chuyện ngụ ngôn ngắn gọn, nhưng giàu giá trị.
Mẫu 2
Chuyện “Đẽo cày giữa đường” kể về một người thợ mộc đã dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường nên có nhiều người thường vào xem. Một hôm, có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc thấy có lí liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là phải. Lần khác, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Cuối cùng, chẳng có ai đến mua cày của anh ta, toàn bộ vốn liếng đều tiêu tan. Câu chuyện đã gửi gắm bài học giá trị cho con người. Chúng ta cần có chính kiến, tránh bị tác động bởi những người xung quanh. Muốn như vậy, mỗi người cần phải tích cực học tập nâng cao kiến thức và kĩ năng để làm cơ sở cho quan điểm của cá nhân; rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin để không bị tác động bởi yếu tố xung quanh.
Xem thêm: Đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 6 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.