Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh 9 Bài 10: Giảm phân Giải bài tập Sinh 9 trang 33 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và bài tập cuối bài trang 33 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Sinh 9 bài 9 trang 33 giúp các em hiểu được kiến thức về những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân. Giải Sinh 9 bài 10 Giảm phân được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 9 bài 10 Giảm phân mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Sinh 9 Bài 10: Giảm phân
I. Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I
Khi bắt đầu phân bào các NST kép xoắn và co ngắn. Sau đó, diền ra sự tiếp hợp cập đôi cùa các NST kép tương đồng theo chiều dọc và chúng có thể bắt chéo với nhau.
II. Những diến biến cơ bản của NST trong giảm phân II
Sau kì cuối I là kì trung gian tồn tại rất ngắn, trong thời điểm này không diễn ra sự nhân đôi NST. Tiếp ngay sau đó là lần phân bào II diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với lần phân bào I và có những diễn biến cơ bàn cúa NST như sau :
Khi bước vào phân bào II, các NST co lại cho thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội). Tiếp theo, NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Mỗi NST kép gắn với một sợi của thoi phân bào.
Tiếp đến, sự phân chia ở tâm động đã tách hoàn toàn hai crômatit thành hai NST đơn và mỗi chiếc đi về một cực của tê bào. Khi kết thúc sự phân chia nhân, các NST nằm gọn trong các nhân mới được tạo thành. Mồi nhân đều chứa bộ n NST đơn và khi sự phân chia chất tê bào được hoàn thành thì 4 tế bào con được tạo thành.
Sự tan biến và tái hiện cùa màng nhân, sự hình thành và mất đi của thoi phân bào trong hai lần phân bào cùa giảm phân đều tương tự như ở nguyên phân.
Trả lời câu hỏi Sinh 9 bài 10
Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin nêu trên để điền vào nội dung phù hợp vào bảng 10
Trả lời:
Bảng 10. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân
Các kì | Lần phân bào I | Lần phân bào II |
Kì đầu | Các NST xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể trao đổi chéo với nhau. | NST co xoắn cho thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội) |
Kì giữa | Các cặp NST kép tập trung xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | Các NST kép tập trung xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Kì sau | Diễn ra sự phân li của các cặp NST kép trong cặp tương đồng về 2 cực tế bào. | NST kép phân li thành 2 NST đơn đi về 2 cực tế bào. |
Kì cuối | Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội kép. | Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. |
Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 10 trang 33
Câu 1
Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.
Gợi ý đáp án:
Giảm phân I:
- Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.
- Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
- Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.
Giảm phân II:
- Kì đầu II: NST co xoắn.
- Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.
Câu 2
Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?
Gợi ý đáp án:
Những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân vì:
– Ở kì sau của giảm phân I các NST kép (một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ) trong cặp tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau về hai cực của tế bào.
– Các NST kép trong hai nhân mới được tạo thành có bộ NST đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc.
– Các NSt kép của tế bào mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa II).
– Từng NST kép trong hai tế bào mới tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về
Câu 3
Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.
Gợi ý đáp án:
* Giống nhau giữa giảm phân và nguyên phân
– Đều có sự tự nhân đôi của NST.
– Đều trải qua các kì phân bào tương tự.
– Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.
– NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.
– Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
* Khác nhau giữa giảm phân và nguyên phân
Nguyên phân | Giảm phân |
---|---|
– Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. – Chỉ 1 lần phân bào. – Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit. – Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc. – Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. |
– Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín. – Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. – Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit. – Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc. – Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. |
Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào. | Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc. |
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST). |
– Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép. – Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n. |
Ý nghĩa: – Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau. – Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể. |
Ý nghĩa: – Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau. – Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài. – Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới. |
Câu 4
Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?
a) 2;
b) 4;
c) 8;
d) 16.
Gợi ý đáp án:
Đáp án: c.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn Sinh 9 Bài 10: Giảm phân Giải bài tập Sinh 9 trang 33 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.