Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Giải bài tập Sinh 9 trang 66 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và bài tập cuối bài được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Sinh 9 bài 22 giúp các em hiểu được kiến thức về đột biến cấu trúc NST, nguyên nhân phát sinh. Giải Sinh 9 bài 22Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là Giải Sinh 9 bài 22 Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, mời các bạn cùng tải tại đây.
Tóm tắt Sinh 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
I. Đột biến cấu trúc NST là gì?
– Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là những biến đổi trong cấu trúc NST.
– Nhiễm sắc thể có thể bị biến đổi cấu trúc ở một số dạng khác nhau.
- Mất đoạn: một đoạn của NST bị mất đi so với dạng ban đầu, làm giảm một lượng gen trên NST.
- Lặp đoạn: một đoạn nào đó của NST lặp lại một hoặc nhiều lần, làm tăng lượng gen trên NST.
- Đảo đoạn: một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại vào vị trí vừa đứt, làm thay đổi trình tự các gen trên NST
- Chuyển đoạn: sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST
1. Nguyên nhân
– Môi trường bên trong cơ thể (những biến đổi bất thường về sinh lí, sinh hóa trong tế bào).
– Môi trường bên ngoài là do tác động của con người như: tác nhân vật lý (tia phóng xạ, tia cực tím, nhiệt độ…), tác nhân hóa học (chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất độc màu da cam…).
2. Tính chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
– Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật.
Ví dụ: mất đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.
– Tuy nhiên, trong thực tiễn người ta vẫn gặp những đột biến cấu trúc NST có lợi.
Ví dụ: ở lúa mạch đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzim phân hủy tinh bột.
3. Một số biện pháp nhằm hạn chế đột biến cấu trúc NST
- Sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
- Có ý thức phòng chống sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chổng nói trên.
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 22
Quan sát hình 22a, b, c. Hãy trả lời các câu hỏi sau
– Các NST sau khi bị biến đổi khác với NST ban đầu như thế nào?
– Các hình 22a, b, c minh họa những dạng nào của đột biến cấu trúc NST?
– Đột biến cấu trúc NST là gì?
Trả lời:
– Hình 22a: NST sau khi đột biến ngắn hơn NST ban đầu và bị mất đoạn H
– Hình 22b: NST sau khi đột biến dài hơn NST ban đầu và có 2 đoạn B,C
– Hình 22c: NST sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng đoạn B, C, D đã bị đảo vị trí.
– Hình 22a: là đột biến dạng cấu trúc dạng mất đoạn (đoạn H)
– Hình 22b là đột biến dạng cấu trúc dạng lặp đoạn (đoạn B, C)
– Hình 22c là đột biến dạng cấu trúc dạng đảo đoạn (đoạn B, C,D)
– Hình 22c là đột biến dạng cấu trúc dạng
– Đột biến NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 22 trang 66
Câu 1
Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó.
Gợi ý đáp án
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. Các dạng đột biến cấu trúc NST:
– Mất đoạn: một đoạn của NST bị đứt hai đầu và không nối lại được, làm độ dài của NST giảm đi so với ban đầu.
– Lặp đoạn: một hoặc nhiều đoạn của NST bị lặp lại trên NST, làm độ dài của NST tăng lên so với ban đầu.
– Đảo đoạn: một đoạn của NST bị đứt ra rồi nối lại nhưng lại xoay ngược 180o.
– Chuyển đoạn: trường hợp chuyển đoạn tương hỗ là loại đột biến trong đó hai NST không tương đồng trao đổi đoạn NST cho nhau.
Câu 2
Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?
Gợi ý đáp án
Gợi ý 1
Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể tới NST. Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi cấu trúc NST là các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. Vì vậy, đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
Gợi ý 2
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là những biến đổi trong cấu trúc của NST làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
* Nguyên nhân gây ra biến đổi cấu trúc NST:
Do tác nhân lí, hoá, do biến đổi sinh lí, sinh hoá nội bào làm đứt gãy NST hoặc ảnh hưởng đến quá trình tự nhân đôi ADN tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các cromatit.- Các tác nhân vật lí: Đột biến phụ thuộc liều phóng xạ.
– Các tác nhân hoá học: Gây rối loạn cấu trúc NST như chì benzen, thuỷ ngân, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ …
– Tác nhân virut: Một số virut gây đột biến NST (VD: Virut Sarcoma và Herpes gây đứt gãy NST)
Câu 3
Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật.
Gợi ý đáp án
Trải qua quá trình tiến hóa, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho con người và sinh vật vì nó làm thay đổi số lượng và đảo lộn cách sắp xếp gen trên NST gây ra các rối loạn trao đổi chất hoặc bệnh NST, gây hại cho sinh vật.
Ví dụ: Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.
Ví dụ: ở lúa mạch đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzim phân hủy tinh bột.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn Sinh 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Giải bài tập Sinh 9 trang 66 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.