Bạn đang xem bài viết Soạn Sử 9 Bài 9: Nhật Bản Soạn Lịch sử 9 trang 40 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Lịch sử 9 Bài 9 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Nhật Bản.
Soạn Lịch sử Lớp 9 Bài 9 Nhật Bản được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua đó các em hiểu được những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội của Nhật Bản một cách thần kỳ và các chính sách đối nội đối ngoại. Vậy dưới đây là nội dung bài soạn Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Soạn Sử 9 Bài 9: Nhật Bản
- Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 9
- Giải bài tập SGK Sử 9 Bài 9 trang 40
- Lý thuyết Sử 9 Bài 9: Nhật bản
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 9
(trang 37 sgk Lịch Sử 9)
– Hãy nêu nội dung những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và ý nghĩa của chúng.
Trả lời:
– Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cải cách dân chủ đã được tiến hành ở Nhật Bản như:
- Ban hành Hiến pháp mới (1946) với nhiều nội dung tiến bộ.
- Thực hiện cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
- Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ổn định tình hình hình trị – xã hội.
- Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng…).
– Ý nghĩa : Những cải cách này đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu châu Âu, mang lại luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp -nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
(trang 39 sgk Lịch Sử 9)
– Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX.
Trả lời:
– Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là sự phát triển “thần kì”, với những thành tựu chính là : tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hằng năm trong những năm 50 là 15%, những năm 60 là 13,5% ; tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 50 là 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ (830 tỉ USD)…
-Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính trên thế giới.
(trang 40 sgk Lịch Sử 9):
– Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945.
Trả lời:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mĩ, tiêu biểu là kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (tháng 9-1951 ), chấp nhận đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật và sau đó gia hạn Hiệp ước này vào các năm 1960, 1970, 1996, 1997 làm cho chi phí ; của Nhật giảm (chỉ chiếm 1% GDP).
– Từ nhiều thập kỉ qua, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính sách và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
Giải bài tập SGK Sử 9 Bài 9 trang 40
Câu 1
Hãy nêu ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cách 1
Gợi ý đáp án
Những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa:
– Những cải cách này đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu châu Âu.
– Mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau đó.
Cách 2
Những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật, biến nước Nhật thành nhà nước dân chủ đại nghị tư sản.
+ Mang lại luồng sinh khí mới với các tầng lớp nhân dân.
+ Là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
Câu 2
Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Gợi ý đáp án
Gợi ý 1
– Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
– Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.
– Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
– Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
Gợi ý 2
Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX:
- Nhật Bản lợi dụng vốn của nước ngoài để tập trung vào những ngành công nghiệp then chốt nhất: Cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử…Ngoài ra, Nhật ít phải chi tiêu quân sự, biên chế nhà nước gọn nhẹ, nên có điều kiện tập trung vốn vào kinh tế.
- Nhận biết lợi dụng những thành tựu về khoa học – kĩ thuật để tăng năng suất, cải tiến kĩ thuật, hạ giá thành sản phẩm.
- Nhận biết cách xác nhập vào thị trường các nước khác, qua đó không ngừng mở rộng thị trường trên toàn thế giới. Nhật đã tiến hành nhiểu cải cách dân chủ: Như cải cách ruộng đất, xóa bỏ những tàn tích phong kiến, điều đó tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Nhật phát huy truyền thống “tự lực tự cường” vươn lên xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, hết sức coi trọng việc phát triền khoa học – kĩ thuật và cải cách nền giáo dục quốc dân.
Lý thuyết Sử 9 Bài 9: Nhật bản
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
– Nhật Bản là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bị mất hết thuộc địa.
– Đất nước bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, bị Mĩ ném bom nguyên tử huỷ diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.
– Thất nghiệp trầm trọng, lương thực và hàng hoá tiêu dùng thiếu thốn gay gắt, lạm phát với tốc độ phi mã, kéo dài từ năm 1945 đến năm 1949.
– Nhật Bản bị quân đội nước ngoài (Mĩ) kéo vào chiếm đóng.
– Quân đội Mĩ kéo vào chiếm đóng Nhật Bản đã không cai quản trực tiếp mà thông qua hộ máy chính quyền Nhật Bản, vẫn duy trì ngôi vua của Thiên Hoàng. Dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt cải cách dân chủ được tiến hành:
- Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh.
- Giải giáp các lực lượng vũ trang.
- Giải thể các công ty độc quyền lớn.
- Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi các cơ quan nhà nước.
- Ban hành các quyền tự do dân chủ
=> Nước Nhật đã có một chuyển biến lớn sâu sắc, từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ.
=> Nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển “thần kì” về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh (1952-1973).
II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
– Từ năm 1945-1950, kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp, sản lượng công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh.
– Nền kinh tế Nhật Bản được khôi phục và bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6-1950) và chiến tranh xâm lược Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XX.
– Trong những năm 1960- 1973. Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới.
- Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD.
- Về công nghiệp, trong những năm 1950 – 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15% nhưng những năm 1961 – 1970 là 13,5%
– Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát triển.
– Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế do:
- Hầu hết nguyên liệu, năng lượng phải nhập từ nước ngoài.
- Sự chèn ép cạnh tranh của Mĩ và nhiều nước khác.
* Nguyên nhân kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ”:
– Khách quan:
- Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới
- Những thành tựu của Cách mạng khoa học-kĩ thuật.
– Chủ quan:
+ Vai trò của Nhà nước:
– Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản được đánh-giá là “Trái tim của sự thành công Nhật Bản”.
– Những cải cách dân chủ tạo điều kiện và thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Con người Nhật Bản: Từ những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã hội, con người Nhật Bản được hình thành với những giá trị truyền thống được đề cao là:
- Cần cù lao động và có tình yêu với thiên nhiên.
- Biết tìm ra cái hay của người khác để học hỏi và tận dụng nó để phục vụ mình.
- Tính kỷ luật và có ý thức rõ ràng và nghĩa vụ, bổn phận.
- Trung thành với những bậc quyền uy và luôn giữ trọn chữ tín.
- Biết chịu đựng và giữ phép lịch sự.
- Tiết kiệm và biết lo xa.
+ Quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo cách mạng có năng lực, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
III. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh
- Với “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” (1951), Nhật Bản lệ thuộc vào Mĩ, được che chở và bảo vệ dưới “cái ô hạt nhân” của Mĩ, nhất là trong thời kì “chiến tranh lạnh”.
- Tìm mọi cách xâm nhập và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng việc thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á.
- Sau “chiến tranh lạnh”, từ đầu những năm 1990, Nhật Bản đã giành nhiều nỗ lực để vươn lên trở thành một cường quốc chính trị, nhằm xóa bỏ cái hình ảnh thế giới thường nói về Nhật Bản – “một người khổng lồ về kinh tế, nhưng lại là một chế lùn về chính trị”.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn Sử 9 Bài 9: Nhật Bản Soạn Lịch sử 9 trang 40 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.