Bạn đang xem bài viết Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 11 – Chương trình mới Ôn tập HSG Lịch sử 11 (Dùng cho 3 bộ sách) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 11 – chương trình mới là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn học sinh chuẩn bị thi học sinh giỏi môn Lịch sử.
Tài liệu bồi dưỡng HSG Lịch sử 11 tổng hợp toàn bộ các dạng bài tập tự luận và trắc nghiệm có đáp án giải chi tiết kèm theo. Các dạng bài tập Lịch sử lớp 11 được biên soạn với các mức độ khác nhau. Qua đó còn giúp các em được tiếp xúc, rèn luyện với những đề thi cơ bản và nâng cao trong các kỳ thi ở trường và thi học sinh giỏi cấp quận, huyện. Vậy sau đây là tài liệu bồi dưỡng HSG Lịch sử 11 – Chương trình mới mời các bạn cùng tải tại đây.
Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 11 – chương trình mới
CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
* Khái niệm cách mạng tư sản
– CMTS là phương thức chuyển từ hình thái KT- XH phong kiến sang hình thái KT- XH TBCN => Đấu tranh.
– CMTS là một hiện tượng XH hợp quy luật; là kết quả của cuộc xung đột giữa LLSX mới TBCN với quan hệ sản xuất lỗi thời phong kiến.
=> LLSX TBCN >< QHSX PK
*Những vấn đề cơ bản về cách mạng tư sản
– Nhiệm vụ: Lật đổ chế độ phong kiến lạc hậu, lỗi thời, mang đến quyền lợi cho các lực lượng tham gia.
– Lãnh đạo: Giai cấp tư sản
– Động lực: Quần chúng nhân dân
– Hướng phát triển: Thiết lập và tạo điều kiện cho CNTB ra đời, phát triển.
Câu 1. Trình bày đặc điểm chung bản về cách mạng tư sản
1. Tiền đề của các cuộc CMTS
a. Kinh tế:
– Giai đoạn hậu kỳ trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển ở khu Tây Âu và Bắc Mỹ. Các công trường thủ công ra đời các nghề phổ biến như len, dạ, vải, đóng tàu, khai thác mỏ, luyện kim…… Nhiều trung tâm công-thương nghiệp xuất hiện: Luân Đôn (Anh), Am- xtéc-đam (Hà Lan), Má -xây (Pháp).
– Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ cho công, thương nghiệp. Nhiều lãnh chúa phong kiến chuyển sang kinh doanh ruộng đất, sản xuất hoặc cho thuê.
– Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ cuối thời trung đại, dẫn đến sự thay đổi về chính trị và xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển này gặp phải nhiều rào cản từ phía nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị hà khắc của chính quốc.
b. Chính trị, xã hội:
– Chế độ phong kiến ở Tây Âu đã khủng hoảng nhưng vẫn nắm mọi quyền lực về kinh tế và chính trị. Tình hình chính trị rối ren với các vấn đề như khủng hoảng tài chính, xung đột trong nghị viện ở Anh, mâu thuẫn ba đẳng cấp ở Pháp…. Ở Bắc Mỹ nhân dân bị mất tự do về chính trị, bị đàn áp về tôn giáo, chịu sự bất bình đẳng về kinh tế.
– Sự phát triển của nền kinh tế đã làm biến đổi xã hội Lấy ong của Mỹ xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
– Một bộ phận giai cấp quý tộc phong kiến hoa thành quý tộc mới tiêu biểu như ở Anh. Sự lớn mạnh của các ngành công- thương nghiệp đã tạo điều kiện ra đời giai cấp tư sản có thế lực đầy tiềm năng ở Anh, Pháp, Bắc Mỹ. Phương thích kinh doanh trong các đồn điền đã hình thành nên giai cấp chủ nô giàu có ở các bang miền Nam ở Bắc Mỹ .Các giai cấp này có mâu thuẫn với chế độ phong kiến bảo thủ hoặc chủ nghĩa thực dân họ muốn làm cách mạng để xác lập chế độ tiến bộ mới.
– Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp bình dân thành thị, tầng lớp tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của lãnh chúa, quý tộc sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng
c. Về tư tưởng
– Cùng sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tư tưởng tư sản dần được hình thành và được biểu hiện trên các mặt khác nhau. Phong trào cải cách tôn giáo đã cho ra đời những giáo phái phù hợp hơn với giai cấp tư sản như Tân giáo, Thanh giáo Anh.
– Ở Pháp sự xuất hiện trào lưu tư tưởng triết học ánh sáng với những cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực như triết học, sử học, văn học… thời đại khai sáng bùng nổ ở châu Âu với tư tưởng mới hướng về giải phóng con người thực hiện quyền dân chủ bình đẳng hoặc nêu cao tinh thần dân tộc đối với những nước bị lệ thuộc
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải cấp lãnh đạo, động lực cách mạng.
a. Mục tiêu:
– Mục tiêu chung: Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, gạt bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
– Mục tiêu kinh tế: thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa, hướng đến một nền sản xuất tập trung, cải tiến kỹ thuật.
– Chính trị: xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước dân chủ tư sản dựa trên việc quản lý đất nước bằng pháp luật.
b. Nhiệm vụ:
– Nhiệm vụ dân tộc: Giành độc dân tộc, xóa bỏ tình trạng phong kiến các cứ, thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc.
– Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản (thành lập nhà nước cộng hòa tư sản hoặc quân chủ lập hiến, ban bố các quyền dân chủ tư sản).
c. Giai cấp lãnh đạo:
Lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là lực lượng mới, có tư tưởng dân chủ tiến bộ, là một bộ không có thế lực trong xã hội. Đó là giai cấp tư sản hoặc quý tộc tư sản hóa như trong các cuộc cách mạng tư sản Anh, Đức, Nhật Bản hoặc là giai cấp tư sản công thương như ở Mỹ, Pháp. Thời kỳ sau, có những cuộc cách mạng mang tính chất tư sản nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo như cách mạng ở nước Nga đầu thế kỷ XX. Một số nhà lãnh đạo tiêu biểu của các cuộc cách mạng tư sản Ô. Crôm- oen (Anh), G. Oa-sinh-tơn. (Mĩ), M. Rô-be-spie (Pháp).
d. Động lực cách mạng tư sản:
Động lực của cách mạng tư sản bao gồm các giai cấp và tầng lớp đối lập với chế độ phong kiến như: nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản… Ở Bắc Mỹ còn có cả nô lệ da đen và những người da đỏ. Họ là lực lượng chính tham gia cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến hoặc thực dân giành quyền lợi về chính trị kinh tế xã hội.
e. Kết quả:
– Cách mạng tư sản bùng nổ ở thế kỷ XVI, lan rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ trải qua nhiều giai đoạn thậm chí nhiều nơi kéo dài đến thế kỷ XX .Các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ, xóa bỏ được tàn dư chế độ phong kiến, giải phóng dân tộc, thiết lập quan hệ sản xuất mới xây dựng nhà nước pháp quyền mới.
– Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử của mỗi nước mà kết quả của các cuộc cách mạng tư sản có sự khác nhau. Cách mạng ở Nê-đéc-lan và các bang thuộc địa ở Bắc Mỹ đã giải phóng thuộc địa, lập ra nhà nước cộng hòa tư sản, cách mạng ở Anh giành được quyền lực cho phe Nghị viện thiết lập, chế độ quân chủ lập hiến, cách mạng tư sản Pháp đập tan chế độ phong kiến chuyên chế xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
d. Ý nghĩa:
– Cách mạng tư sản thắng lợi thắng lợi chống mốc cho chế độ chủ nghĩa tư bản ra đời. Sau các cuộc cách mạng tư sản cách mạng công nghiệp bùng nổ thúc đẩy kinh tế tư bản phát triển vượt bậc .Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ.
– Các bản Tuyên Ngôn, hiến pháp được công bố sau các cuộc cách mạng tư sản mang tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người, quyền công nhân. Do đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh.
Câu 2. Trình bày sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ?
– Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nổ ra thắng lợi ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp, thiết lập được nhà nước tư sản, mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển. đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu.
– Nửa sau thế kỉ XIX, cách mạng tư sản tiếp tục bùng nổ dưới nhiều hình thức khác nhau như đấu tranh thống nhất đất nước (I-ta-li-a, Đức), cải cách nông nô (Nga) và tiếp tục giành được thắng lợi,… Mặc dù vẫn có những hạn chế nhưng các cuộc cách mạng tư sản này đã tạo điều kiện đề chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ.
Câu 3. Quá trình mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản được thể hiện như thế nào?
a, Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng thuộc địa
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu – Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác.
– Trong gần bốn thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
+ Ở châu Á: đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á +(trừ Nhật Bản và Xiêm).
- Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa.
- Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
- Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
+ Ở châu Phi: vào nửa đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây mới đặt một số thương điếm ở ven biển. Đến nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi. Đầu thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã cơ bản hoàn thành.
+ Ở khu vực Mỹ Latinh:
- Từ các thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm lược các nước ở khu vực Mỹ Latinh, lần lượt biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.
- Đến đầu thế kỉ XIX, các nước Mỹ Latinh đã giành được độc lập. Tuy nhiên, Mỹ đã bành trưởng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này.
b. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh sau khi giành lại độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á, Nhật Bản và Xiêm sau khi tiến hành duy tân, cải cách cũng đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. Như vậy, chủ nghĩa tư bản mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới.
- Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật, nền sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn và tiến hành xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, đồng thời nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
c. CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
♦ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:
– Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới – chủ nghĩa tư bản độc quyền.
- Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.
- Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.
♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
– Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.
– Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:
- Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
- Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính” đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
- Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
- Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.
- Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
Câu 4. Các nước thuộc địa có vai trò như thế nào đối với các nước tư bản?
Đối với các nước đế quốc, thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt:
- Là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công;
- Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ;
- Là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.
Câu 5. Cơ sở thúc đẩy sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX là gì?
– Cơ sở thúc đẩy sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX là:
- Những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật đã thúc đẩy nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh.
- Sự ra đời của tầng lớp tư bản tài chính (trên cơ sở dung hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp).
- Lực lượng tư bản tài chính ở các nước đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tư bản.
Câu 6. Nêu khái niệm, đặc trưng chủ nghĩa hiện đại.
– Chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền với sức mạnh chính trị của nhà nước tư bản (sau Chiến tranh thế giới thứ hai) được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại.
– Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc trưng cơ bản sau:
- Là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia;
- Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ;
- Lực lượng lao động có nhiều chuyển biến;
- Chủ nghĩa tư bản không ngừng điều chỉnh và thích ứng;
- Là một hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu.
Câu 7. Nêu tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại và lấy dẫn chứng cụ thể.
– Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
- Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỉ. Các nước tư bản luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới.
- Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.
- Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.
- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho chủ nghĩa tư bản hiện đại những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế.
Dẫn chứng: hiện nay, các nước tư bản luôn đi đầu trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ mới, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các thành tựu như: Internet kết nối vạn vật, rô-bốt cao cấp, công nghệ in 3D, điện toán đám mây, trí tuệ thông minh nhân tạo,…
– Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
- Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí.
- Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.
- Tiềm ẩn những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính – tiền tệ, khủng hoảng môi trường.
- Nạn thất nghiệp, khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, xung đột sắc tộc, tôn giáo,.. vẫn hiện hữu trong xã hội tư bản.
=> Dẫn chứng: dù là cường quốc có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, song, nước Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội nan giải, như: nạn kì thị, phân biệt chủng tộc giữa người da trắng đối người da màu; khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn; trình trạng bạo lực, nhiều vụ xả súng xảy ra ở các trường học, trên đường phố,… gây thương vong cho nhiều nạn nhân,…
…………..
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 11 – Chương trình mới Ôn tập HSG Lịch sử 11 (Dùng cho 3 bộ sách) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.