Bạn đang xem bài viết Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trên đồng bằng sông Hồng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là một vấn đề không thể bỏ qua trong quá trình phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa của khu vực này. Với mục tiêu tăng cường sự hiện đại hóa kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh của đồng bằng sông Hồng, việc chuyển đổi từ kinh tế dựa vào nguyên liệu thô sang kinh tế dựa vào công nghệ, trí tuệ và sáng tạo là bước đi không thể tránh khỏi.
Trước đây, nguồn lực của đồng bằng sông Hồng chủ yếu được tập trung vào ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp truyền thống như may mặc, gỗ, đóng tàu. Tuy nhiên, với sự biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường quốc tế, việc dựa chỉ vào các ngành công nghiệp truyền thống trở nên cạn kiệt nguồn lực và không còn mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi.
Vì vậy, để thích ứng với thay đổi và tận dụng tối đa tiềm năng phát triển, phải xây dựng một mô hình kinh tế mới dựa trên công nghệ, trí tuệ, sáng tạo và các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, chế tạo ô tô và thiết bị y tế cao cấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là một hướng đi quan trọng để đưa đồng bằng sông Hồng trở thành một trung tâm công nghiệp hiện đại, sáng tạo và cạnh tranh với các khu vực khác.
Thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng bằng sông Hồng sẽ phát triển một nền tảng kinh tế vững mạnh và bền vững. Việc tăng cường sự đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao và sáng tạo không chỉ tạo ra thu nhập cao và việc làm ổn định cho người dân, mà còn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và thu hút nhân tài, đầu tư từ các khu vực khác.
Tóm lại, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là một bước đi không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế của đồng bằng sông Hồng. Đây là cơ hội để tận dụng tiềm năng phát triển và đổi mới, góp phần xây dựng một khu vực công nghiệp hiện đại, bền vững và cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các ngành trọng điểm đang là xu hướng chung của cả nước. Đồng bằng sông Hồng chiếm một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của nước ta.
Vậy tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng? Cùng Chúng Tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng?
Bài 1 trang 153 SGK Địa lí 12: Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng?
Trả lời:
Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng là bởi những lí do sau đây:
Đồng bằng sông Hồng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển về kinh tế và xã hội của cả nước
Như chúng ta cũng đã biết, đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước. Đây là vùng lương thực trọng điểm của nước ta.
Ngoài ra, đồng bằng sông Hồng còn có hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Cảng biển Hải Phòng chiếm vai trò quan trọng trong giao thương. Đồng bằng sông Hồng chính là địa điểm thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp.
Vì vậy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng là điều tất yếu. Chúng tạo động lực để phát triển nền kinh tế trong khu vực và cả nước.
Cơ cấu kinh tế trước đây của vùng đã không còn phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước.
Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước. Vì vậy, cơ cấu nông nghiệp đang chiếm vị trí nổi bật. Lúa chiếm vị trí chủ đạo trong khi các ngành nông nghiệp khác lại không có sự phát triển.
Trong khi đó, các ngành công nghiệp trọng điểm lại tập trung vào hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Điều này không thể làm phát triển kinh tế toàn bộ của đồng bằng sông Hồng.
Ngành dịch vụ của đồng bằng sông Hồng lại phát triển khá chậm và không được chú trọng.
Ngoài ra, mật độ dân số ở vùng đồng bằng sông Hồng lại khá cao. Nếu cứ đi theo đường lối phát triển các cơ cấu cũ thì không thể nào đáp ứng được đời sống và nhu cầu của người dân trong khu vực.
Khai thác được những thế mạnh vốn có của đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng rất thích hợp để phát triển các ngành liên quan đến công nghiệp và dịch vụ.
Vị trí địa lí của vùng khá thuận lợi để phát triển kinh tế. Đồng bằng sông Hồng còn giáp với các vùng có nhiều thế mạnh về kinh tế như Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.
Đồng bằng sông Hồng còn có một vùng biển đầy tiềm năng để phát triển. Ngoài ra, đồng bằng sông Hồng còn có vùng kinh tế trọng điểm và có tam giác tăng trưởng về kinh tế là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Nguồn tài nguyên của đồng bằng sông Hồng rất đa dạng và phong phú. Đất đai, khí hậu và khoáng sản nơi đây luôn là một điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế khác nhau.
Dân cư đông và nguồn lao động dồi dào cũng là một trong những thế mạnh của đồng bằng sông Hồng. Cơ sở hạ tầng liên quan đến giao thông vận tải và cơ sở vật chất, kỹ thuật đang phát triển mạnh.
Hạn chế được những điểm yếu mà đồng bằng sông Hồng đang đối mặt
Việc phát triển cơ cấu theo nông nghiệp mặc dù mang đến tỉ trọng cao. Nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên.
Đồng bằng sông Hồng là vùng xảy ra nhiều thiên tai như bão lũ và hạn hán. Việc chuyển dịch cơ cấu theo ngành có thể khắc phục được sự phụ thuộc và tác động của thiên nhiên.
Từ những lí do trên chắc hẳn bạn cũng đã trả lời được cho câu hỏi tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành tại đồng bằng sông Hồng rồi phải không nào! Cùng Chúng Tôi tìm hiểu tiếp tục những câu hỏi liên quan nhé!
Một số câu hỏi thảo luận liên quan
Hãy kể tên các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc đồng bằng sông Hồng?
Câu 1 trang 150 SGK Địa lí 12: Hãy kể tên các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc đồng bằng sông Hồng?
Trả lời:
Hiện nay, đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh, thành phố. Cụ thể là:
- Thủ đô Hà Nội.
- Thành phố Hải Phòng.
- Tỉnh Thái Bình.
- Tỉnh Nam Định.
- Tỉnh Bắc Ninh.
- Tỉnh Ninh Bình.
- Tỉnh Quảng Ninh.
- Tỉnh Hải Dương.
- Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tỉnh Hưng Yên.
Dựa vào sơ đồ 33.1, hãy trình bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng
Câu 2 trang 150 SGK Địa lí 12: Dựa vào biểu đồ hình 33.1 sgk, hãy trình bày các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?
Trả lời:
Các thế mạnh của đồng bằng sông Hồng là:
Vị trí địa lí
Đồng bằng sông Hồng có vị trí giáp với trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ. Vùng gần với các vùng giàu tài nguyên khoáng sản, thủy điện lớn nhất cả nước.
Ngoài ra, đồng bằng sông Hồng còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc. Là cầu nối giữa Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và biển Đông.
Từ những thế mạnh trên mà việc giao lưu kinh tế giữa các vùng khác và với nước ngoài trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
Tài nguyên thiên nhiên
Diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và chiếm nhiều lợi thế (khoảng 760.000 ha). Trong đó độ phì cao và trung bình chiếm khoảng 70%.
Địa hình của vùng bằng phẳng. Rất thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp quy mô lớn, phân bố dân cư, nhà máy sản xuất thuận lợi.
Khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Điều này làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
Nguồn tài nguyên nước đa dạng và phong phú. Được bồi đắp bởi hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Có mạch nước ngầm, nước nóng, nước khoáng chất lượng. Đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.
Đường bờ biển dài 400 km. Nơi đây có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế như đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch,… Ngoài ra còn có cảng Hải Phòng lớn nhất cả nước.
Nguồn khoáng sản dồi dào như đá vôi, than nâu, khí tự nhiên và sét cao lanh.
Dân cư đông đúc tạo nên nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất.
Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên có nhiều lễ hội, làng nghề, di tích văn hóa lịch sử, mạng lưới đô thị rất phát triển.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển mạnh. Đặc biệt về giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, xí nghiệp, nhà máy,… đều thuộc loại tốt nhất cả nước.
Hãy phân tích sức ép về dân số đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?
Câu 3 trang 151 SGK Địa lí 12: Hãy phân tích sức ép về dân số đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?
Đồng bằng sông Hồng hiện nay có số dân đông nhất cả nước. Mật độ dân số cao rơi vào khoảng 1225 người/km2.
Con số này gấp khoảng 4,8 lần mật độ dân số trung bình của cả nước. Mặc dù đem lại nguồn lao động dồi dào cho vùng nhưng đồng thời cùng đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.
Việc dân số tăng nhanh cũng gây ra sự kìm hãm việc phát triển kinh tế của vùng. Điều này xảy ra trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển.
Dân số quá đông cùng với đó là kết cấu dân số trẻ đã gây nên một sức ép lớn về vấn đề giải quyết việc làm. Vấn đề thất nghiệp vẫn còn diễn ra ở cả vùng thành thị và nông thôn. Điều này gây ra sự lãng phí về nguồn nhân lực và gây khó khăn và việc phát triển kinh tế.
Dân số đông gây ra tình trạng việc sản xuất vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tích lũy. Cùng với đó là chưa thể cải thiện đời sống nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn.
Gây ra nhiều vấn đề về xã hội khác như tệ nạn xã hội, gây sức ép về giải quyết nhà ở, giáo dục, y tế và chi phí phúc lợi xã hội,…
Dân số đông gây cạn kiệt về tài nguyên. Đồng thời gây ô nhiễm môi trường như đất, nước, tiếng ồn, không khí một cách trầm trọng.
Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?
Câu 4 trang 151 SGK Địa lí 12: Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế – xã hội ở đồng bằng sông Hồng?
Trả lời:
Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế – xã hội ở đồng bằng sông Hồng như sau:
- Trong một năm, đồng bằng sông Hồng phải hứng chịu nhiều thiên tai về bão lũ và hạn hán. Ngoài ra vào mùa đông thì khí hậu rét đậm. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề vào việc phát triển nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong khu vực.
- Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Khí hậu có độ ẩm lớn đặc biệt vào cuối đông. Điều này là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng.
- Tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng sông Hồng không phong phú. Không có nguyên nhiên liệu để phát triển ngành công nghiệp của vùng.
- Ô nhiễm môi trường về đất và nước do việc khai thác quá mức. Bên cạnh đó là do mật độ dân số cao gây ra ô nhiễm.
- Tỉ trọng về nông nghiệp còn quá cao. Chuyển đối cơ cấu kinh tế còn chậm gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân chưa được nâng cao.
Dựa vào biểu đồ trên, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng?
Câu 5 trang 152 SGK Địa lí 12: Dựa vào biểu đồ hình 33.2 (SGK), hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?
Trả lời: Dựa vào biểu đồ, chúng ta có nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 1986 – 2005 như sau:
- Tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư – nghiệp giảm 32,7%. Từ 49,5% xuống còn 16,8%.
- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 17,8%. Từ 21,5% (năm 1986) lên 39,3% (năm 2005).
- Tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng 14,9%. Từ 29,0% (năm 1986) lên 43,9% (năm 2005).
- Trong năm 2005, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất là 43,9%. Công nghiệp – xây dựng cao thứ 2 với 39,3%. Tỉ trọng của nông – lâm – ngư – nghiệp là thấp nhất với 16,8%.
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này vẫn còn chậm.
Trả lời câu hỏi trang 135 SGK Địa lý 12
Câu 2 trang 153 SGK Địa lí 12: Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?
Những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là:
Vị trí địa lí
Đồng bằng sông Hồng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là những vùng có tiềm năng về nông sản và khoáng sản, thủy điện lớn nhất nước ta.
Đồng bằng sông Hồng còn giáp với Bắc Trung Bộ. Đây là vùng có thế mạnh về lâm sản, khoáng sản giúp cung cấp nguyên liệu cho việc phát triển kinh tế.
Việc giáp với biển Đông ở phía Đông Nam thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. Điều này giúp mở cửa nền kinh tế, giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới thông qua đường biển.
Đồng bằng sông Hồng nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông.
Vì vậy mà việc giao lưu giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và có Hà Nội là thủ đô của cả nước nên được nhà nước tập trung đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.
Tài nguyên thiên nhiên
Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 51,2% diện tích đồng bằng. Diện tích đất phù sa màu mỡ là 70%. Điều này rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú. Đặc biệt vùng được bồi đắp bởi sông Hồng và sông Thái Bình. Vùng có nhiều mạch nước như nước nóng, nước khoáng,…
Đường bờ biển dài 400km. Ven biển có nhiều vũng vịnh, bãi tôm bãi cá thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Có cảng Hải Phòng để phát triển giao thông vận tải biển. Có nhiều bãi biển đẹp, đảo ven bờ để phát triển du lịch như Đồ Sơn, Cát Bà.
Khoáng sản có giá trị nhất là đá vôi, sét, cao lanh. Ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về dầu khí.
Điều kiện kinh tế – xã hội
Lực lượng lao động dồi dào có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất. Chất lượng lao động đứng hàng đầu của cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị như Hà Nội và Hải Phòng.
Cơ sở hạ tầng – vật chất và kỹ thuật được xếp vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh. Ngoài ra khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
Ngoài ra hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể…
Dân cư đông tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn. Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. Thích hợp để phát triển du lịch.
Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế – xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.
Tuy nhiên, với việc dân số quá đông, các thiên tai bão lũ thường xuyên. Cùng với đó là việc thiếu nguyên nhiên liệu để phát triển công nghiệp đã gây ra những trở ngại trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các ngành.
Xem thêm:
- Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?
- Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng. Hy vọng bài viết này của Chúng Tôi đã giải đáp được những thắc mắc của bạn. Theo dõi Chúng Tôi mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích nhé!
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là một yêu cầu tất yếu đối với đồng bằng sông Hồng. Vùng này trước đây nổi tiếng với nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp truyền thống, nhưng để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và đẩy mạnh cạnh tranh, việc thực hiện sự chuyển đổi này đã trở nên cấp bách.
Một trong những lý do chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng đó là tạo ra sự đa dạng hóa nguồn lực và gia tăng giá trị gia tăng. Khi chỉ tập trung vào một ngành hoặc một loại sản phẩm, vùng sẽ phụ thuộc quá mức vào nguồn lực và thị trường duy nhất, rất dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, thay đổi kỹ thuật hay biến động giá cả. Bằng cách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng có thể cân đối hơn việc sử dụng các nguồn lực hiện có và phát triển những ngành mới, từ đó tạo ra sự đa dạng hoá và tăng cường khả năng chống chịu cho nền kinh tế.
Thêm vào đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành cũng mang lại những lợi ích về môi trường và xã hội. Vùng đồng bằng sông Hồng nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tuy nhiên, công nghiệp và nông nghiệp truyền thống đã gây ra sự ô nhiễm và tàn phá môi trường nghiêm trọng. Bằng cách chuyển dịch sang các ngành kinh tế mới như năng lượng tái tạo, công nghệ cao và dịch vụ tri thức, vùng có thể giảm bớt sự tác động tiêu cực lên môi trường và đồng thời tạo ra những công việc và thu nhập ổn định cho người dân.
Cuối cùng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng cũng đóng góp vào quá trình hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng việc tập trung vào các ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh, vùng có thể thúc đẩy đổi mới công nghệ, phát triển hệ thống hạ tầng và nâng cao năng lực sản xuất. Điều này mang lại sự phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người tiêu dùng, cải thiện chất lượng cuộc sống và góp phần vào sự phát triển bền vững của vùng.
Tổng kết lại, việc thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng là một yêu cầu cấp bách để đáp ứng các thách thức và cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Bằng cách tạo ra sự đa dạng hóa nguồn lực, đảm bảo sự bền vững và đóng góp tích cực về môi trường và xã hội, việc chuyển đổi này giúp đồng bằng sông Hồng phát triển một cách toàn diện và bền vững.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2. Ngành kinh tế đồng bằng sông Hồng
3. Chuyển đổi kinh tế ngành công nghiệp
4. Sự phát triển của ngành nông nghiệp
5. Tăng cường phát triển ngành dịch vụ
6. Chuyển đổi kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp
7. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế
8. Đồng bằng sông Hồng và sự phát triển kinh tế
9. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế
10. Hiệu quả kinh tế của việc chuyển dịch cơ cấu
11. Chính sách hỗ trợ chuyển dịch ngành kinh tế
12. Cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế tại đồng bằng sông Hồng
13. Vấn đề tạo việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
14. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến đời sống nhân dân
15. Cách thức thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại đồng bằng sông Hồng.