Bạn đang xem bài viết Tam Sên là gì? Bộ Tam Sên gồm những gì? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cúng Tam Sên là cụm từ quen thuộc mà người Việt chúng ta vẫn thường hay nhắc đến vào mỗi dịp cúng bái như cúng Thần Tài, cúng động thổ, cúng khai trương,… Vậy cúng Tam Sên là gì? Cúng Tam Sên có ý nghĩa như thế nào? Một mâm cỗ cúng Tam Sên gồm những gì? Wiki Cách Làm sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi này trong phần lý giải bên dưới. Hãy cùng theo dõi.
Bộ Tam Sên là gì? Bộ Tam Sên bao gồm những gì?
Ngày xưa ông bà ta thường gọi các mâm cúng trong những buổi lễ cúng bái các vị thần thánh là bộ Tam Sên. Theo lời người xưa thì đây là cách đọc trại từ chữ “tam sinh” có nghĩa là 3 loài vật sinh sống ở các điều kiện hoàn toàn khác nhau bào gồm: loài sống trên trời, trên mặt đất và dưới nước.
3 loài vật này sẽ tượng trưng cho 3 yêu tố tạo nên sự sống cho vạn vật đó là: Thiên – Thổ – Thủy. Ngoài ra, 3 thứ này còn phải là 3 loài sinh vật ở các hình thái: Thai sinh, noãn sinh và thấp sinh.
Trong đó:
– Thai sinh là một miếng thịt heo luộc – tượng trưng cho Thổ
– Noãn sinh là 1 quả trứng vịt – tượng trưng cho Thiên
– Thấp sinh là 3 con tôm luộc hay 1 con cua – tượng trưng cho Thủy.
Vậy, trong 1 bộ Tam Sên sẽ gồm có: 1 miếng thịt ba chỉ luộc, 1 quả trứng luộc và 3 con tôm luộc (có thể thay thế bằng 1 con cua luộc).
Ý nghĩa của bộ Tam Sên
Một bộ Tam Sên cúng hoàn chỉnh phải có đầy đủ 3 loại là thịt ba chỉ luộc, trứng và 3 con tôm luộc hoặc có thể thay thế bằng 1 con cua, dĩa Tam Sên này sẽ dùng để cúng các vị Thổ thần, đất đai,… Khi cúng, dĩa Tam Sên phải được đặt ngay ngắn và xếp các món ăn gọn gàng trên dĩa để thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với thần linh.
Một dĩa Tam Sên đầy đủ tượng trưng cho các yếu tố của đất trời với mong muốn sẽ được các vị thần phù hộ cho gia đình được bình an, làm ăn phát đạt, cuộc sống hòa thuận, êm ấm.
Bộ Tam Sên áp dụng cho những lễ cúng nào?
Người ta thường cúng bộ Tam Sên trong các buổi lễ cúng sau đây:
- Bộ Tam Sên cúng thôi nôi
- Bộ Tam Sên cúng nhập trạch
- Bộ Tam Sên cúng mụ
- Bộ Tam Sên cúng đầy tháng
- Bộ Tam Sên cúng khai trương
- Bộ Tam Sên cúng ngày vía Thần Tài
- Bộ Tam Sên cúng sửa nhà
- Bộ Tam Sên cúng xe…
Một dĩa Tam Sên sẽ bao gồm các con vật như đã nói ở trên, tuy nhiên tùy thuộc vào từng vùng miền mà có những cách cúng mâm cỗ Tam Sên khác nhau. Ví dụ như ở Huế người ta cúng Tam Sên bằng Môi (mép) Bò, Dồi Trường, Lưỡi Heo; còn ở miền Nam thì họ thường cúng thêm Cá Lóc,…
Lễ vật cúng đi kèm với bộ Tam Sên
Để cầu mong các thần linh phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn, bình an trong cuộc sống, khi cúng bộ Tam Sên gia chủ phải chuẩn bị thêm các lễ vật đi kèm trong một mâm cúng. Các lễ vật này bao gồm:
– 1 bình bông cúc hoặc vạn thọ hoặc hoa lay ơn
– Mâm ngũ quả cúng
– 5 cây nhang
– 3 chum rượu + 3 chum nước + 1 ly trà lớn
– 2 đèn cầy
– 3 điếu thuốc
– Gạo hũ, muối hũ
– Giấy cúng
– 5 phần xôi chè lớn
– Một con gà luộc
– Một bộ Tam Sên gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 quả trứng, 3 con tôm (hoặc cua), tất cả đều phải luộc chín.
Trước khi tiến hành làm lễ, gia chủ phải thay nước uống khi thắp hương và thay nước trong lọ hoa kèm theo đó là chưng thờ nải chuối chín vàng.
Gia chủ phải trông coi cẩn thận tránh để chó mèo quậy phá là ô uế bàn thờ thần linh. Bàn thờ phải được lau chùi sạch sẽ trước khi cúng và đảm bảo khăn lau bàn thờ không dùng vào việc khác.
Những lưu ý sau khi cúng Tam Sên cho Thần Tài, Thổ Địa
Thần Tài và Thổ Địa là hai vị thần được mọi nhà thờ cúng với mong muốn sự bình an, sung túc cho gia đình. Khi cúng Thần Tài, Thổ Địa không thể nào thiếu dĩa Tam Sên.
Đối với những vị thần khác khi cúng Tam Sên sẽ đặt dĩa cúng ở vị trí cao, những nơi trang nghiêm nhưng cúng Thần Tài, Thổ Địa thì đặt ở vị trí thấp dưới đất và hướng ra mặt cửa chính.
Khi cúng Thần Tài, Thổ Địa cần lưu ý các vấn đề sau:
– Mỗi ngày bạn phải thắp hương cho bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa từ 6h – 7h sáng, chiều từ 6-7h, mỗi lần thắp 5 cây nhang.
– Bạn hãy thay nước uống tron lúc thắp nhang và thường xuyên thay nước trong lọ hoa.
– Tránh để các con vật như chó, mèo quấy phá bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa.
– Gạo, muối cúng xong hãy giữ lại dùng để lấy lộc không nên rải ra bên ngoài sẽ mất lộc.
– Vàng bạc, quần áo mang ra ngoài đốt.
– Rượu hay nước cúng thì đứng bên ngoài cửa tưới vào nhà, việc này có ý nghĩa là mang lộc vào nhà.
– Bộ Tam Sên, các loại hoa quả, trái cây, chè xôi thì chia cho các thành viên trong nhà ăn, không nên chia cho người ngoài vì sẽ bị mất lộc.
Bài văn khấn cúng Thần Tài, Thổ Địa
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
>>> Xem thêm: Cúng ông Công, ông Táo: Thời gian, mâm cỗ, bài khấn
Qua đây chúng ta đã biết được bộ Tam Sên gồm những gì và ý nghĩa của bộ Tam Sên trong các buổi lễ cúng cũng như những lưu ý cần phải biết khi cúng Thần Tài, Thổ Địa. Hi vọng qua đây mọi người sẽ biết được cách cúng Tam Sên để thực hiện cho đúng với mong muốn cầu may mắn, bình an cho gia đình.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tam Sên là gì? Bộ Tam Sên gồm những gì? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.