Bạn đang xem bài viết Tập làm văn lớp 5: Dàn ý Tả cô giáo, thầy giáo đã từng dạy em (12 mẫu) Ôn tập về tả người lớp 5 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lập dàn ý Tả cô giáo, thầy giáo đã từng dạy em tuyển chọn 13 mẫu hay, chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều thông tin bổ ích, nhanh chóng hoàn thiện bài văn tả thầy cô giáo thật hay.
Sau khi lập được dàn ý, các em sẽ dễ dàng triển khai thành bài văn hoàn chỉnh, đầy đủ những ý quan trọng. Nhờ đó, sẽ làm nổi bật lên những tình cảm của mình dành cho thầy cô, những người cha người mẹ thứ hai, đã không quản khó khăn vất vả dạy dỗ chúng ta. Mời các em cùng theo dõi bài viết để lập dàn ý tả người thật hay.
Đề bài:Lập dàn ý chi tiết tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp – SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 150.
Lập dàn ý bài văn tả thầy cô giáo mà em yêu quý
- Dàn ý tả thầy cô giáo từng dạy em
- Lập dàn ý Tả cô giáo đã từng dạy em (8 mẫu)
- Lập dàn ý Tả thầy giáo đã từng dạy em (4 mẫu)
Dàn ý tả thầy cô giáo từng dạy em
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về thầy cô giáo của em
2. Thân bài:
* Tả về ngoại hình của thầy cô giáo đã từng dạy em
- Tả dáng người, dáng đi của thầy cô giáo
- Tả các đặc điểm khuôn mặt mắt, mũi, miệng
- Tả các đặc điểm khác nổi bật như: nước da, mái tóc, đôi bàn tay
* Tả tác phong dạy học, tính cách của thầy cô giáo
- Giọng nói, cách giảng bài
- Chữ viết, tác phong viết bảng, hướng dẫn học sinh
- Tính cách nổi bật của thầy cô giáo như: vui vẻ, hòa đồng, thân thiện, hóm hỉnh,…
* Tả kỉ niệm với thầy cô giáo để lại cho em ấn tượng nhất
- Em ấn tượng với thầy cô giáo ở điểm gì (ví dụ: giọng nói, tính cách, cách giảng bài).
- Kỷ niệm nào với thầy cô giáo khiến em nhớ mãi (ví dụ: một lần mắc lỗi, đi học muộn, không làm được bài,…)
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về thầy cô giáo.
Lập dàn ý Tả cô giáo đã từng dạy em
Dàn ý tả cô giáo Mẫu 1
1. Mở bài: giới thiệu cô giáo mà em mến
Ví dụ: Mỗi chúng ta ai cũng có một quãng đời đi học biết bao kỉ niệm. Những kỉ niệm vui buồn luôn gắn bó với chúng ta. Trong đó, chúng ta có những kỉ niệm thân thiết và yêu thương về thầy cô. Một trong những người cô mà tôi yêu mến nhất là cô Lan, cô là cô chủ nhiệm lớp 5 của tôi.
2. Thân bài: Tả về cô giáo em yêu mến
a. Tả bao quát về cô giáo mà em mến
- Cô giáo em mến năm nay 30 tuổi
- Nhà cô gần nhà em
- Cô có chồng và 1 người con
b. Tả chi tiết về cô giáo mà em yêu mến
– Tả về ngoại hình của cô giáo mà em yêu mến
- Cô giáo có thân hình rất cân đối
- Cô thường mặc áo dài, nhìn cô rất thướt tha
- Cô có gương mặt xinh đẹp và phúc hậu
- Mái tóc của cô dài và óng mượt
- Cô có đôi mắt long lanh
- Đôi môi của cô chúm chím
- Cô có cái mũi xinh xinh
– Tả về tính tình của cô
- Cô rất thân thiện
- Cô hiền hòa
- Cô rất yêu thương học sinh
- Cô quý mến tất cả mọi người
– Tả về hành động của cô giáo mà em quý mến
- Cô luôn giúp đỡ mọi người
- Cô quan tâm và chỉ dạy chúng em từng li từng tí
- Cô hay nhắc nhở bọn em trong học tập và cuộc sống
- Đôi khi cô trách mắng tụi em nhưng do cô thương chúng em
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô giáo mà em quý mến
Ví dụ: Em rất yêu và quý mến cô. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô.
Dàn ý tả cô giáo Mẫu 2
I. Mới bài: Giới thiệu cô giáo mà bạn định kể
Trong cuộc đời mỗi người đều trải qua quãng đời học sinh, những kỉ niệm vui buồn, những người bạn tốt gắn bó suốt đời với ta. Ngoài những người bạn thì thầy cô cũng là một trong những người gắn bó với ta trong quãng đời học sinh. Ai cũng có một thầy cô giáo cho riêng mình. Đối với tôi thì thời học sinh, cô giáo chủ nhiệm năm lớp 1 là người tôi vô cùng yêu thương và trân trọng, đó là cô Bích.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu cô giáo
a. Ngoại hình:
- Năm nay cô 46 tuổi
- Cô không có thân hình đẹp như siêu mẫu nhưng đối với em cô là siêu mẫu của lòng em
- Cô mũm mĩm
- Đi dạy cô thường mặc áo dài
- Cô có giọng nói rất truyền cảm và thân thiện
- Đôi mắt biết nói của cô khiến ai cũng phải bắt chuyện
- Đôi môi mỏng, mỗi khi cô cười rất xinh
- Khuôn mặt tròn
- Mái tóc dài ngang lưng, trông rất đẹp
- Mũi cô cao
- Cô hay đi dép cao khi mặc áo dài
b. Tính tình:
- Cô rất hiền, nhưng những lúc cô rất nghiêm khắc
- Những bạn không lo học hay chú ý nghe giảng cô đều ân cần bảo ban và chăm sóc
- Cô rất công bằng, không yêu thương ai hay ghét bất kì ai
- Cô rất yêu thương chúng em
- Cô rất yêu thương học trò, tận tình chăm sóc và bảo ban
2. Kể về cô giáo:
a. Kể về cô khi cô ở trường:
- Cô rất ân cần và dịu dàng
- Cô luôn đến trường rất sớm
- Cô thường chỉ dạy chúng em rất tận tình
- Cô luôn công bằng trong công việc và học tập
b. Kể về cô khi cô ở nhà:
- Em thường đến thăm nhà cô, nhà cô rất gọn gàng, sạch sẽ
- Nhà cô có một vườn rau xinh xinh, cô rất đảm đang
- Cô rất khéo tay, mọi đồ dùng trong nhà đều do tay cô làm.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô
- Em rất yêu thương và kính trọng cô
- Cô là tấm gương cho em học tập và noi theo
Dàn ý tả cô giáo Mẫu 3
1. Mở bài: Cô Luân là cô giáo đầu tiên của tôi.
2. Thân bài:
a) Hình dáng:
- Vóc người thon thả.
- Thường mặc áo sơ mi trắng khi đến lớp.
- Mái tóc dài, đen mượt.
- Khuôn mặt hiền từ.
- Hàm răng trắng, đều đặn.
- Cặp mắt to, sâu và sáng.
- Đôi bàn tay thon thon, ngón tay gầy gầy.
b) Tính tình:
- Rất tận tụy với học sinh, thường đi dạy sớm.
- Quan tâm đặc biệt đối với học sinh nghèo, học sinh yếu kém.
- Thân ái với đồng nghiệp; hết lòng với công việc.
- Gắn bó với trường lớp.
3. Kết bài:
- Em rất biết ơn cô.
- Em sẽ ra sức học tập để xứng đáng với sự dạy dỗ của cô
Dàn ý tả cô giáo Mẫu 4
I. Mở bài
- Cô Hoa là cô giáo đang dạy em.
- Cô đã để lại ấn tượng tốt đẹp nhất trong em.
II. Thân bài
a. Tả ngoại hình
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Vóc người mảnh khảnh.
- Thường mặc bộ áo dài màu xanh ngọc khi đến lớp.
- Dáng đi nhẹ nhàng thong thả.
- Khuôn mặt tròn, đôi mắt màu hạt dẻ.
- Mái tóc dài ngang lưng thường bím đuôi sam.
- Đôi môi đỏ hồng, hàm răng trắng đều đặn.
- Nét mặt cô vui khi các em chăm ngoan học giỏi.
- Ánh mắt đượm buồn khi học sinh không chăm học, không hiểu bài.
b. Tả tính tình, hoạt động
- Giọng nói ấm áp, có sức thuyết phục.
- Cô giảng bài rõ ràng dễ hiểu.
- Nét chữ thanh thoát, đều đặn trên bảng.
- Ân cần chăm sóc, dạy bảo học sinh.
- Quan tâm đến học sinh nghèo, học sinh học yếu.
- Hòa nhã với phụ huynh.
- Quan tâm gần gũi với đồng nghiệp.
- Tận tụy với nghề.
- Mến trẻ thơ.
III. Kết bài
- Cô không quản khó nhọc để dạy chúng em nên người.
- Em rất biết ơn cô.
- Nguyện ra sức học giỏi để không phụ lòng cô.
Dàn ý tả cô giáo Mẫu 5
I. Mở bài
- Giới thiệu về cô giáo.
- Cô là người mẹ thứ hai của em.
II. Thân bài
1. Giới thiệu chung về cô giáo: tên, tuổi…
2. Tả ngoại hình của cô
- Cô có dáng thon thả, thướt tha trong chiếc áo dài.
- Mái tóc đen, dài xõa ngang vai.
- Khuôn mặt đầy đặn, cân đối với chiếc mũi thẳng, đôi môi hồng luôn tươi cười.
- Đôi mắt to và đen; nhìn hiền từ, thân thiện.
- Nước da trắng trẻo.
- Bàn tay nhỏ nhắn có các ngón thon dài.
- Bước đi uyển chuyển.
- Giọng nói rõ ràng, rành mạch.
3. Tính cách của cô
- Hiền dịu
- Nghiêm khắc…
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về cô.
- Cô giáo thật dễ thương, gần gũi.
- Tình cảm dành cho cô giáo.
Dàn ý tả cô giáo Mẫu 6
a. Mở bài: Giới thiệu về cô giáo mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Người ta thường nói, cô giáo như mẹ hiền. Em đã từng được học với nhiều cô giáo, tuy em rất yêu quý và kính trọng các cô. Nhưng phải đến lúc được gặp cô Hà – cô giáo chủ nhiệm của em, thì em mới thực sự cảm nhận được rằng cô ấy chính là người mẹ thứ hai của mình.
b. Thân bài
– Giới thiệu chung về cô giáo của em:
- Cô có tên là gì? Năm nay cô bao nhiêu tuổi?
- Cô dạy em môn học nào? Từ năm học nào?
- Cô có dáng vẻ ra sao? (xinh đẹp, hiền dịu, thanh thoát…)
- Cô có thân thiện và gần gũi với học sinh không?
– Miêu tả chi tiết về cô giáo của em:
- Khuôn mặt của cô có hình dáng gì? Cô thường để kiểu tóc như thế nào? Có hợp với khuôn mặt của cô không?
- Cô có đôi mắt màu gì? Hình dáng ra sao? Nó có nổi bật không? Khi nhìn vào đôi mắt của cô, em cảm nhận được gì? Cô có phải đeo kính khi chấm bài hay không?
- Khi đi dạy (hoặc vào các dịp lễ) cô có trang điểm hay không? Khi trang điểm trông cô như thế nào? Có khiến em và mọi người bất ngờ không?
- Bình thường, cô có thường mang món trang sức nào không? (vòng tay, nhẫn, dây chuyền) Món đồ đó có ý nghĩa gì đặc biệt với cô không?
- Trang phục đi dạy thường ngày của cô là gì? Vào các dịp đặc biệt, cô có sự thay đổi nào không?
– Tả tính cách, hoạt động của cô giáo:
- Cô đi dạy có đúng giờ không? Có dành thêm nhiều thời gian cho các học sinh của mình không?
- Trong giờ dạy, cách cô dạy học có gì đặc biệt không? Em cảm nhận như thế nào về cách dạy, chữa bài, giọng nói của cô?
- Cô có thường cùng lớp tham gia các hoạt động tập thể không? Cô đã giúp các em những điều gì?
- Ngoài giờ học, cô có trò chuyện, tâm sự cùng học sinh của mình không?
- Đối với đồng nghiệp, phụ huynh, cô giáo cư xử ra sao? Có được mọi người yêu quý không?
– Tả một kỉ niệm, một điều mà em ấn tượng nhất ở cô:
- Em thích điều gì nhất ở cô?
- Em có kỉ niệm nào đáng nhớ với cô không?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cô giáo.
Mẫu: Em yêu quý cô Hà lắm. Có lúc cô như một người mẹ của em, có lúc cô lại như một người chị dịu dàng và thân thiết. Được học với cô là một điều may mắn của em. Em mong rằng, trong tương lai, dù em không còn được cô dạy nữa, thì em vẫn sẽ luôn là học sinh nhỏ yêu quý của cô.
Dàn ý tả cô giáo Mẫu 7
a) Mở bài: Giới thiệu chung về cô giáo mà em muốn miêu tả:
- Cô ấy tên là gì? Là giáo viên dạy em môn gì? Vào năm lớp mấy?
- Hiện tại cô còn đang dạy em không? Tình cảm của em dành cho cô là gì?
b) Thân bài:
– Miêu tả ngoại hình của cô:
- Cô có chiều cao, cân nặng bao nhiêu? Vóc dáng của cô có đặc điểm gì?
- Nước da của cô có màu sắc như thế nào?
- Mái tóc của cô có màu sắc gì? Có dài không? Cô tạo kiểu như thế nào mỗi khi đi dạy?
- Khuôn mặt của cô có hình gì? Đôi mắt, vầng trán, gò má, sống mũi, khuôn miệng… của cô có đặc điểm gì? Cô có thường trang điểm khi đi dạy không? Cách trang điểm của cô có gì khiến em ấn tượng?
- Nụ cười, ánh mắt của cô giáo khi nhìn em như thế nào? Điều đó truyền cho em cảm xúc, động lực như thế nào?
- Bàn tay của cô có đặc điểm gì? Cô có làm móng không? Khi cô viết bảng, cầm tay em, xoa đầu em thì em có cảm giác gì?
- Dáng đi đứng của cô có đặc điểm gì? Cách cô nói chuyện ra sao?
- Trang phục khi đi dạy của cô là gì? Những hôm có hoạt động đặc biệt thì cô mặc gì?
– Miêu tả hành động, tính cách của cô:
- Cô dạy học có dễ hiểu không? Cô thường tổ chức các hoạt động gì trong giờ học?
- Cô có quan tâm đến học sinh không? Sự quan tâm ấy được thể hiện qua các hành động nào?
- Tính cách của cô ra sao? Mọi người có yêu quý cô không?
c) Kết bài:
- Tình cảm, suy nghĩ của em dành cho cô
- Những mong ước tốt đẹp mà em muốn gửi đến cô
Dàn ý tả cô giáo Mẫu 8
I. Mở bài
- Dẫn dắt giới thiệu đối tượng miêu tả.
- Năm năm học dưới mái trường tiểu học thân yêu đã cho em gặp gỡ với bao người thầy, người cô tâm huyết nhưng cô giáo mà em yêu quý nhất là cô Vân – đó là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 của em.
II. Thân bài
a. Tả khái quát
- Cô có cái tên rất hay Nguyễn Ngọc Khánh Vân. Cô bảo rằng cái tên ấy có nghĩa là làn nước mùa xuân trong xanh.
- Cô là giáo viên kinh nghiệm với gần hai mươi năm tuổi nghề.
b. Tả ngoại hình
- Cô năm nay đã gần năm mươi tuổi nhưng trông cô vẫn còn trẻ và mang vẻ đẹp xuân xanh.
- Dáng người cao và gầy.
- Mái tóc dài, đen mượt lúc nào cũng được thả ngang vai duyên dáng.
- Khuôn mặt hình trái xoan với nước da trắng hồng đã xuất hiện một vài nếp nhăn của tuổi tác.
- Đôi mắt đen láy luôn chan chứa tình yêu thương, lòng vị tha đối với học sinh.
- Nụ cười tỏa nắng khiến người tiếp xúc với cô luôn cảm thấy dễ chịu.
- Giọng nói của cô vừa trầm ấm vừa truyền cảm. Những bài học cô giảng vì thế mà trở nên hấp dẫn hơn.
- Bàn tay cô không thon dài mà hơi khô ráp với những vết chai sần. Đó là dấu ấn của cả cuộc đời vất vả với bảng đen phấn trắng, là dấu tích của những đêm cần mẫn cầm bút chấm bài.
c. Tả đặc điểm tính cách
- Cô Vân là người giáo viên có niềm say mê và trách nhiệm với công việc. Giáo án của cô bao giờ cũng được soạn kĩ càng để mang đến cho chúng em bài học hay nhất.
- Cô rất yêu thương và quan tâm tới học sinh. Cô tận tình dạy chúng em không chỉ kiến thức sách vở mà còn là những bài học cuộc sống bổ ích.
- Cô là người có lòng bao dung vị tha. Mỗi khi chúng em mắc lỗi cô không quát mắng mà nhẹ nhàng nhắc nhở và khuyên bảo chân tình.
- Cô là người vui tính. Trong giờ học cô hay kể đan xen những mẩu chuyện cười để tạo cho chúng em giờ học thoải mái.
- Hay cười và thân thiện là một trong những nét đẹp của cô khiến đồng nghiệp và học sinh yêu quý, kính trọng.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về cô.
- Dù sau này em có học cao lên, có thể gặp nhiều thầy cô khác nhưng những ấn tượng về cô Thủy vẫn mãi in dấu trong em. Em mong ước sau này sẽ trở thành một người giáo viên tâm huyết như cô.
>> Xem thêm: Tả cô giáo mà em yêu quý
Lập dàn ý Tả thầy giáo đã từng dạy em
Dàn ý tả thầy giáo Mẫu 1
1. Mở bài:
- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.
- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Dáng người cao
- Nước da ngăm đen
- Mái tóc bạc nhiều
- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.
- Thường đeo kính trắng
- Đôi mắt sâu, hiền từ.
- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.
- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.
b) Tả tính tình:
- Quan tâm đến học sinh
- Quan tâm đến tất cả mọi người.
- Giúp đỡ đồng nghiệp.
- Yêu nghề dạy học
- Tận tụy với công việc.
- Mong học trò khôn lớn, nên người
- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
3. Kết bài:
- Em luôn nhớ về thầy
- Xem thầy như người cha thứ hai của mình
- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
Dàn ý tả thầy giáo Mẫu 2
1. Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu thầy giáo.
- Như người gieo nắng âm thầm và bền bỉ, thầy mang đến cho chúng em những hạt sáng của tri thức, đốt lên trong em ngọn lửa của đam mê và khát vọng. Cảm ơn thầy, người thầy mà em yêu quý, thầy Thanh.
2. Thân bài
a) Giới thiệu chung
- Thầy Thanh là người dạy em môn Văn năm lớp 4 và lớp 5.
- Năm nay thầy cũng đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng thầy còn rất trẻ và tràn đầy lòng nhiệt huyết với nghề.
b) Ngoại hình
- Dáng người thầy dong dong cao, dáng đi nhẹ nhàng khoan thai như chính con người thầy, chẳng thể lẫn với ai.
- Gương mặt hình chữ điền, song đâu đây đã xuất hiện những nếp nhăn. Phải chăng những đêm ngồi soạn bài, những lo toan cuộc sống, những băn khoăn với học sinh đã in hằn lên gương mặt ấy.
- Em vẫn yêu quý nhất là nụ cười của thầy. Một nụ cười luôn nở, ấm áp và hiền hậu, gần gũi và thân thương biết bao nhiêu.
- Đôi mắt thầy ngày càng yếu đi, nhìn học sinh không còn tinh tường như ngày nào song vẫn ẩn chứa cả một biển trời yêu thương, bao dung, che chở cho những đứa học trò còn nhỏ bé và thơ ngây.
- Thầy là người rất giản dị. Hằng ngày, trên chiếc xe đạp đã cũ và con đường làng đã quen, thầy mang tri thức đến cho lũ trò nhỏ.
c) Cách thầy dạy bài
- Có lẽ, cho đến bây giờ, thầy là người truyền cảm hứng văn chương cho em nhiều nhất.
- Thầy luôn mang đến một không khí rất riêng cho lớp học với vô vàn những câu chuyện từ đời, dạy chúng em biết bao bài học quý giá.
- Môn Văn trở nên gần gũi hơn bao giờ hết qua lời giảng của thầy, khi trầm, lúc bổng, những trang văn là cuộc sống ngoài kia chứ nhất định không phải là mực đen trên tờ giấy trắng.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Dàn ý tả thầy giáo Mẫu 3
a. Mở bài: Giới thiệu về thầy giáo của em.
b. Thân bài:
– Tả ngoại hình thầy giáo:
- Thầy tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi?
- Thầy dạy em môn học gì? Từ khi nào?
- Thầy có vóc dáng như thế nào? (chiều cao, cân nặng nếu em biết)
- Tả một số chi tiết em đặc biệt ấn tượng ở thầy (mái tóc, đôi mắt, nụ cười, bàn tay…)
- Khi đến trường thầy thường mặc trang phục gì? Để kiểu tóc ra sao?
- Thầy có giọng nói như thế nào? Em có cảm xúc như thế nào khi được nghe giọng nói của thầy?
– Tả tính cách, hành động của thầy:
- Thầy có tính cách như thế nào? (năng động, vui tính, hài hước, hiền lành…)
- Thầy có yêu thương học sinh của mình không? (điều đó thể hiện qua các hành động nào)
- Vào mỗi giờ học, thầy thường làm gì để học sinh dễ hiểu bài hơn?
- Ngoài giờ học, thầy có dành thời gian để hướng dẫn và tâm sự cùng học sinh không?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho thầy
Dàn ý tả thầy giáo Mẫu 4
a) Mở bài: Giới thiệu chung về người thầy giáo mà em muốn miêu tả
b) Thân bài:
– Miêu tả ngoại hình của thầy giáo;
- Thầy có vóc dáng như thế nào? Chiều cao, cân nặng của thầy là bao nhiêu? Màu da của thầy là gì?
Thầy để kiểu tóc như thế nào? Kiểu tóc ấy có phù hợp với khuôn mặt của thầy không? - Khuôn mặt của thầy có hình dáng gì? Ngũ quan trên khuôn mặt có hài hòa không? Đem lại cảm giác như thế nào cho người nhìn? Em ấn tượng nhất với bộ phận nào trên khuôn mặt thầy?
- Bàn tay của thầy có to không? Khi thầy xoa đầu em, vỗ vai em thì em cảm giác như thế nào?
- Trang phục hằng ngày khi đến trường của thầy là gì? Vào các dịp quan trọng, thầy mặc gì? Em cảm thấy như thế nào về ngoại hình của thầy lúc đó?
– Miêu tả tính cách, hành động của thầy giáo:
- Giọng nói của thầy có đặc điểm gì? Cách thầy nói chuyện ra sao?
- Cách đi lại, hành động của thầy ra sao? Đem đến ấn tượng như thế nào cho người khác?
- Cách dạy học của thầy như thế nào? Em có thích cách thầy giảng bài không?
- Thầy có quan tâm đến học sinh không? Mọi người có tình cảm như thế nào về thầy?
- Sở thích của thầy là gì? Thầy có bao giờ chia sẻ với các em điều đó không?
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho người thầy giáo ấy.
>> Xem thêm: Tả thầy giáo mà em yêu quý
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tập làm văn lớp 5: Dàn ý Tả cô giáo, thầy giáo đã từng dạy em (12 mẫu) Ôn tập về tả người lớp 5 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.