Bạn đang xem bài viết Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả Hồ Gươm (9 mẫu) Lập dàn ý tả Hồ Gươm tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 9 Dàn ý tả Hồ Gươm hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 5 nắm được cấu trúc, nhanh chóng xây dựng dàn ý cho bài văn tả cảnh Hồ Gươm thật hay, đầy đủ những ý quan trọng.
Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm, là một di tích gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam. Với các quần thể di tích kiến trúc cổ như Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc sơn,… Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn để nhanh chóng lập dàn ý cho bài văn Tả cảnh Hồ Gươm.
Dàn ý Tả cảnh Hồ Gươm lớp 5
a) Mở bài: Giới thiệu chung về Hồ Gươm.
b) Thân bài: Miêu tả cảnh Hồ Gươm:
– Tả Hồ Gươm:
- Diện tích, hình dáng của Hồ Gươm như thế nào?
- Nước hồ có sâu không? Màu sắc của nước hồ là gì? Vì sao mà nước có màu sắc như vậy?
- Độ sâu, màu sắc của nước hồ có thay đổi theo mùa trong năm không?
- Dưới hồ có loài vật gì sinh sống không? Đó là do con người thả vào hay tự nhiên mà có?
- Mặt hồ có đặc điểm gì đặc biệt được nhiều người yêu thích?
- Lòng hồ, thành hồ nước có được ốp gạch, lát gạch, xây lối bậc thang dẫn xuống hồ không?
– Tả xung quanh Hồ Gươm:
- Ven hồ có trồng cây, hoa không? Đó là những cây gì? Chúng góp phần tạo nên đặc điểm gì cho Hồ Gươm?
- Có kiến trúc, khu nhà nào được xây dựng ven bờ Hồ Gươm? Chúng thường diễn ra hoạt động gì?
- Có nhiều người biết đến và ghé thăm Hồ Gươm không? Đông nhất là vào những dịp nào?
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho Hồ Gươm.
Lập dàn ý Tả cảnh Hồ Gươm
a) Mở bài: Giới thiệu chung về Hồ Gươm.
b) Thân bài: Miêu tả cảnh Hồ Gươm:
– Tả Hồ Gươm:
- Diện tích, hình dáng của Hồ Gươm như thế nào?
- Nước hồ có sâu không? Màu sắc của nước hồ là gì? Vì sao mà nước có màu sắc như vậy?
- Độ sâu, màu sắc của nước hồ có thay đổi theo mùa trong năm không?
- Dưới hồ có loài vật gì sinh sống không? Đó là do con người thả vào hay tự nhiên mà có?
- Mặt hồ có đặc điểm gì đặc biệt được nhiều người yêu thích?
- Lòng hồ, thành hồ nước có được ốp gạch, lát gạch, xây lối bậc thang dẫn xuống hồ không?
– Tả xung quanh Hồ Gươm:
- Ven hồ có trồng cây, hoa không? Đó là những cây gì? Chúng góp phần tạo nên đặc điểm gì cho Hồ Gươm?
- Có kiến trúc, khu nhà nào được xây dựng ven bờ Hồ Gươm? Chúng thường diễn ra hoạt động gì?
- Có nhiều người biết đến và ghé thăm Hồ Gươm không? Đông nhất là vào những dịp nào?
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho Hồ Gươm.
Dàn ý Tả Hồ Gươm lớp 5
1. Mở bài:
Giới thiệu về Hồ Gươm: Hồ Gươm còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, đây là một di tích gắn liền với lịch sử dân tộc. Đồng thời hồ Gươm còn là một danh lam thắng cảnh được nhiều người dân trong nước và ngoài nước đến tham quan và du lịch. Phong cảnh nơi đây cũng khiến em ngỡ ngàng đến lạ.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát cảnh hồ Gươm:
- Hồ Gươm nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm
- Hồ Gươm gắn với nhiều di tích lịch sử và chiến tích của dân tộc
- Khung cảnh toàn hồ rất êm đềm và sâu lắng
b. Tả chi tiết cảnh hồ Gươm:
* Tả mặt nước Hồ Gươm:
- Mặt nước hồ Gươm đẹp như tranh
- Nước hồ trong xanh
- Mặt nước in bóng mây và cây xanh hai bên đường
c. Tả cảnh vật xung quanh hồ Gươm:
- Cây cối hai bên hồ um tùm nhưng rất thẳng hàng
- Những chú chim bay ríu rít trên cao
- Tiếng gió rì rào thổi
- Những ngọn cây đung đưa theo gió
- Có rất nhiều người đi tham quan
- Quanh hồ Gươm tấp nập người đi lại
d. Những kiến trúc xung quanh hồ Gươm:
- Cầu Thê Húc
- Tháp Rùa
- Đền Ngọc Sơn
- Tháp bút
- Đài Nghiên
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm: Hồ Gươm là một di tích lịch sử của dân tộc. Em sẽ ghé thăm lại hồ Gươm một lần nữa.
Dàn ý Tả cảnh Hồ Gươm ngắn gọn
1. Mở bài: Giới thiệu tổng quát về Hồ Gươm
- Hồ Gươm có tên gọi khác là gì?
- Hồ có một vị trí như thế nào?
- Hồ mang ý nghĩa biểu tượng gì?
2. Thân bài: Đi vào tả cảnh
Nằm giữa lòng Hà Nội Hồ Gươm như một bức tranh đẹp, là tuyệt tác cùng với quần thể di tích kiến trúc cổ như Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc sơn,…
- Bao quanh hồ là gì?
- Những hoạt động xung quanh hồ?
- Vẻ đẹp tự nhiên của hồ thay đổi như thế nào qua các mùa?
- Ở trung tâm hồ là gì? Mang ý nghĩa gì?
3. Kết bài: Cảm nhận về Hồ Gươm
Dàn ý Tả cảnh Hồ Gươm
Mở bài: Giới thiệu tổng quát về Hồ Gươm
- Hồ Gươm có rất nhiều tên gọi khác nhau ví dụ như hồ Hoàn Kiếm, hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân,… Mỗi tên gọi của hồ đều có những câu chuyện riêng, những lý do riêng để đặt tên cho Hồ.
- Hồ nằm ngay giữa trung tâm thành phố Hà Nội, là hồ nước ngọt và nước xanh quanh năm.
- Hồ có một vị trí như kết nối giữa các khu phố cổ với nhau như phố hàng ngang, hàng đào, cầu gỗ,…
- Hồ là biểu tượng vẻ đẹp của thủ đô, vậy vẻ đẹp đó như thế nào hãy cùng nhau tìm hiểu.
Thân bài: Đi vào tả cảnh
- Nằm giữa lòng Hà Nội Hồ Gươm như một bức tranh đẹp, là tuyệt tác cùng với quần thể di tích kiến trúc cổ như Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc sơn,…
- Bao quanh hồ là những hàng cây như tỏa bóng mát cho hồ, càng tô đậm nên vẻ đẹp thiên nhiên của hồ.
- Nhìn từ xa đường phố tấp nập người qua lại nhưng cảnh hồ vẫn cứ tĩnh lặng là yên bình đến vậy.
- Hồ mang một vẻ đẹp tự nhiên với sự thay đổi cảnh sắc theo từng mùa, mang lại cho con người từng cảm xúc khác nhau theo sự thay đổi của năm tháng
- Nếu như là mùa hè thì bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hồ khi những ánh nắng xuyên qua từng tán cây chiếu xuống mặt hồ để khi nhìn ngắm mặt hồ là cả một sự long lanh và lấp lánh như một một khoảng trời sao trong đêm tối mịt mù. Phía trên thành hồ được tô điểm màu sắc của những loài hoa, tất cả màu sắc không tô vẽ, không lựa chọn nhưng lại hài hòa và đẹp đến lạ.
- đối với mùa thu hồ vẫn một màu xanh biết nhưng lại mang một vẻ đẹp dịu dàng cùng với màu nắng vàng nhạt chứ không gây gắt như mùa hè. Tất cả đều nhẹ nhàng và man mát như đó là vẻ đẹp điển hình của mùa thu và giờ lại càng đẹp hơn khi cái đẹp nhẹ nhàng ấy được đặt trên mặt hồ trong xanh này.
- Mùa đông, Hồ Gươm lại mang một vẻ đẹp tĩnh lặng, buồn nhẹ như cái buồn của người con xa phương nhớ quê hương mình vậy, những bóng liễu bên hồ rủ xuống lặng im càng tôn thêm sự tĩnh lặng yên ắng của mùa đông.
- Ở trung tâm hồ là tháp rùa, một ngọn tháp nhỏ với lối kiến trúc kết hợp, ảnh hưởng của nền kiến trúc pháp nhưng phần mái cong lại tôn lên lối kiến trúc của Việt Nam. Tháp rùa hiện diện giữa lòng hồ như minh chứng cho sự thật về truyền thuyết rùa vàng và sự tích trả gươm vậy.
- Ngoài ra còn có Cầu Thê Húc, cây cầu cong cong dẫn thẳng đến đền Ngọc Sơn mang một màu đỏ nổi bật giữa nền trời. Còn có cả Tháp Bút, Đài Nghiên tất cả tạo nên một sự hài hòa cho cảnh hồ, tăng thêm sự thu hút cho nơi này.
Kết bài: Cảm nhận về Hồ Gươm
- Dù nằm giữa trung tâm Hà Nội ồn ào và náo nhiệt là thế nhưng hồ vẫn mang một vẻ đẹp tĩnh lặng yên bình, có lẽ đây chính là lý do mà Hồ Gươm được nhiều người ghé thăm, dạo mát hay tập thể dục quanh hồ
- Nét đẹp của hồ khiến người đến không thể nào quên, một nét đẹp trăm năm không hề phai nhạt theo năm tháng.
Dàn ý bài văn tả Hồ Gươm
I. Mở bài (Giới thiệu khái quát về Hồ Gươm)
- Em đã được nghe nhiều câu chuyện về Hồ Gươm.
- Trong chuyến tham quan vừa rồi, em được cùng các bạn tới thăm khu di tích lịch sử Hồ Gươm.
- Hồ Gươm không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước mà còn là một di tích lịch sử thiêng liêng, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
II. Thân bài
1. Tả cảnh bao quát
- Từ xa xa, Hồ Gươm hiện ra trước mắt đầy vẻ uy nghiêm và tráng lệ.
- Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại, trên những chiếc ghế đá những du khách đã ngồi kín hết các chỗ.
- Xung quanh hồ, những hàng cây lộc vừng, cây liễu rủ bóng xuống dưới mặt hồ. Chúng khiến cho Hồ Gươm thêm đẹp hơn, thêm mềm mại hơn.
2. Tả cảnh chi tiết
- Bốn mùa, nước Hồ Gươm lúc nào cũng xanh tươi.
- Trước đây, những cụ rùa sống ở trong hồ. Nhưng giờ đây, các cụ rùa đã chết cả. Hiện tại, Hồ Gươm đang có thí điểm nuôi thiên nga trắng và thiên nga đen trong hồ.
- Trong lòng hồ có hai đảo nổi lên trên mặt nước. Chúng ta vẫn quen gọi đó là đảo Ngọc và đảo Rùa.
- Hồ Gươm khác biệt hoàn toàn với những hồ khác bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Thêm vào đó là những cụm di tích lịch sử khiến những du khách khi đến đây đều háo hức ghé thăm.
- Cụm di tích đầu tiên chính là Tháp Bút và Đài Nghiên.
+ Đúng như tên gọi Tháp Bút, di tích lịch sử này có hình dáng giống như một chiếc bút lông mà các sĩ tử thời xưa hay dùng. Các du khách đến đây đặc biệt là học sinh, sinh viên đều muốn được chạm tay vào Tháp Bút để cầu may.
+ Đài Nghiên chính là tượng trưng cho nghiên mực dùng để đựng mực viết thời xưa.
- Cầu Thê Húc: cầu được làm bằng gỗ, được sơn màu đỏ nổi bật lên giữa trời. Chiếc cầu được xây cong cong như hình con tôm và là lối đi dẫn đến đền Ngọc Sơn.
- Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên Đảo Ngọc. Ngôi đền này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc mới. Đền có hai ngôi nối liền với nhau. Ở phía Bắc là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Ở phía Nam là đình Trấn Ba.
- Tháp Rùa: được xây dựng trên Đảo Rùa. Đứng từ cầu Thê Húc thể nhìn thấy rõ Tháp Rùa nằm giữa sông nước mênh mông. Tháp Rùa mang một dáng vẻ rêu phong và là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
III. Kết bài
- Nhắc đến Hồ Gươm là mọi người sẽ nhớ ngay về Sự tích Hồ Gươm với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho rùa vàng.
- Nhắc đến Hồ Gươm là nhắc đến truyền thống hiếu học, là niềm tự hào của dân tộc.
- Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh thiêng liêng của Tổ quốc mà ai đã một lần đặt chân tới đây đều sẽ nhớ mãi.
Dàn ý tả Hồ Gươm
I. Mở bài:
Giới thiệu về Hồ Gươm: Hồ Gươm (hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm) không chỉ là biểu tượng văn hóa, lịch sử của thủ đô mà còn là điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước mỗi khi có dịp ghé thăm xứ sở Việt Nam xinh đẹp. Lần đầu tiên khi đặt chân đến nơi đây em thấy rất bất ngờ trước phong cảnh tuyệt đẹp của Hồ Gươm.
II. Thân bài
1. Tả bao quát cảnh Hồ Gươm:
- Vị trí địa lí: Hồ Gươm nằm giữa trung tâm của thủ đô Hà Nội, thuộc tại quận Hoàn Kiếm
- Ý nghĩa lịch sử: Hồ Gươm gắn với nhiều di tích lịch sử và chiến tích của dân tộc
- Nhìn bao quát: Khung cảnh toàn hồ rất êm đềm và sâu lắng, yên bình. Từ trên cao nhìn xuống hồ như một lẵng hoa xinh xắn nằm giữa lòng Hà Nội.
2. Tả chi tiết cảnh Hồ Gươm:
a. Tả mặt nước Hồ Gươm:
- Mặt nước hồ trong xanh như một tấm gương tráng màu xanh ngọc bích khổng lồ, thỉnh thoảng có làn gió nhẹ lướt qua làm gợn lên những đợt sóng lăn tăn trên mặt hồ.
- Mặt nước in bóng những đám mây trắng lơ lửng trên bầu trời , khi mặt trời lên những tia nắng chiếu xuống mặt hồ lóng lánh như dát vàng.
b. Tả cảnh vật xung quanh Hồ Gươm:
- Xung quanh hồ là những hàng cây liễu như những nàng thiếu nữ biết làm duyên đang soi mình xuống mặt hồ, nối tiếp với những hàng cây lộc vừng đương trổ hoa.
- Mỗi cây lộc vừng lại có hàng trăm, hàng nghìn những bông hoa li ti màu đỏ thi nhau khoe sắc. Được ban cho vẻ đẹp từ tạo hóa với những nét mong manh, yểu điệu nên hình như các nàng chỉ đợi một làn gió nhẹ lướt qua là phô hết ra những nét đẹp kiều diễm của mình.
- Gió đến mang theo cả cái nồng nàn mà thanh khiết của những bông hoa sữa đến sớm giữa tiết trời cuối hạ đầu thu này.
- Trên cành cây những chú chim như lặng yên ngắm nhìn cái yên bình của đất kinh đô sớm mai, hòa vào dòng chảy cổ kính nơi đây.
- Những người đi tham quan đi rất nhiều: những đứa trẻ, những người lớn, những cụ già, những người nước ngoài,… Đường xá trở nên đông đúc, tấp nập.
c. Những khu kiến trúc quanh Hồ Gươm:
- Giữa hồ là Tháp Rùa nổi lên uy nghi gợi nhắc đến truyền thuyết vua Lê trả kiếm cho Rùa Vàng, xa xa là Cầu Thê Húc màu đỏ son cong cong như đuôi tôm dẫn vào Đền Ngọc Sơn linh thiêng. Đền được xây trên một hòn đảo nằm yên bình giữa cây lá xum xuê.
- Nhìn về phía đường Đinh Tiên Hoàng là Tháp Bút dựng lên sững sững giữa nền trời xanh, gắn liền với hình ảnh Tháp Bút là Đài Nghiên là những di tích lịch sử lưu giữ theo thời gian.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về Hồ Gươm: Hồ Gươm là một di tích lịch sử của dân tộc Việt Nam, và cũng là niềm tự hào của người dân Hà Nội mang trong mình những nét cổ kính của thời đại. Trước khi ra về lòng em thấy rất xao xuyến, bồi hồi , em sẽ luôn ghi nhớ hình ảnh Hồ Gươm. Em hi vọng sẽ có dịp ghé thăm lại Hồ Gươm một lần nữa để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp này.
Lập dàn ý tả Hồ Gươm
I. Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu đối tượng.
II. Thân bài:
* Khái quát:
- Tên Hồ Gươm, hay Hồ Hoàn Kiếm, được đặt theo truyền thuyết Lê Lợi hoàn trả gươm báu cho thần Kim Quy sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.
* Tả chi tiết:
- Hồ Gươm có một vẻ đẹp tự nhiên như viên ngọc xanh duyên dáng giữa lòng Hà Nội.
Màu nước hồ trong xanh có thể nhìn thấy đáy hồ, như chiếc gương khổng lồ để mây trời soi bóng với những gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ. - Đến với Hồ Gươm, mỗi du khách còn ấn tượng bởi vẻ đẹp của những hàng cây xanh ôm trọn lấy hồ. Vào những ngày hè, khung cảnh nơi đây được bao phủ bởi một màu xanh tươi tốt, được tô điểm bằng màu đỏ của hoa phượng, màu tím của hoa bằng lăng, màu vàng của cây cơm nguội. Tất cả đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Đặc biệt, khi đến đây, bạn còn cảm nhận được bầu không khí trong lành, mát mẻ.
- Mùa thu Hồ Gươm đẹp dịu dàng với những vòng ôm xanh thắm của những cây lộc vừng, mờ ảo với dáng sương mờ của hàng liễu.
- Mùa đông, Hồ Gươm mang vẻ đẹp tĩnh lặng. Những bóng liễu rủ xuống mặt hồ như mái tóc của người con gái.
- Cây cầu Thê Húc cong cong, yêu kiều như một dải lụa đỏ dẫn vào đền Ngọc Sơn trong lòng hồ. Các kiến trúc liên quan với Hồ Gươm như Tháp Bút, Tháp Hòa Phong tạo nên sự hài hòa của cảnh hồ, thêm nét thu hút du khách tham quan nơi này.
III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Lập dàn ý cho bài văn tả Hồ Gươm
1. Mở bài:
Hồ Gươm hay còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng văn hóa lịch sử của cả đất nước. Mỗi khi nhắc đến Việt Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh tháp rùa. Và em cũng rất may mắn khi có cơ hội được đến tận nơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp này.
2. Thân bài
a. Tả bao quát Hồ Gươm:
- Hồ Gươm nằm ở quận Hoàn Kiếm, thuộc trung tâm thủ đô Hà Nội. Hồ Gươm gắn liền với rất nhiều di tích lịch sử và các thắng lợi của dân tộc.
- Hồ khá êm đềm và bình yên. Từ trên cao nhìn xuống như một tòa lâu đài nằm giữa lòng Hà Nội.
b. Tả cảnh chi tiết
- Mặt hồ có màu trong xanh như một tấm gương tráng một lớp bạc. Thi thoảng có những làn gió nhẹ thoảng qua gợn sóng tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.
- Những bóng cây tỏa bóng xuống hồ lấp lánh trông kỳ diệu.
- Xung quanh hồ có rất nhiều cây liễu tỏa bóng xuống mặt hồ và sau đó là những hàng cây lộc vừng nở hoa với một cảnh sắc tuyệt đẹp.
- Trên cành cây có rất nhiều những chú chim non hót líu lo tạo nên một cảm giác thật lạ.
- Xung quanh hồ có rất nhiều du khách nước ngoài và người dân du lịch đến tham quan, tản bộ.
- Ngoài việc ngắm nhìn hồ Gươm, mọi người khi đến đây có thể đi qua cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn ngay vào đền Ngọc Sơn. Đây là một ngôi đền linh thiêng, được xây trên hòn đảo nằm giữa vùng cây lá xum xuê.
3. Kết bài
Em rất yêu thích hồ Gươm. Em sẽ cố gắng học giỏi để có thêm nhiều dịp đến thủ đô và ra bờ hồ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả Hồ Gươm (9 mẫu) Lập dàn ý tả Hồ Gươm tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.