Bạn đang xem bài viết Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa (8 mẫu) Lập dàn ý tả đồ vật lớp 5 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 8 Dàn ý tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng lập dàn ý thật hay.
Sau khi lập dàn ý tả đồ vật hoặc món quà ý nghĩa, các em sẽ nắm được toàn bộ ý chính để triển khai thành bài văn Tả một đồ vật hoặc món quà với đầy đủ những ý quan trọng, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong tiết Ôn tập về tả đồ vật – SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 66. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Đề bài: Lập dàn ý miêu tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
Lập dàn ý tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em
a) Mở bài: Giới thiệu đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc mà em muốn miêu tả
Gợi ý:
- Đồ vật đó là gì? Ai đã mua/tặng nó cho em? Nhân dịp gì?
- Vì sao đồ vật hoặc món quà đó có ý nghĩa sâu sắc với em?
b) Thân bài:
– Miêu tả đồ vật/ món quà đó:
- Đồ vật/ món quà đó thuộc hãng nào sản xuất? Nó có giá trị vật chất lớn không?
- Kích thước của đồ vật đó? (chiều cao, chiều rộng, chiều dài…)
- Cân nặng của đồ vật đó? (có thể so sánh với một đồ vật quen thuộc khác)
- Chất liệu chủ yếu để làm nên đồ vật đó là gì? Màu sắc chủ đạo của đồ vật đó? Khi chạm vào có cảm giác ra sao?
- Đồ vật đó gồm có bao nhiêu bộ phận? Bộ phận nào đóng vai trò quan trọng nhất?
- Miêu tả các bộ phận chính của đồ vật đó? Nêu công dụng của từng bộ phận.
– Miêu tả hoạt động của em với đồ vật:
- Em thường dùng đồ vật đó để làm gì?
- Sau khi sử dụng, em sẽ làm gì để vệ sinh và giữ gìn đồ vật đó?
- Em có khoe với bạn bè, người thân đồ vật ấy không?
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho món quà/ đồ vật đó
Dàn ý tả món quà hoặc đồ vật
1. Mở bài
Giới thiệu về món quà:
- Ai là người tặng cho em, nhân dịp gì?
- Món quà ấy là gì?
2. Thân bài
– Cảm xúc của em khi nhận được món quà (Bất ngờ, vui mừng, hạnh phúc)
– Đặc điểm của món quà:
- Hình dáng
- Kích thước
- Màu sắc
- Họa tiết
– Ý nghĩa của món quà đối với em:
- Là tình cảm của người tặng dành cho em
- Là món quà ý nghĩa nhất em được tặng,….
3. Kết bài
- Tình cảm của em với món quà (Luôn nâng niu, giữ gìn món quà)
Dàn ý tả món quà có ý nghĩa sâu sắc với em
Dàn ý tả bức ảnh Bác Hồ
1. Mở bài
- Giới thiệu về món quà có ý nghĩa (Bức ảnh Bác Hồ)
2. Thân bài
– Đặc điểm của bức ảnh:
- Bức ảnh có chiều dài khoảng 40 cen ti mét, chiều ngang 30 cen ti mét.
- Khung ảnh làm bằng gỗ, sơn màu vàng nhạt.
- Mặt khung ảnh là tấm kính trong suốt.
- Nội dung bức ảnh: Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn nhi đồng
– Cảm xúc khi nhận được món quà:
- Vui mừng, xúc động.
- Trân trọng treo ở góc học tập của mình.
- Nhìn ảnh Bác em có thêm động lực học tập, cố gắng.
3. Kết bài
Cảm nhận chung:
- Món quà giản dị nhưng có ý nghĩa to lớn với em.
- Em sẽ luôn giữ gìn, trân trọng món quà.
Dàn ý tả chiếc cặp mới
I. Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
II. Thân bài:
– Tả bao quát:
- Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
- Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
- Loại cặp có quai xách và dây mang.
– Tả từng bộ phận:
- Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
- Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
- Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
- Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:
- Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
- Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
III. Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
Dàn ý tả chiếc xe đạp
I. Mở bài:
Giới thiệu món quà có ý nghĩa với em: Trong tất cả các món quà mà em được nhận thì có lẽ chiếc xe đạp mà ông nội tặng là món quà mà em yêu quý nhất và có ý nghĩa với em nhất.
II. Thân bài:
- Món quà mà em nhận được trong dịp sinh nhật tròn mười tuổi từ ông nội đó là chiếc xe đạp đáng yêu
- Chiếc xe đạp được sơn màu cam cao khoảng gần một mét. Nó có hai bánh phụ được lắp thêm vào, khi không cần có thể tháo ra.
- Chiếc xe đạp có hai bánh xe lớn gồm lốp xe và săm xe đường kính khoảng bốn mươi cm. Ở giữa có những chiếc đũa xe chụm lại tại một điểm nâng đỡ xe và tạo lực giúp xe di chuyển.
- Xe có một cái giỏ bằng thép phía trước dùng để chở đồ khi cần đựng rất tiện. Yên xe màu đen
- Khung xe rất chắc chắn, hai tay lái dùng để điều khiển xe.
- Ở dưới có bộ xích chuyển động gắn với bàn đạp . Sau khi đạp tạo lực vận chuyển bộ xích từ đó làm chuyển dịch bánh xe để xe di chuyển. – Đằng sau xe có yên sau làm bằng thép để người ngồi sau ngồi. Xe còn có chân trống để giữ thăng bằng cho xe khi không dùng để di chuyển.
- Chiếc phanh xe dùng để dừng xe khi cần. Tay lái xe được bọc lớp nhựa cứng bên ngoài.
- Chiếc xe còn có hai chiếc gương nhỏ gắn hai bên ghi đông trông rất dễ thương. Xe còn có chiếc còi kêu tinh tinh tinh báo hiệu .
- Chiều chiều sau khi đi học về em lại lấy xe đi quanh sân nhà và ngõ. Em cũng đèo cả em em trên xe đi chơi quanh xóm. Có một lần em đi xe và bị ngã, chân tay em đã bị xước và xe cũng bị gãy một bên gương. Sau đó bố em đã sửa cho em. Đã hơn một năm kể từ khi được ông nội tặng cho chiếc xe này. Dù nó không còn mới bóng loáng như ngày đầu khi mới mua nhưng nó vẫn rất sạch sẽ, được em lau chùi cẩn thận và rửa xe thường xuyên. Một vài bộ phận cũng đã được thay mới vì bị rỉ hoặc hỏng. Vì đây là món quà được ông nội mua cho nên em giữ gìn chúng rất cẩn thận và trân trọng nó.
III. Kết bài:
Tình cảm với món quà: Em rất yêu quý món quà ông nội tặng cho em, nó rất ý nghĩa, em sẽ giữ gìn nó cẩn thận.
Dàn ý tả chiếc cặp sách
1. Mở bài:
- Vào mùa hè lớp 5, em đạt học sinh giỏi nên bố mẹ đã tặng em một chiếc cặp sách .
2. Thân bài:
- Em thích chiếc cặp sách này lắm!
- Chiếc cặp có một hình chữ nhật
- Nó được làm bằng nhựa mềm dẻo
- Nó có hai cái quai đeo rất xinh
- Nó có màu xanh da trời
- Nổi bật trên chiếc cặp là những hình ngôi sao lấp lánh
- Trông dễ thương lắm!
- Hai quai đeo của chiếc ba lô có lót xốp
- Mỗi khi đeo lên vai, rất êm, giúp em không bị mỏi vai, khó chịu
- Bên trong chiếc ba lô có ba ngắn rộng, thoải mái cho em đựng sách vở, đồ đạc đi học
- Hai bên thành ba lô có hai cái túi nhỏ, giúp em đựng nước, các đồ phụ kiện nhỏ.
3. Kết bài:
- Em yêu chiếc cặp này rất nhiều.
- Em sẽ giữ gìn chiếc cặp này cẩn thận.
- Chiếc cặp đã trở thành người bạn thứ hai không thể thiếu trong đời học sinh của em.
Dàn ý tả đồ vật có ý nghĩa sâu sắc với em
Dàn ý tả chiếc khăn rằn
I. Mở bài: Giới thiệu đồ vật mà em định tả
- Trong chuyến đi thăm Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, em được nhìn thấy chiếc khăn rằn của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Lướt.
- Chiếc khăn được xem như kỉ vật và được trưng bày tại đây.
II. Thân bài
- Chiếc khăn rằn dệt bằng vải bố.
- Chiều ngang chừng 0,6 m, chiều dài khoảng 1,2 m.
- Mặt khăn in đậm hình ka-rô màu đỏ sẫm; nền khăn màu trắng.
- Hai đầu khăn có những tua vải làm tăng vẻ đẹp duyên dáng của khăn.
- Nền khăn đã có những vết sờn bạc.
- Khăn giúp mẹ Trần Thị Lướt choàng ấm ở mùa đông, che nắng, thấm mồ hôi ở mùa hè.
- Khăn cùng mẹ đồng cam cộng khổ, gánh vác khó khăn, cùng mẹ giấu tài liệu vượt qua đồn bót địch.
- Khăn chứng kiến những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
- Mẹ Trần Thị Lướt hi sinh để lại chiếc khăn rằn với những ý nghĩa to lớn.
- Chiếc khăn đã ghi dấu ấn một chặng đường đấu tranh của dân tộc, nó là kỉ vật thiêng liêng mà viện bảo tàng đang cất giữ.
- Em thầm biết ơn mẹ và biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh cuộc đời cho dân tộc Việt Nam.
Dàn ý tả chiếc cặp sách
a) Mở bài:
- Đồ vật em định tả là gì?
- Em thấy có hoặc có nó khi nào?
b) Thân bài:
- Tả bao quát hình dạng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc,…..)
- Tả các bộ phận của đồ vật hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận ; có thê tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới)
- Nêu công dụng của đồ vật.
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ và lời hứa đối với đồ vật đó.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa (8 mẫu) Lập dàn ý tả đồ vật lớp 5 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.