Bạn đang xem bài viết Tẩy giun cho chó lúc nào? Bằng thuốc gì hiệu quả? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bên cạnh việc tiêm chủng đầy đủ vắc xin cho cún cưng thì tẩy giun cũng khá cần thiết để cún của bạn khỏe mạnh, mau lớn. Tẩy giun cho chó tưởng chừng đơn giản nhưng nếu bạn không nắm rõ loại thuốc, liều lượng sử dụng ra sao thì điều này cũng có thể gây hại cho cún của bạn. Vậy tẩy giun đúng cách cho chó tại nhà như thế nào, mình cùng đến với bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.
Tại sao cần tẩy giun cho chó?
Chó con là đối tượng dễ bị nhiễm các loài giun sán ký sinh nhất do một số nguyên nhân khách quan như bị nhiễm giun trong bụng mẹ thông qua nhao thu hay trong những ngày mới sinh còn bú sữa mẹ.
Khi bị nhiễm giun sán, các bé cún sẽ gặp một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như biếng ăn, suy nhược cơ thể hay thậm chí là tổn thương mô, mất máu, ruột và ống mật bị tắt nghẽn. Chó con sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể, gây suy giảm miễn dịch.
Không chỉ thế, nếu người tiếp xúc thường xuyên với chó con bị nhiễm giun sán sẽ có nguy cơ lây nhiễm từ cún sang người. Cho nênviệc tẩy giun sán cho cún con và cún trưởng thành là điều hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cún yêu nhà bạn đồng thời bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.
Nên tẩy giun cho chó khi nào?
Tẩy giun sán cho chó con, chó mẹ và chó trưởng thành cũng khác nhau đấy bạn nhé.
- Chó con: Khi cún bước sang tuần thứ 2, 4, 6, 8 bạn cho cún uống thuốc. Sau tuần thứ 8, cứ 1 tháng tẩy giun sán cho cún 1 lần và duy trì đến tháng thứ 6.
- Chó mẹ: Nên cho chó mẹ uốn thuốc tẩy giun trước khi phối giống. Trước khi chó mẹ sinh chừng 10 ngày bạn cũng nên cho chó mẹ uống 1 liều để phòng ấu trùng giun (nếu có) lan qua đường sữa mẹ. Để biết được khi nào chó mẹ sắp sinh, bạn cần chú ý đến ngày chúng được thụ thai phối giống và thời gian sinh bao nhiêu ngày tùy từng giống chó.
- Chó trưởng thành: Với chó từ 12 tháng tuổi trở nên, cứ định kỳ 3-6 tháng bạn tẩy giun sán cho chúng 1 lần.
Các loại thuốc tẩy giun cho chó tốt nhất
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc tẩy giun sán cho chó khác nhau. Dưới đây là danh sách những loại thuốc tẩy giun cho chó tốt nhất kèm giá bán để bạn có thể tham khảo mua về cho cún cưng nhà mình.
– Lopatol: Hộp 4 viên giá 85.000 – 90.000đ. Đây là loại thuốc tẩy giun tốt nhất thường được dùng cho chó trưởng thành.
– Pyrantel Pamoate: Dùng cho chó đang thời kì bú mẹ. Hộp 10 viên giá 150.000 – 160.000đ
– Mebebdazole: Loại thuốc này có thể dùng cho mọi lứa tuổi. Những chú chó nghi bị nhiễm giun sán nặng nên dùng trong 3 ngày liên tục. Hộp 1 viên giá 20.000 – 23.000đ
– Thenium Closylate: Không dùng cho chó đang bú sữa mẹ và chó mẹ đang kì nuôi con bằng sữa. Hộp 2 viên giá 35.000 – 40.000đ
– Espisprantel: Không dùng cho chó dưới 7 tuần tuổi. Hộp 4 viên giá 70.000 – 72.000đ
– Sanpet: Chó bị bệnh về tim, gan, thận không nên sử dụng. Vỉ 10 viên giá 55.000 – 60.000đ
– Sentinel (Milbemycin Oxime): Chỉ dùng cho chó trên 8 tuần tuổi, trị được tất cả các loại giun. Hộp 10 viên giá 800.000 – 1.000.000đ.
– Ivermectin: Lọ 100ml giá 30.000 – 35.000đ
- Chỉ dùng cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên.
- Không dùng cho các giống chó chăn cừu như Becgie, lai Becgie,…
- Lưu ý nếu dùng quá liều có thể gây tử vong.
Cách cho chó uống thuốc tẩy giun
Thông thường khá nhiều bạn áp dụng cách bóp miệng, ngửa cổ rồi thả viên thuốc vào miệng chó. Tuy nhiên điều này chỉ dễ dàng khi bạn thực hiện với chó nhỏ, và nếu thực hiện lặp lại cún cưng của bạn sẽ cảm thấy sợ hãi.
Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như cún là bạn tán nhuyễn thuốc rồi trộn với thức ăn. Hoặc nhét thuốc vào trong 1 miếng thịt mà cún nhà bạn thích. Đảm bảo chúng có thể ăn uống ngon lành mà không hề sợ hãi.
Bạn cũng có thể tán nhuyễn thuốc rồi hòa với nước và cho vào ống tiêm (không có mũi kim), sau đó mở miệng cún rồi bơm thuốc vào cho cún nuốt xuống.
Những lưu ý khi tẩy giun cho chó
– Trước cho cún thì bạn uống thuốc nên cho cún ăn ít thức ăn hoặc cho cún uống thuốc trước bữa ăn khoảng 30 phút. Không nên cho cún uống thuốc trong trạng thái đang no.
– Đối với những chú chó đang trong tình trạng sức khỏe yếu kèm hoặc thời tiết quá nóng thì không nên tẩy giun.
– Sau khi tẩy giun, hãy cho cún nhà bạn uống men tiêu hóa để hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng buồn nôn hay khó chịu trong người.
– Trong thời gian tẩy giun, bạn hãy hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với cún, nếu có thì phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để tránh tình trạng lây nhiễm sang người.
– Không nên thực hiện cùng lúc việc tẩy giun và tiêm vắc xin cho chó.
>>> Xem thêm: Cách tự tẩy giun cho mèo đúng cách tại nhà
Trên đây là một vài chia sẻ nhỏ về cách tẩy giun cho chó cưng mà bạn cần biết để thực hiện đúng. Bất kỳ chú chó nào cũng vậy, khi mang về nhà nuôi thì bạn nên thực hiện công tác tẩy giun sán cho cún và tẩy theo định kỳ để đảm bảo cún có đủ sức khỏe để phát triển tốt nhất và không mang mầm bệnh giun sán đến cho gia đình bạn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tẩy giun cho chó lúc nào? Bằng thuốc gì hiệu quả? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.