Bạn đang xem bài viết Tết Trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc giống và khác nhau như thế nào? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tết Trung thu hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản,.. với nhiều nghi thức, phong tục, món ăn khác nhau. Bạn đã bao giờ tò mò liệu Tết trung thu Trung Quốc khác gì với tết Trung Thu Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá những điều thú vị đó qua bài viết dưới đây!
Ý nghĩa Tết trung thu ở Trung Quốc và Việt Nam
Tết Trung thu thường được tổ chức vào rằm tháng 8, tức là ngày 15/8, hay còn được gọi là Tết thiếu nhi, Tết trông trăng, Tết hoa đăng,.. Vào những ngày này, người lớn thường tặng đồ chơi, lồng đèn, mặt nạ cho trẻ em.
Còn trẻ em thì tụ tập ca hát, rước đèn dưới trăng. Ở một số nơi còn tổ chức múa lân, múa rồng để trẻ em được vui chơi thỏa thích, cực kỳ vui nhộn.
Ý nghĩa tết Trung thu ở Trung Quốc
Tết Trung thu ở Trung Quốc là người dân tổ chức ăn mừng vụ mùa bội thu. Vào dịp này, người dân sửa soạn bày tiệc tổ chức biểu diễn múa lân, sư tử cho trẻ em và là dịp nam thanh nữ tú trổ tài làm thơ ca, giao duyên.
Nhiều cặp đôi cũng nên duyên hoặc hẹn hò vào tết Trung thu. Ngoài ra, mặt trăng tròn còn tượng trưng cho nữ giới, ý nói là họ sẽ đẹp nhất và lộng lẫy nhất vào ngày Rằm tháng Tám.
Ý nghĩa tết Trung thu ở Việt Nam
Vào ngày này, người Việt Nam làm những mâm cỗ hoa quả, bánh kẹo để phá cỗ. Còn trẻ em sẽ tham gia các trò chơi rước đèn và phá cỗ. Người Việt Nam coi tết Trung thu là ngày thể hiện của con người với mặt trăng bằng cách dâng lên những sản vật, và đặc biệt họ sẽ làm banh trung thu dành tặng người thân, bạn bè.
Người dân sẽ làm các mâm cỗ hoa quả, bánh kẹo, ngắm trăng và phá cỗ… Trẻ em sẽ tham gia các trò chơi, rước đèn và phá cỗ. Người Việt Nam coi Tết Trung thu là ngày để thể hiện tấm lòng của con người với Mặt trăng bằng cách dâng lên những sản vật mà họ làm ra. Đặc biệt, họ sẽ làm bánh trung thu để cúng tổ tiên, tặng người thân, bạn bè.
Tết Trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc khác nhau như thế nào?
Ý nghĩa của việc rước đèn
Người Trung Quốc rước đèn thường chú ý những đèn màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn và yên bình cũng như khả năng sinh sản con cháu đầy đàn.
Còn ở Việt Nam, trẻ em sẽ rước đèn với nhiều hình dáng rực rỡ khác nhau. Biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc và tình cảm gia đình dạt dào.
Phong tục rước đèn
Đối với người dân Trung Quốc, đèn lồng thường được treo trước nhà, hoặc làm thành dạng hoa đăng rồi thả trôi bên bờ sông mang theo những ước nguyện bay xa.
Đối với người dân Việt Nam, đèn lồng được làm chủ yếu là cho trẻ em chơi với vô cùng hình dạng và màu sắc sặc sỡ như bông hoa, cá, gấu,... Đến đêm trăng tròn, trẻ con mang theo đèn đi vòng quanh xóm cùng ngắm trăng và rước đèn phá cỗ.
Tục ngắm trăng
Vào đêm trăng tròn ở Trung Hoa, người dân sẽ đổ ra đường cùng ngắm giây phút thiêng liêng. Ánh trăng thể hiện sự sum vầy và liên kết giữa các thành viên gia đình.
Ở Việt Nam, trăng có một ý nghĩa cực kỳ to lớn với nền văn hoá lúa nước. Ngày rằm tháng 8 chính là thời khắc đẹp nhất, khi mà khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi từng cảnh vật về đêm và là lúc người dân nhàn nhã ngồi ngắm cảnh và hoà mình vào với đất trời. Sau khi quây quần bên nhau cùng phá cỗ thì các gia đình sẽ sum vầy ngồi kể nhau nghe về câu chuyện “chú Cuội ngồi gốc đa”.
Mâm cỗ
Mâm cỗ của mỗi gia đình Việt đều được bày đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, bưởi, dưa hấu,… và trang trí khác nhau ở mỗi gia đình. Khi ánh trăng tròn, cao lên tới đỉnh đầu thì đây là lúc mọi người phá cỗ trung thu. Mâm cỗ cũng để cầu tế trời đất để mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và gia đình luôn hạnh phúc đong đầy.
Tương tự với người Việt, mâm cỗ thưởng trăng của người Trung cũng có hai loại bánh trung thu truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo và khác nhau ở từng vùng miền.
Những hoạt động khác tại ngày tết Trung thu
Ở Trung Quốc, vào ngày này mọi người còn có trò chơi đi rước đèn giải câu đố cực kỳ thú vị, làm cho không khí náo nức, nhộn nhịp từ già cho tới em nhỏ. Ngoài ra còn có tục lệ múa lân với ý nghĩa mang an lành với cho mọi người.
Còn ở Việt Nam, tết Trung thu là lúc người ta biếu nhau những hộp bánh ngon, cùng nhau bày cỗ, phá cỗ và dâng lên những mâm cỗ để cảm tạ trời đất. Ngoài ra hoạt động rước đèn với những hoạ tiết xinh xắn tượng trưng cho sự ấm no và hạnh phúc.
Ở trên là những thông tin về sự giống và khác nhau của tết Trung thu Việt Nam và Trung Quốc. Còn bạn, bạn đã chuẩn bị gì cho ngày mâm cỗ và các hoạt động cho ngày tết Trung thu của mình rồi? Chúc các bạn một mùa Trung thu an lành, hạnh phúc.
Trên đây là những phong tục giống và khác nhau trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc. Cùng theo dõi chuyên mục Trung thu để biết thêm những tin tức về trung thu năm nay nhé.
Xem thêm:
>> Những món quà ý nghĩa tặng người thân vào trung thu
>> Tết trung thu còn có những tên gọi khác như thế nào? Vì sao lại như vậy?
>> Những món quà dành tặng bé yêu ngày Tết trung thu
Kinh nghiệm hay Thcslytutrongst.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tết Trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc giống và khác nhau như thế nào? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.