Bạn đang xem bài viết Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ trong mùa đông tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp và mưa nhiều hơn và là thời điểm sức đề kháng của bé yếu nhất và dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Do đó, cơ thể sử dụng năng lượng nhiều hơn cho việc giữ ấm cơ thể và phòng chóng bệnh. Chính vì vậy, ngoài các biện pháp giữ ấm cơ thể các mẹ nên bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng trong việc ăn uống để bảo đảm cả về dinh dưỡng lẫn năng lượng cho trẻ. Ăn uống phù hợp theo mùa còn giúp trẻ ngừa được các bệnh thường mắc phải trong mùa đông.
Chế độ dinh dưỡng mùa đông cho bé:
1. Cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm
Vào mùa đông, nhu cầu năng lượng của trẻ sẽ cao hơn nhiều vì một phần năng lượng bị tiêu hao để giữ ấm cho cơ thể, trong thời gian này, các mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin và khoáng chất) để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt tăng cường ngũ cốc nguyên cám giúp cung cấp năng lượng lâu dài, các loại đạm từ thịt, cá, trứng, sữa,…các loại chất béo từ dầu thực vật giúp trẻ không bị đói và mất sức.
2. Tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin
Theo một số nghiên cứu, vitamin E có vai trò rất lớn trong việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể của trẻ nhỏ khi tiết trời trở lạnh, chúng nâng cao khả năng chịu lạnh và thích ứng với môi trường của trẻ với nhiệt độ thấp hơn 2 – 7°C so với bình thường. Vitamin C có chức năng loại bỏ gốc oxy tự do, tăng sức đề kháng, giải độc cho cơ thể giúp cho các hoạt động sinh hoạt và học tập của trẻ không bị ảnh hưởng bởi các bênh cảm cúm khi mùa lạnh đến.
Đặc biệt vào mùa Đông da của trẻ thường bị khô, nẻ, chảy máu khiến trẻ đau rát và khó chịu, bổ sung vitamin C và E đầy đủ sẽ giúp trẻ tránh xa các bệnh đó. Vitamin E và C có rất nhiều trong các loại rau xanh (đặc biệt là rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, xúp lơ xanh, cải xoong…), trái cây và dầu như dầu oliu, dầu ngô, dầu lạc, dầu vừng… . Ngoài ra, sữa tươi, trứng và dầu gan cá cũng là những loại thực phẩm đáng lưu ý chứa nhiều vitamin E mà các mẹ nên bổ sung cho trẻ khi mùa Đông đến.
Mùa đông thiếu ánh nắng mặt trời và thời tiết lạnh khiến trẻ ở trong nhà nhiều hơn nên việc tổng hợp vitamin D sẽ không nhiều như mùa hè. Do đó, cần bảm đảm trẻ vẫn được cung cấp vitamin D đầy đủ hơn qua khẩu phần ăn. Nguồn vitamin D trong thực phẩm có thể kể đến sữa, trứng, dầu cá. Thay vì cho trẻ uống một ly nước ấm thì thay bằng 1 ly sữa ấm cũng khiến trẻ thích thú vào mùa đông. Có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng các viên uống bổ sung sau khi đã tham vấn ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về liều lượng.
3. Ăn nhiều tinh bột
Trong những tháng mùa đông, cơ thể cần lượng tinh bột – đường nhiều hơn những tháng khác trong năm. Tuy nhiên, theo sở thích, trẻ chỉ muốn ăn thêm kẹo bánh. Điều này không nên. Bánh kẹo chỉ chứa các loại đường đơn, nên vẫn khiến trẻ nhanh đói. Khuyến khích trẻ dùng các loại thực phẩm chứa đường bột đa vì giúp no lâu hơn, lại cung cấp nhiều năng lượng hơn. Còn gì tiện lợi hơn khi chọn những loại thực phẩm của mùa đông cho bữa ăn như, bí đỏ, khoai tây … Tinh bột trong cơm, gạo, mì cũng có tác dụng tương tự.
Những loại thực phẩm tốt cho bé vào mùa đông
1. Khoai tây
Khoai tây là thực phẩm giàu tinh bột, vitamin A, C và kali những chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cao bố mẹ nên cho các bé ăn nhiều. Nên chọn khoai vàng nâu nhạt bởi nó hở hơn các loại khoai khác và dễ dầm nhuyễn. Không chế biến cho các bé những củ đã mọc mầm hay được cất ở những nơi ẩm ướt, chất lượng củ đã giảm đi đáng kể.
2. Đu Đủ
Đu đủ là một loại hoa quả rất bổ dưỡng. Ăn đu đủ giúp trẻ sáng mắt, phòng táo bón vô vùng hiệu quả. Đu đủ chín có vị ngọt nhẹ, mềm là thực phẩm rất tốt cho người già và trẻ nhỏ. Chúng chứa hàm lượng vitamin C, vitamin A, E rất cao giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, sáng mắt và tăng cường sức đề kháng. Đu đủ còn là hoa quả chứa hàm lượng chất xơ, axit folic rất cao tốt cho hệ tiêu hóa non yếu của bé, làm sạch đường ruột, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy hiệu quả.
3. Súp lơ
Súp lơ trắng và súp lơ xanh đều chứa rất giàu vitamin A, vitamin c, Can xi giúp tăng cường sức đề kháng cho bé vào mùa đông mà có thể chế biến thành nhiều món khác nhau phù hợp với các bé ở mọi độ tuổi.
Chất xơ trong súp lơ làm sạch các mảng bám trong cơ thể, nhuận tràng giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh và tránh các bệnh về đường ruột.
Đây là thứ quà tặng mà mẹ thiên nhiên đã mang đến cho các bé và con người bởi ngoài vitamin, súp lơ còn chứa rất nhiều các khoáng chất: megen, đồng, mangan, kẽm có lợi cho trẻ. Súp lơ nên hấp sẽ giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất hoặc có thể nghiền nhỏ nấu súp cho các bé đang ở độ tuổi ăn dặm đều rất tuyệt.
4. Cà rốt
Cà rốt được những chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ đánh giá và thực phẩm mang lại nhiều chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ vào mùa đông. Trong cà rốt có chứa những dưỡng chất khi vào trong cơ thể được chuyển hóa thành VitaminA là vitamin cần thiết cho trẻ trong mùa đông để trẻ không bị khô da, hay vị tróc da. Cà rốt là thực phẩm lành ít chât hóa học nhất vì được mọc dưới đất. Mẹ có thể biến thành những món hầm, hay cháo cho bé là tất tuyệt đó
5. Sữa chua
Sữa chua có chứa nhiều chất probiotic là dưỡng chất mà những trẻ được cung cấp đầy đủ sẽ không bao giờ bị ốm. Mặt khác sử dụng sữa chua còn giúp bé có hệ tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ những chất dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý không cho trẻ ăn sữa chua lạnh trong mùa đông vì trẻ có thể bị ho.
Những món súp dinh dưỡng cho bé trong mùa đông
1. Súp gà nấm
Nguyên liệu:
- Thịt gà nạc xay nhuyễn: 15g (Độ một thìa canh)
- Nấm hương xay nhuyễn: 1-2 cái
- Mộc nhĩ xay nhuyễn: 1 cánh nhỏ
- Trứng cút: 1 quả
- Bột sắn: 1 thìa cà phê
- Nước: 200ml.
Chế biến:
Cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút rồi cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi. Khi thấy súp sôi trở lại, bắc nồi xuống, nêm chút gia vị.
2. Súp thịt bò khoai tây
Nguyên liệu:
- Thịt bò nạc: 30g
- Cà rốt: 30g
- Khoai tây: 30g
- Dầu ăn, hành, mùi.
Chế biến:
Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, cắt miếng, nấu mềm rồi xay nhuyễn. Thịt bò lọc bỏ gân, mỡ, xay nhuyễn rồi đánh đều với 30ml nước. Bắc lên bếp nấu chín thịt rồi cho cà rốt, khoai tây đã xay mịn vào cùng. Cho thêm hành mùi nếu trẻ thích. Cho súp ra bát, thêm 2 thìa dầu ăn, trộn đều rồi để bớt nóng và cho bé ăn.
3. Súp tôm cua
Nguyên liệu:
- 1,7 lít nước dùng từ xương lợn hoặc gà
- Muối, hạt nêm
- 1 bát tôm bóc nõn cắt nhỏ
- 1 bát thịt cua
- 1 bát thịt giả cua xé nhỏ
- 1 bát ngô hạt
- 1 bát hạt đậu hà lan
- 2 quả trứng đánh tan
- 6 thìa canh bột đao (bột năng) hòa tan với 6 thìa canh nước
- Hạt tiêu, rau mùi thái nhỏ
Chế biến:
Bắc nồi nước dùng lên bếp đun sôi với lửa vừa, sau đó cho lần lượt tôm, cua, thịt giả cua, ngô hạt, đậu hà lan vào nấu chín, nêm muối và hạt nêm cho vừa ăn
Khi các nguyên liệu đã chín thì cho bột đao hòa với nước vào hòa đều tạo độ sánh, đun sôi vài phút cho bột chín kỹ.
Hạ lửa nhỏ rồi rót từ từ trứng đánh tan vào nồi súp, vừa rót vừa dùng đũa khuấy đều để tạo các vân trứng. Khi rót hết trứng thì đun sôi nhẹ thêm vài phút cho súp chín hẳn rồi tắt bếp. Múc súp ra bát, trên rắc hạt tiêu và ít rau mùi thái nhỏ, dùng nóng.
4. Súp bí đỏ hành tây
Nguyên liệu:
- Hành tây
- Bí đỏ
- Nước dùng gà
- Bơ
- Bột sắn hoặc bột ngô.
Chế biến:
Hành tây xào qua với bơ cho đến khi hành có màu vàng. Trong khi nấu hành, cho bí đỏ vào nồi, thêm nước dùng gà nấu chừng 10 phút, cho hành tây đã xào. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cho lên bếp đun lại, thêm chút bột sắn hoặc bột ngô cho sánh
5. Súp gà ngô ngọt
Nguyên liệu:
- Lườn gà cả da: 50g
- Ngô ngọt: 30 g
- Nước: 200ml
- Nấm hương: 1 cái
- Mộc nhĩ: 1 cánh nhỏ
- Trứng cút: 1 quả
- Bột sắn: 1 thìa cà phê.
Chế biến:
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ hoặc băm sơ. Ngô xay nhỏ, thịt gà thái nhỏ rồi băm sơ, cho vào nước dùng xay nhuyễn, đun sôi trên bếp thì cho ngô ngọt vào.
Sau đó cho tiếp nấm hương và mộc nhĩ, đun sôi lại rồi cho chút nước mắm vào. Quấy đều bột sắn với chút nước, cho vào nồi. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng cút đã đánh nhuyễn với chút nước, khi nồi súp sôi trở lại là được.
Có vẻ như khi thời tiết lành lạnh thì trong chúng ta ai cũng có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường một chút, không ngoại trừ trẻ nhỏ. Nhưng việc ăn nhiều hơn mà lại ít vận động hơn là không tốt. Lượng calories, chất béo và đường bột nhiều hơn nếu không kèm với sự vận động sẽ dần hình thành nên thói quen xấu ở trẻ và tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật. Vào mùa đông, không nên cho trẻ ăn nhiều hơn 30% khẩu phần ăn bình thường của trẻ..
Với những cách chọn thực phẩm tốt cho bé trong mùa đông để bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng và có được sức đề kháng tốt nhất giúp bé không còn gặp những bện trong mùa đông. Bên cạnh đó, bé có được sự phát triển tốt nhất về thể chất và trí tuệ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ trong mùa đông tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.