Bạn đang xem bài viết Thuyết minh về chiếc cặp sách (7 Dàn ý + 18 mẫu) Bài văn thuyết minh lớp 9 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 18 bài Thuyết minh về chiếc cặp sách hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn về nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo của chiếc cặp sách, để viết bài văn thuyết minh thật hay.
Cặp sách là đồ dùng học tập không thể thiếu trong hành trang tới trường của mỗi học sinh. Với nhiều kiểu dáng, màu sắc, họa tiết khác nhau. Với 18 bài văn Thuyết minh cặp sách hay nhất dưới đây, hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều vốn từ, ngày càng học tốt môn Văn 9 hơn.
Thuyết minh về chiếc cặp sách hay nhất
- Dàn ý thuyết minh về chiếc cặp sách (7 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc cặp sách của em
- Thuyết minh về chiếc cặp sách ngắn gọn (6 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc cặp sách đầy đủ (10 mẫu)
- Thuyết minh chiếc cặp sách học sinh
Dàn ý thuyết minh về chiếc cặp sách
Dàn ý chi tiết số 1
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu đến đối tượng mà đề bài yêu cầu: Chiếc cặp sách.
Những ngày tháng đến trường, tôi có sách vở làm bạn, có những vật dụng thân thương gắn bó. Bên cạnh ấy, có một người bạn thân thiết mỗi ngày đều giúp tôi mang theo sách vở, đó chính là chiếc cặp sách.
II. THÂN BÀI
Nguồn gốc, xuất xứ
- Nếu nói chính xác chiếc cặp có từ bao giờ thì nó đã có xa xưa, từ rất lâu rồi. Nhưng khi ấy, con người ta làm cặp rất đơn giản, chỉ là một tấm vải lớn, để sách bên trọng mà buộc lại hai đầu đối diện nhau rồi đeo lên một bên vai. Hay sau này cặp sách là dạng hình hộp chữ nhật dọc, làm từ gỗ, tre nứa đan vào… Các sĩ tử đi thi thời xưa hay dùng những chiếc cặp sách đặc biệt như thế đấy.
- Còn nếu nói đến chiếc cặp có hình dáng gần nhất so với những chiếc cặp thời nay thì chính là vào năm 1988. Chiếc cặp đầu tiên mang phong cách cổ điển đã ra đời vào thời gian này tại nước Mĩ. Từ đó, loại cặp này được sản xuất với số lượng lớn, sử dụng rộng rãi tại Mĩ và rồi lan rộng ra cả thế giới.
Đặc điểm
- Hình dáng: Các loại cặp hiện nay chúng ta dùng thường có hình chữ nhật, hình thang cân hoặc là một nửa hình tròn ghép lại với một hình chữ nhật và hình vuông. → Có thể nói, hiện nay hình dáng của cặp sách khá đa dạng, để người đọc tự do chọn lựa.
- Kích thước: Tuỳ theo mong muốn của người dùng mà cũng có nhiều kích thước khác nhau sao cho phù hợp.
- Màu sắc: Thường có màu đen đối với cặp của học sinh cấp 2 đổ lên. Với cặp của học sinh tiểu học thì sẽ có màu sắc đa dạng hơn.
- Chất liệu: Chủ yếu là được làm từ vải nilon hoặc cotton nên rất bền chắc. Có một số loại cặp được làm từ da thú, vải mềm hay polime dẻo… đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Cấu tạo
- Khung cặp: Đa số hiện nay, các loại cặp đều có khung cố định, chỉ trừ balo mà thôi. Thường thì khung cặp là yếu tố hình thành nên hình dáng của cặp. Khung hình chữ nhật thì cặp sẽ có hình chữ nhật, khung hình thang thì cặp sẽ có khung hình thang…
- Quai cặp: Có 2 loại, gồm quai cặp để xách và quai để đeo. Quai cặp để đeo thường khá dài, dày và bên trong có bông để khi đeo lên vai không bị đau, ở phía sau cặp. Hai quai sẽ đối xứng với nhau ở hai bên. Ngoài ra, ta còn có thể chỉnh độ dài của quai đeo sao cho vừa với người. Còn quai để xách thì thường ở ngay phía trên cặp, được bọc bằng da mềm. Hiện nay, cặp sách đều đồng thời có 2 loại quai để người dùng linh hoạt sử dụng.
- Khoá cặp: Thường được làm bằng nhựa, kim loại và ở phần ngoài cặp. Một số cặp như cặp tài liệu thì sẽ là khoá có số để có thể bảo mật.
- Mặt trước, mặt sau: Tuỳ theo loại cặp mà mặt trước mặt sau sẽ có màu sắc, hình ảnh khác nhau. Cặp của học sinh tiểu học thường có màu sáng, mặt trước sẽ có những hình đáng yêu ngộ nghĩnh, của con trai là siêu nhân, con gái là công chúa… Còn cặp khác thì mặt trước sẽ có logo nhà sản xuất, mặt sau thường không có gì cả…
- Ngăn cặp: Thường thì sẽ có từ 2 đến 6 ngăn to nhỏ khác nhau tuỳ theo loại cặp ra sao. Sẽ luôn có một ngăn lớn nhất để đựng sách, ngoài ra còn có các ngăn nhỏ hơn để đựng hộp bút hay quyển lịch, bùa bình an, khe để bút… Các ngăn cặp được đóng mở lại bởi dây kéo hoặc là khoá.
Phân loại
- Cặp sách cấp 1: Đây là kiểu cặp sách hình chữ nhật, có khá nhiều màu sắc khác nhau, được trang trí đáng yêu và ngộ nghĩnh. Kiểu cặp này thường có quai đeo ở hai vai giúp học sinh đeo lên để không phải xách nặng. Một số cặp còn thiết kế thêm tay kéo với bánh xe, trông vô cùng thời thượng.
- Cặp sách cấp 2, cấp 3: Loại cặp này được thiết kế chủ yếu là màu đen, có tay cầm và dây cặp đeo chéo người. Cặp có nhiều ngăn để có thể để được nhiều đồ sao cho gọn gàng ngăn nắp.
- Balo: Loại cặp này không có khung, đa phần làm từ vải mềm, chỉ có 1 ngăn lớn duy nhất để sách cùng 1 ngăn bé để những vật dụng khác. Ngoài việc dùng để đựng sách, có thể đựng quần áo cùng rất nhiều thứ khác.
- Cặp táp: Loại cặp này thường được dùng cho người lớn, để đựng tài liệu, đặc biệt là người làm công sở, văn phòng. Loại cặp này nhỏ gọn, dễ mang, lại có thêm ổ khoá số bảo mật nên được ưa dùng.
Công dụng
- Trước hết, đây là đồ dùng để ta đựng sách vở, hộp bút, dụng cụ học tập và nhiều thứ khác mỗi khi đến trường. Nhờ vậy mà ta có thể mang được nhiều thứ thật dễ dàng. Nhiều loại cặp hiện nay có tác dụng chống nước giúp ta đi mưa mà không lo bị ướt sách bên trong.
- Không chỉ vậy, cặp sách còn góp phần tăng thêm vẻ đẹp cho người dùng nhờ những kiểu mã, cách đeo của nó. Học sinh cấp 1 thêm phần nhí nhảnh đáng yêu khi đeo những chiếc cặp quai đầy sắc màu và hình ảnh vui nhộn. Sinh viên đại học trông thật năng động trẻ trung và tri thức khi đeo những chiếc balo tối màu…
Cách sử dụng và bảo vệ
- Cách sử dụng: Cách dùng vô cùng đơn giản, chỉ cần đeo quai cặp lên vai là được. Hay chúng ta có thể đổi thành cầm cặp nhờ phần quai phía trên để cho đỡ mỏi vai. Các chuyên gia cho rằng chúng ta không nên đeo cặp có trọng lượng vượt quá 15% trọng lượng của cơ thể, đồng thời, những đồ nặng nên xếp sâu vào phía trong, tức phần gần sát lưng nhất. Đồ dùng, sách vở nên xếp sao cho cân đối, gọn gàng…
- Các bảo quản: Thường xuyên vệ sinh cặp sạch sẽ, không nên ném cặp hay vì tò mò, nghịch ngợm mà phá cặp ra…
III. KẾT BÀI
Nêu tình cảm và suy nghĩ của bản thân đối với chiếc cặp sách.
Ví dụ: Chiếc cặp sách – người bạn thân thương đã đồng hành cùng ta suốt những năm tháng đến trường, giúp ta mang bao sách vở tri thức mỗi ngày. Mỗi người nên bảo vệ và giữ gìn cặp cẩn thận để nó được bền lâu.
Dàn ý chi tiết số 2
1. Mở bài
Giới thiệu chiếc cặp sách: một trong những vật dụng quan trọng không thể thiếu, gắn bó với nhiều tầng lớp, thế hệ con người chính là chiếc cặp sách.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Lịch sử hình thành: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
b. Phân loại
Dựa vào hình dáng: balo, cặp đeo chéo, cặp khoác sau lưng, cặp cầm tay,…
Dựa vào công dụng: cặp đựng sách vở, cặp đựng tài liệu, cặp đựng đồ dùng,…
Với mỗi loại, chiếc cặp lại có hình dáng và kích cỡ khác nhau.
c. Thuyết minh chi tiết
Cấu tạo: gồm phần bên ngoài và bên trong.
Bên ngoài cặp được trang trí những họa tiết khác nhau bắt mắt phù hợp với nhiều loại đối tượng.
Bên trong: được chia thành nhiều ngăn, có thể có khóa kéo hoặc không, mỗi ngăn có kích cỡ to nhỏ khác nhau để người sử dụng dễ dàng phân chia vật dụng vào các ngăn.
Chất liệu: bằng da, vải hoặc nhựa dẻo,…
d. Sử dụng và bảo quản
Sử dụng: tùy vào tần suất sử dụng mà tuổi thọ của những chiếc cặp khác nhau. Nếu thường xuyên sử dụng và không biết giữ gìn thì cặp sẽ nhanh bị hỏng. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng hoặc nước mưa cũng là nguyên nhân khiến cặp nhanh bị hư hại.
Bảo quản: thường xuyên làm vệ sinh cặp (giặt ướt hoặc giặt khô tùy vào chất liệu cặp); giữ cho cặp tránh va đập mạnh, hạn chế tiếp xúc nắng mưa; không bỏ quá nhiều đồ vào cặp để tránh cặp nhanh bị giãn hoặc nặng quá,…
3. Kết bài
Khái quát lại những vai trò của chiếc cặp.
Dàn ý chi tiết số 3
I. Mở bài
- Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
- Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.
- Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
2. Cấu tạo:
– Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.
- Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.
- Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.
3. Quy trình làm ra chiếc cặp:
Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, balo. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.
- Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.
- Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.
- Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.
- Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.
4. Cách sử dụng:
– Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:
+ Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người.
=> Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.
+ Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên
= > Thể hiện sự khí phách, hiên ngang, nam tính.
+ Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn.
=> Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.
Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền thường thì họ xách trên tay.
=> Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.
– Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.
5. Cách bảo quản:
– Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:
- Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.
- Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.
- Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.
- Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.
- Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.
- Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.
- Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.
6. Công dụng:
- Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.
- Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.
- Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
III. Kết bài
- Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.
Dàn ý chi tiết số 4
I. Mở bài
- Cái cặp sách gắn bó với nhiều thế hệ học sinh từ tiểu học lên đến phổ thông trung học.
- Đồ dùng học tập không thể thiếu với lứa tuổi học sinh.
II. Thân bài
a) Nguồn gốc
- Ra đời vào năm 1988, nước Mỹ là nơi sử dụng chiếc cặp sách đầu tiên.
- Từ sau đó, chiếc cặp sách được nhiều nơi sử dụng và phổ biến tại những nước lớn.
b) Cấu tạo chiếc cặp sách
- Mặt ngoài gồm có quai xách, nắp mở, quai đeo, tùy theo cấp cấu tạo khác nhau.
- Mặt trong gồm các ngăn đựng sách vở, dụng cụ, đồ dùng học tập.
c) Quy trình tạo ra cặp sách
- Chất liệu làm nên cặp sách, có nhiều loại như bằng vải nỉ, vải da.
- Công đoạn xử lý: qua các công đoạn xử lý, các loại vải giảm đi mùi hôi, bền, chắc hơn.
- Công đoạn khâu may: mỗi phần trên chiếc cặp sẽ có một bộ phận thực hiện, sau khi khâu máy sẽ đến công đoạn ghép lại.
- Ghép cặp: các phần khâu may sẽ được ghép lại thành chiếc cắp như thiết kế ban đầu.
d) Hướng dẫn sử dụng
Theo lứa tuổi:
- Với các em mầm non, tiểu học thường mang sau lưng tiện lợi, gọn nhẹ.
- Các bạn lớn tuổi hơn thường mang cặp sách chéo một bên.
Theo giới tính:
- Các bạn nam thường có sở thích mang cặp chéo một bên thời trang, lịch sự.
- Các bạn nữ chủ yếu xách cặp bằng tay.
e) Công dụng
- Đồ dùng học tập quen thuộc chứa sách vở và các đồ dùng khi đến trường.
- Chiếc cặp sách che nắng che mưa cho các dụng cụ học tập bên trong.
- Ai trong thời học sinh cũng có những chiếc cặp sách thân thương và đầy kỉ niệm tuổi học trò.
f) Bảo quản
- Đồ dùng học tập bảo quản tốt sẽ sử dụng bền lâu theo thời gian.
- Không để cặp va đập mạnh gây rách.
- Lau chùi sau khi sử dụng để cặp sách luôn mới và sử dụng lâu dài.
=> Chiếc cặp sách chính là người bạn thân thiết, gần gũi nhất đối với học sinh, sinh viên mỗi khi đến lớp.
III. Kết bài
- Chiếc cặp sách không chỉ là người bạn đồng hành mà còn gắn bó nhiều kỉ niệm với những ai đã từng trải qua thời học sinh. Hãy cùng giữ gìn chiếc cặp sách thân thương và bền đẹp.
Dàn ý chi tiết số 5
1. Mở bài
Giới thiệu về chiếc cặp sách
2. Thân bài
* Lịch sử ra đời:
- Cặp sách được sản xuất và đưa vào sử dụng lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1988
- Nhờ đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng –> Cặp sách nhanh chóng phát triển ra toàn nước Mĩ và thế giới
- Ngày nay cặp sách được sử dụng vô cùng phổ biến, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng, đặc biệt là học sinh.
* Cấu tạo của chiếc cặp sách:
- Bên ngoài: mặt cặp sách, quai đeo, dây đeo cặp, khóa mở cặp.
- Bên trong: Các ngăn cặp
* Phân loại: Có nhiều loại khác nhau tùy vào đối tượng và mục đích sử dụng:
- Ba lô
- Túi xách
- Cặp táp
- Cặp da
…
* Một số lưu ý khi sử dụng:
- Không nên xách cặp quá nặng để tránh mỏi tay và hư hỏng cặp sách vì quá tải
- Không quăng hay ném cặp lung tung mà nên để cặp gọn gàng vào một góc bàn học hoặc bàn làm việc cho sạch sẽ
- Định kỳ lau chùi và giặt cặp thật cẩn thận để giữ gìn cho cặp luôn sạch đẹp
* Vai trò của chiếc cặp:
- Đựng đồ dùng học tập cho học sinh đến trường
- Đựng giấy tờ, tài liệu
3. Kết bài
Khẳng định vai trò, giá trị của chiếc cặp
Dàn ý chi tiết số 6
1. Mở bài:
Trong số những đồ dùng học tập của học sinh thì cái cặp là vật dụng gần gũi thân thương nhất.
2. Thân bài
1) Cái cặp thường có hình chữ nhật chiều dài là 40cm, chiều cao 30cm, độ rộng 15cm. Cặp táp của học sinh được làm bằng nhiều loại chất liệu khác nhau: vải bố, da, nhựa hoặc nhựa tổng hợp.
2) Cái cặp có ba phần: phần quai, phần nắp và phần thân cặp.
a. Phần quai cặp gồm 2 quai: quai xách tay nhỏ và vai đeo chéo ngực thì dài hơn, trên quai đeo dài có một móc sắt giúp thu ngắn hoặc làm cho quai dài ra.
b. Phần nắp cặp được may liền với thân sau của cặp, nắp cặp phủ qua thân trước của cặp, ở nắp cặp có hai chốt khóa bằng sắt hoặc bằng nhựa để đóng cặp lại. Trên nắp cặp người ta có thể trang trí hình vẽ hoa văn hay những con thú dễ thương.
c. Phần thân cặp có rất nhiều ngăn, thường có 3 hoặc 4 ngăn lớn và những ngăn nhỏ. Các ngăn lớn dùng để đựng tập và sách giáo khoa, các ngăn nhỏ để đựng khăn giấy, đựng bút, máy tính.
Dưới cùng của thân cặp cũng có 2 móc khóa khớp với móc khóa ở nắp cặp. Khi đóng móc khóa ta nghe một tiếng “cách cách” thật vui tai.
Bên hông thân cặp có một ngăn lưới để nhét chai nước vào đó. Bao quanh thân cặp là một dây kéo lớn dùng để thu hẹp hoặc mở rộng lòng cặp.
3) Cặp táp giúp ích rất nhiều cho người học sinh, hàng ngày cặp theo chân người trò nhỏ đến trường, giúp người học sinh đựng bao nhiêu đồ đạc cần mang theo khi đi học. Thử tưởng tượng nếu không có cặp táp thì sẽ bất tiện vô cùng. Nhờ có cặp mà người học sinh không bị ướt tập vở khi trời mưa.
4) Vì những lợi ích mà cặp đem lại cho người học sinh, nên chúng ta cần bảo quản cặp cẩn thận để sử dụng nó được lâu dài. Không quăng vất cặp bừa bãi, không lót cặp làm ghế ngồi, Thỉnh thoảng giặt cặp sạch sẽ để nó luôn được mới. Khi đi mưa phải dùng bao ni lông che cặp lại, không để cho cặp bị ẩm và cũng không nên bỏ thức ăn vào cặp sẽ dẫn đàn kiến đến cắn lủng cặp.
3. Kết bài
Có những bạn học sinh khi đi học thì dùng túi xách, ba lô nhưng rõ ràng những vật này không tiện dụng bằng cặp. Cặp táp là một vật dụng quan trọng của đời người.
Dàn ý chi tiết số 7
1, Mở bài
- Giới thiệu những đặc điểm khái quát, cơ bản nhất về chiếc cặp sách.
2, Thân bài thuyết minh về cặp sách của em
a, Nguồn gốc, lịch sử ra đời của chiếc cặp sách
- Những chiếc cặp sách đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1988 mang phong cách cổ điển tại nước Mĩ.
- Chiếc cặp sách ngày càng được sản xuất nhiều, trở nên phổ biến và xuất hiện ở hầu khắp các quốc gia, khu vực trên thế giới
b, Phân loại và những đặc điểm cơ bản về cấu tạo của chiếc cặp sách
– Phân loại:
- Theo chất liệu, có thể có các loại cặp sách khác nhau như dù, vải thô, da nhân tạo, vải bò,…
- Theo mục đích sử dụng như cặp đi làm, cặp đi học, cặp đựng đồ dùng cá nhân,…
- Theo hình thức, kiểu dáng
– Những đặc điểm về cấu tạo của chiếc cặp sách:
+ Phía bên ngoài: thường có mặt cặp, nắp khóa để mở và quai xách để xách tay hoặc quai đeo để có thể mang chúng lên vai hoặc lưng.
+ Phía bên trong:
- Được chia làm nhiều ngăn nhỏ, mỗi ngăn có thể có một khóa riêng để bảo quản đồ đạc bên trong.
- Dùng để đựng sách, vở, bút, thước và những vật dụng cá nhân.
- Ngày này, để phù hợp với thị nhiều, nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tâm lí lứa tuổi của người sử dụng, những chiếc cặp sách còn được trang trí thêm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu ở phía mặt cặp.
c, Quy trình sản xuất ra chiếc cặp sách
- Lựa chọn được chất liệu phù hợp: Chất liệu cần đảm bảo có độ chắc chắn và độ bền cao để có thể đựng được nhiều đồ dùng.
- Xử lí chất liệu: Làm cho chất liệu bớt mùi nhưng vẫn giữ nguyên được những nét bản chất, đặc trưng của chúng.
- May các bộ phận của chiếc cặp
- Ghép các bộ phận đã được may lại với nhau.
d, Công dụng, cách thức sử dụng và bảo quản chiếc cặp sách
– Công dụng:
- Dùng để đựng và mang sách vở, đồ dùng học tập, vật dụng cá nhân
- Bảo vệ cho sách vở và chúng
- Dùng để che nắng cả chính bản thân người sử dụng.
- Chiếc cặp sách còn là vật kỉ niệm, là nơi lưu giữ bao kí ức ngọt ngào, hồn nhiên, ngây thơ của tuổi học trò.
– Cách thức sử dụng và bảo quản:
- Lựa chọn một chiếc cặp sách phù hợp với mục đích sử dụng, thể hình của bản thân.
- Không nên đựng quá nhiều sách vở, đồ dùng trong cặp sách và cần sắp xếp các vật dụng ấy một cách gọn gàng khi cho vào cặp.
- Không nên để cặp sách bị dính nước mưa vì như thế sẽ làm cặp dễ bị hỏng.
- Phải thường xuyên vệ sinh, giặt giũ, lau chùi để cặp sách giữ được độ mới của chúng.
- Không nên để cặp sách vào những không gian chật hẹp như hộc bàn, hộc tủ bởi như thế sẽ làm mất đi hình dáng của chiếc cặp sách.
3, Kết bài
- Khái quát những nét cơ bản về đặc điểm, giá trị, ý nghĩa của chiếc cặp sách và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Thuyết minh về chiếc cặp sách của em
Quãng đời học sinh là quãng thời gian vô cùng tươi đẹp. Đồng hành cùng tuổi học trò là những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước,… Và còn một người bạn không thể thiếu nữa đó chính là cặp sách. Không một học sinh nào đến trường mà có thể thiếu được chiếc cặp sách của mình.
Chiếc cặp sách đầu tiên được ra đời tại nước Mỹ vào năm 1988. Gần như ngay lập tức, chiếc cặp sách đã trở thành vật dụng quen thuộc với người học sinh. Nó không chỉ phổ biến ở Mỹ mà còn lan rộng trên toàn thế giới và được hàng triệu học sinh yêu mến.
Cấu tạo của chiếc cặp sách không hề phức tạp mà ngược lại nó đơn giản nhưng rất đẹp. Ngoài cùng của cặp sách là mặt cặp, có nắp mở, phía trên có quai xách còn phía sau có quai đeo vào lưng. Ở bên trong của cặp người ta chia nó ra thành nhiều ngăn to nhỏ để đựng những món đồ dùng học tập khác như sách vở, bút thước. Sau này, thiết kế của cặp sách có nhiều cải tiến hơn với nhiều mẫu mã khác nhau. Có cặp sách còn được thiết kế thêm ngăn đựng áo mưa, ngăn đựng chai nước.
Tuy đơn giản nhưng việc làm ra một chiếc cặp sách lại khá kì công và đòi hỏi phải có sự chỉn chu trong từng khâu. Các khâu để làm nên một chiếc cặp sách là lựa chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may và ghép nối. Trong các khâu này, khâu lựa chọn chất liệu là vô cùng quan trọng. Có nhiều chất liệu có thể sử dụng để làm nên cặp sách như vải, nhựa, da,… Chính điều này đã làm nên sự đa dạng cho cặp sách. Tùy vào sở thích mà mỗi người học sinh sẽ còn cho mình những chiếc cặp sách có chất liệu khác nhau. Dẫu vậy, dù làm bằng chất liệu gì thì yêu cầu đầu tiên đối với một chiếc cặp sách đó là phải chắc chắn. Việc xử lí chất liệu cũng quan trọng để loại bỏ được mùi của chất liệu. Các phần của chiếc cặp thường được ghép lại với nhau bởi máy may cho đến khi tạo ra một chiếc cặp hoàn chỉnh. Hiện tại chiếc cặp sách có nhiều phiên bản khác nhau như ba lô, cặp da, cặp táp. Kích thước của cặp cũng có sự khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Tùy vào từng loại mà giá thành của chúng cũng khác nhau.
Tuổi thọ của một chiếc cặp sách tùy thuộc vào chất lượng của nó cũng như người sử dụng. Nếu giữ gìn và bảo quản tốt thì cặp sách có thể dùng được rất lâu. Muốn vậy, khi dùng cặp sách không nên quăng quật hay ném mạnh. Cũng không nên để cặp sách bị dính nước khi trời mưa. Nơi để cặp cần đủ rộng chứ không nên để ở những nơi quá chật hẹp có thể làm cặp bị chèn ép và biến dạng. Cặp tuy rộng nhưng cũng không nên đựng quá nhiều đồ sẽ làm sức chịu đựng của cặp bị quá tải. Đeo cặp quá nặng cũng không tốt cho người học sinh.
Trong quá trình học tập của người học sinh, chiếc cặp là một vật dụng không thể thiếu. Cho dù nhiều năm sau nữa, chiếc cặp sách vẫn sẽ là người bạn đồng hành của học sinh. Mỗi chúng ta hãy yêu thương và trân trọng chiếc cặp sách của chính mình.
Thuyết minh về chiếc cặp sách ngắn gọn
Thuyết minh về cái cặp – Mẫu 1
Thuở học sinh ai cũng gắn bó với những đồ dùng học tập quen thuộc trong đó cặp sách như người anh cả to lớn và che chở cho những đồ dùng học tập. Chiếc cặp sách gắn bó thân thiết dù lúc này hay mưa.
Cặp sách dùng để chứa đồ vật và mang trên vai để di chuyển, đây là phát minh hữu ích của con người vào năm 1988, từ đó đến nay chiếc cặp sách đã được dùng phổ biến trên toàn thế giới.
Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản bao gồm bên trong và bên ngoài, với bên ngoài có các bộ phận như bề mặt cặp, quai xách, nắp mở. Còn với bên trong sẽ có nhiều ngăn, độ rộng khác nhau dùng để chứa sách vở, bút, thước, rộng hơn là dùng để chứa áo đi mưa, nước uống.
Mặc dù có nhiều mẫu mã đa dạng những quy trình làm ra chiếc cặp sách đều giống nhau cần sự tỉ mỉ, chính xác. Trước tiên cần chọn chất liệu: vải bố, vải cá sấu, vải da, vải càng tốt giá tiền cặp sách sẽ càng cao. Sau khi chọn vải sẽ đến công đoạn tái chế lại chất liệu để sử dụng bền lâu. Khâu may công đoạn giúp những chiếc cặp bền chắc hơn và thông thường thực hiện bằng máy may. Cuối cùng là công đoạn ghép nối giúp nối những chiếc cặp hoàn chỉnh.
Chiếc cặp sách trên thị trường có sự đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, có những cặp sách dành riêng cho nam và nữ. Nam thì cặp đeo chéo, nữ lại nhỏ gọn để các bạn dễ dàng di chuyển hơn.Cặp hai quai dành cho các học sinh tiểu học, khi sử dụng cần đeo hai vai để tránh cong vẹo cột sống. Riêng với các doanh nhân cặp sẽ nhỏ gọn và đắt tiền hơn phù hợp với công việc và môi trường.
Để cặp sách bền lâu khi sử dụng cần chú ý không để cặp nơi có nguồn nhiệt cao dễ bị biến dạng. Thường xuyên lau chùi bụi bẩn và nước. Nếu cặp bị bẩn phải giặt bằng tay và phơi ở những nơi có ánh sáng yếu. Một chiếc cặp sách nếu biết cách bảo quản có thể sử dụng từ 3-5 năm.
Chiếc cặp sách là đồ dùng học tập quen thuộc với học sinh giúp che nắng mưa và đồng hành với chúng ta đến trường. Hãy yêu cặp sách như một người bạn và chính nó sẽ giúp bạn đi đến tương lai tươi sáng hơn.
Thuyết minh về cái cặp – Mẫu 2
Suốt quãng đời đi học, người học sinh luôn có rất nhiều người bạn đồng hành như sách, vở, bút, thước. Đó là những người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại không thể vắng mặt. Trong số những dụng cụ học tập thì chiếc cặp cũng là một vật dụng vô cùng gần gũi, gắn bó với người học sinh trong những năm tháng cắp sách đến trường.
Cặp sách chắc chắn là một trong những phát minh hữu ích nhất của loài người. Nước Mỹ là nước đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách vào năm 1988. Từ đó, cặp sách đã được sử dụng phổ biến ở Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới.
Chiếc cặp sách có cấu tạo rất đơn giản. Phía ngoài chỉ có mặt cặp, nắp mở, quai xách để cầm tay hoặc quai đeo để đeo trên lưng. Phía trong cặp được cấu tạo thành nhiều ngăn to nhỏ khác nhau để đựng sách vở, bút thước. Một số cặp còn có ngăn đựng áo mưa hoặc chai nước.
Để làm ra một chiếc cặp bao gồm những công đoạn chính như: lựa chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may, ghép nối. Chất liệu cặp cũng vô cùng phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của người dùng. Cặp có thể làm từ vải nỉ, vải bố hoặc da. Dù làm bằng chất liệu gì thì yêu cầu quan trọng nhất là cặp phải chắc chắn vì nó dùng để chứa nhiều sách vở. Khâu xử lí để tái chế lại chất liệu, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. Hiện nay, thông thường các xí nghiệp thường sử dụng máy may để may các phần của cặp lại với nhau theo thiết kế. Cuối cùng, các phần được ghép nối lại thành chiếc cặp hoàn chỉnh rồi tung ra thị trường. Các loại cặp hiện nay cũng vô cùng đa dạng với nhiều mẫu mã và giá tiền khác nhau phù hợp với người tiêu dùng. Có cặp táp, cặp da, balo. Một số thương hiệu nổi tiếng như Hồng Hà, Thủ đô vàng, cặp của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Giá một chiếc cặp sách dao động khoảng vài trăm nghìn.
Mỗi đối tượng sẽ có cách sử dụng cặp khác nhau. Đối với học sinh nữ sẽ dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người để thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. Còn học sinh nam có xu hướng đeo chéo cặp sang một bên trông rất tự tin, năng động. Học sinh tiểu học thì thường đeo cặp trên lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng bạn bè.
Cặp sách dù tốt, dù bền như thế nào cũng sẽ hỏng nếu chúng ta không biết cách bảo quản và sử dụng. Như ông cha ta đã nói: “Của bền tại người”, để chiếc cặp sách được bền lâu, chúng ta cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh để giữ độ mới của cặp. Không nên quăng cặp quá mạnh để tránh cặp bị rách. Khi trời mưa cần tránh để cặp không bị dính nước. Nếu để cặp ở những không gian hẹp như hộc tủ, hộc bàn sẽ gây chèn ép, làm cặp bị cong và vênh. Bên cạnh đó, một điểm cần lưu ý khác là không nên đựng khối lượng quá nặng so với sức chứa của cặp.
Một số lời khuyên để sử dụng cặp đúng cách: chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Nên xếp những đồ vật nặng nhất ở phần tiếp giáp với lưng, sách vở và đồ dùng xếp sao cho không bị xô lệch. Để tránh bị cong vẹo người, hai quai nên được đeo một cách ngay ngắn, đối với loại cặp chỉ có một quai thì cần thay đổi vai đeo cho đỡ mỏi.
Chiếc cặp là một vật dụng rất hữu ích và cần thiết trong quá trình học tập và làm việc của con người. Hiện tại hay mai sau, chiếc cặp vẫn sẽ giữ nguyên vai trò và giá trị của nó, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.
Thuyết minh về cái cặp – Mẫu 3
Trong tất cả các dụng cụ của học sinh, chúng tôi được xem như là anh cả, bởi lẽ chúng tôi có thân hình to lớn nhất. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những chiếc cặp xinh xinh giúp các bạn đựng đồ dùng học tập.
Họ hàng chúng tôi có tự bao giờ không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa, khi con người có nhu cầu đi học. Cha ông chúng tôi trước kia được làm rất đơn giản, thân hình chỉ gồm những mảng da lớn được may lại, nắp cặp có khóa sắt hoặc có dây kéo để đóng mở cặp. Còn ngày nay, với công nghệ tiên tiến và hiện đại, chúng tôi được thiết kế với nhiều kiểu mẫu đẹp hơn, đa dạng hơn. Họ hàng chúng tôi có nhiều loại: Cặp đeo, cặp mang trên vai, cặp xách. Chất liệu để làm ra chúng tôi cũng phong phú hơn xưa. Có loại làm bằng da mềm, có loại làm bằng vải dù, vải jean, vải bố. Riêng tôi, tôi có một thân hình tương đối đẹp, được làm bằng một loại vải da tốt. Bên ngoài có trang trí nhiều hình vẽ và màu sắc nổi bật. Tôi thích nhất là hình chú chó Pikachu đáng yêu ở phía trước mặt cặp.
Bên trên là nắp cặp với một cái khóa bằng sắt bóng loáng để đóng, mở. Mỗi khi đóng, mở cặp, những âm thanh vang lên lách cách rất vui tai. Bên dưới nắp cặp là một cái túi phụ có dây kéo để các cô, cậu học trò đựng các đồ vật nhỏ cần thiết. Bên hông là một cái túi lưới để đựng những chai nước mà các cô, cậu thường hay mang đến lớp. Tôi không chỉ có quai đeo mà còn có một cái quai nhỏ để xách. Bên trong quai có lót xốp nên sử dụng rất êm. Quan trọng nhất là bên trong cơ thể tôi. Nơi ấy có ba ngăn chính dùng để đựng sách vở. Ngoài ba ngàn chính tôi còn có một ngăn phụ để đựng bút, thước, compa. Mỗi ngăn cặp được ngăn bởi một miếng vải mỏng và bền.
Tuy thân hình chúng tôi cấu tạo chỉ như thế nhưng chúng tôi rất có ích. Nhờ có chúng tôi, các cô, cậu chủ cảm thấy tiện lợi hơn, thoải mái hơn khi đến trường. Chúng tôi che nắng cho sách, vở. Và chúng tôi cũng lấy làm vinh dự với chức năng bảo vệ nguồn tri thức của các cô, cậu học trò. Có chúng tôi, nguồn tri thức ấy sẽ không bị mất đi, không bị mai một đi khi trải qua mọi sự thay đổi của thời tiết.
Để chúng tôi phát huy hết vai trò của mình thì cần phải có sự bảo quản của con người. Cách bảo quản chúng tôi cũng dễ thôi: Khi đi học về, các cô, cậu chủ nhỏ treo chúng tôi lên móc, để ở nơi sạch sẽ. Khi chúng tôi bị ướt, các cô, cậu chỉ cần dùng khăn lau khô rồi phơi lên. Chúng tôi cũng cần được giặt sạch rồi phơi khô để vải không bị mục hoặc mốc. Khi có bụi bám vào, cần lau chùi cho chúng tôi sạch sẽ, nhìn vào sẽ trông đẹp hơn, mới hơn. Đặc biệt, để dây kéo hoặc ổ khóa được bền thì cần sử dụng nhẹ nhàng, cẩn thận. Nếu không cẩn thận thì các bộ phận này dễ bị hỏng.
Chúng tôi cũng không tầm thường chút nào đấy chứ! Chúng tôi là những người bạn tốt của các bạn học sinh, luôn đồng hành cùng các bạn, giúp các bạn mang theo mình nhiều tri thức để sau này trở thành những người tài đức vẹn toàn, giúp ích cho đất nước và mở ra cho mình một tương lai mới.
Thuyết minh về cái cặp – Mẫu 4
Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc, chị học ở tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kỳ II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã, sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng. Tất cả đều dồn vào cặp. Nước mưa thấm vào làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ nhà lồng thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, để nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tông hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xen-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xen-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khóa móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhô lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mê ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.
Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.
Thuyết minh về cái cặp – Mẫu 5
Tuổi học trò có biết bao vật dụng thân thiết như bút, thước, sách vở. Và một trong những vật dụng không thể thiếu đó chính là chiếc cặp sách. Với mỗi học sinh, chiếc cặp không chỉ là một dụng cụ mà là người bạn thân thiết đầy gắn bó.
Không ai biết chính xác chiếc cặp sách ra đời từ bao giờ nhưng theo dõi trên phim ảnh ta thấy từ thời Pháp thuộc học sinh trường Bưởi, nữ sinh Đồng Khánh với bộ áo dài thướt tha cùng chiếc cặp bên hông vào dòng người nổi bật trên đường.
Trải qua thời gian và sự biến đổi không ngừng của xã hội, cho đến nay chiếc cặp sách vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu dù mẫu mã đã có sự thay đổi. Nó có hình chữ nhật, kích cỡ đa dạng để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Cặp thường có bề dày từ 15 đến 20 cm, chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có một chức năng. Những ngăn to dùng để sách giáo khoa, vở viết, tài liệu tham khảo còn các ngăn nhỏ để túi kiểm tra và các dụng cụ học tập khác như bút, thước. Để sách vở và các đồ dùng không bị rơi ra ngoài, miệng các ngăn thường có khóa kéo bằng nhựa. Với loại cặp như chiếc ví thì ngoài khóa kéo còn có khóa cài làm bằng thép để không bị rỉ.
Để tiện cho việc di chuyển, cặp thường có hai loại quai: quai xách và quai đeo. Quai xách được gắn cố định vào hai mặt trước sau còn quai đeo được mắc vào hai bên hông của cặp. Quai đeo dài để có thể quàng qua vai và có một miếng đệm để khi đeo không bị đau vai, có khóa để điều chỉnh độ dài ngắn tùy ý.
Cặp có nhiều màu sắc để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Học sinh tiểu học thường chọn những gam màu sặc sỡ: đỏ, hồng, tím, xanh…với hình vẽ các nhân vật ngộ nghĩnh trên phim hoạt hình, truyện tranh. Học sinh trung học và cán bộ giáo viên thường dùng gam màu trầm, nhã nhặn như đen, nâu.
Hằng ngày phải tải một một khối lượng khá lớn và dãi dầu nắng mưa, hơn nữa để cặp luôn vuông vức người ta thường chọn những vật liệu cứng, có độ bền cao lại không dễ dàng bị ngấm nước như da, nhựa dẻo, vải dù để làm cặp. Bên trong cặp thường có một lớp lót bằng vải hoặc nilon để tăng độ cứng, bền của cặp. Chất liệu cứng và dày như vậy nên việc may cặp khá công phu, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và sử dụng loại máy chuyên dụng. Cặp được sử dụng khá phổ biến nên có nhiều hãng sản xuất và được bày bán khắp nơi trên thị trường.
Trông nhỏ bé và giản dị nhưng chiếc cặp có vai trò vô cùng quan trọng. Đó là vật bất li thân của người học sinh. Từ khi bước vào lớp một đến khi là sinh viên trên giảng đường đại học, chiếc cặp luôn bên ta, làm người bạn thân thiết không bao giờ rời xa. Bao nhiêu sách vở, dụng cụ học tập hằng ngày chỉ cần có chiếc cặp là tất cả đều gọn gàng, ngăn nắp và tất cả đều di chuyển dễ dàng. Lặng lẽ bên ta, cặp chia sẻ với ta những niềm vui nỗi buồn, những nhọc nhằn, vất vả của tuổi học sinh.
Ông cha ta thường dạy “của bền tại người”. Chiếc cặp hữu ích như vậy nên càng phải giữ gìn để thời gian sử dụng được lâu. Mỗi khi để sách vở, dụng cụ học tập hoặc di chuyển cặp phải nhẹ nhàng. Không nên để cặp ở nơi ẩm thấp, bụi bặm, không để nhiều thứ nặng làm tổn hại đến cặp. Ở nhà có giá để cặp, đến trường để cẩn thận vào ngăn bàn. Trời nắng, trời mưa phải có dụng cụ bảo vệ, che chắn cặp.
Hiện nay, công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại thì càng có nhiều vật dụng ra đời có thể thay thế chiếc cặp nhưng ta không thể phủ nhận vai trò và vị trí của chiếc cặp sách nhất là đối với học sinh. Với giá cả phải chăng, lợi ích to lớn nó sẽ được các thế hệ học sinh, giáo viên yêu thích và sử dụng. Mỗi học sinh chúng ta hãy tâm niệm rằng giữ gìn, bảo vệ, nâng niu chiếc cặp sách là hành vi của người có văn hóa.
Thuyết minh về cái cặp – Mẫu 6
Bạn biết không trong thời học sinh của chúng ta muốn học tốt thì ngoài sách vở ra thì cần rất nhiều đồ dùng học tập. Và một trong những món đồ dùng học sinh có tác dụng chứa đựng tất cả các vận dụng khác thì không thể không nhắc đến chiếc cặp sách thân yêu được.
Chiếc cặp sách ra đời từ rất lâu rồi. Chiếc cặp sách ra đời để có thể đáp ứng được nhu cầu đi học của con người, bởi đi học cũng rất cần một vật dụng có thể chứa đựng tất cả những vật dụng sách vở, bút, bảng. Những chiếc cặp ngày trước được làm rất đơn giản, thân hình của chiếc cặp lúc đó cũng lại chỉ gồm những mảnh da lớn được may lại. Đặc biệt hơn chiếc nắp cặp có khóa sắt hoặc có chiếc dây kéo để đóng mở cặp đơn giản mà thôi. Còn ngược lại trong xã hội hiện đại ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển hơn, khi mà công nghệ tiên tiến và hiện đại thì đã cải tiến những chiếc cặp này vừa đa dạng về mẫu mã về kiểu dáng mà nó cũng lại được tối ưu hóa những công dụng phù hợp với từng người sử dụng.
Nói về chiếc cặp sách thì nó được phân biệt rất nhiều loại, và có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng như các chiếc cặp đeo, cặp mang trên vai, cặp xách. Và đáng chú ý ở đây đó cũng chính là chất liệu để làm ra chúng tôi cũng phong phú hơn xưa tha hồ cho người tiêu dùng có thể chọn lựa. Những chiếc cặp được bày bán có loại làm bằng da mềm, có loại làm bằng vải dù có bao chiếc cặp sách lại làm bằng vải jean, vải bố. Chiếc cặp sách có rất nhiều màu sắc đẹp đẽ nữa, có chiếc thì bên ngoài có trang trí nhiều hình vẽ và màu sắc nổi bật khác nhau. Các hình in đó có thể là hình những cô công chúa, những nhân vật hoạt hình, trang phong cảnh đáng yêu. Những bạn học sinh tiểu học và trung học luôn luôn chọn các mẫu cặp đáng yêu này, nhưng với các bạn học sinh cuối cấp lại ưa chọn kiểu dáng cặp thiêng về độ thuận tiện hơn là về mẫu mã.
Chiếc cặp sách ở bên trên là nắp cặp với một cái khóa bằng sắt bóng loáng để đóng, mở thật chắc chắn. Ngoài ra lại có các kiểu cặp được sử dụng khóa là chủ yếu. Chiếc cặp sách có rất nhiều ngăn khác nhau, loại bình thường nhất là có hai ngăn chính và ở phía hai bên hông cặp lại có thêm một ngăn lưới để có thể đựng những chai nước hay giẻ lau, thuận tiện nhất cho người đi học. Những ngăn chính trong chiếc cặp thì giúp cho học sinh có thể đựng sách vở và hộp bút ở đây. Nếu chọn những chiếc cặp có hình hộp học sinh đựng sách vở sẽ không bị quăn mép.
Chiếc cặp thực sự cũng rất có ích cho mỗi người học sinh. Thế rồi nhờ có chiếc cặp này mà học sinh có thể sắp xếp thật khoa học sách vở của mình. Không những thế còn là một cách như để bảo vệ sách vở và đồ dùng chứa bên trong. Khi trời nắng hay mưa nhỏ thì cũng không hề lo lắng sách vở bên trong bị hư hỏng.
Nếu như muốn bảo quản chiếc cặp sách thì cũng thật dễ dàng, các bạn học sinh khi đi học về các bạn học sinh cũng nhớ treo chúng tôi lên móc, để ở nơi sạch sẽ nhé! Nếu chiếc cặp bị ướt thì chỉ cần dùng khăn lau khô rồi phơi lên để thoát khỏi cảnh ẩm mốc và luôn luôn sạch sẽ. Trong quá trình sử dụng các bạn cũng nên sử dụng nhẹ nhàng khóa, và để đúng nơi quy định chắc chắn chiếc cặp sẽ rất bền.
Chiếc cặp sách cũng chính là những người bạn tốt của các bạn học sinh, luôn đồng hành cùng các bạn học sinh. Chiếc cặp sách cũng đã giúp các bạn mang theo mình nhiều tri thức để sau này trở thành những người tài đức vẹn toàn và có thể giúp ích cho đất nước.
Thuyết minh về chiếc cặp sách đầy đủ
Thuyết minh về chiếc cặp – Mẫu 1
Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước, và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp – một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988.
Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường. Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa.
Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: lựa chọn chất liệu, xử lý, khâu may, ráp nối. Chất liệu thì có rất nhiều loại cho phù hợp với yêu cầu của người dùng: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, giả da. Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.
Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều cần thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải.
Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao, phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó, chẳng hạn như quăng chúng ình ình mỗi khi gặp chuyện bực mình hoặc ham vui mà quăng nó đi. Thế nên, chúng ta không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi cặp cho sạch sẽ.
Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh- chủ nhân tương lai của đất nước.
Thuyết minh về chiếc cặp – Mẫu 2
Trong suốt thời gian đi học bạn gắn bó với thứ gì nhất? Có người thì là chiếc bút, có người lại là quyển vở nhưng cũng không ít người nhớ nhung và yêu quý chiếc cặp sách thân thương.
Trên suốt chặng đường đi học không khi nào người ta thấy vắng bóng hình ảnh chiếc cặp sách. Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. Cặp sách thường có hình chữ nhật, vuông vức, gọn nhẹ phù hợp với người sử dụng. Cặp sách được thiết kế đa dạng về màu sắc với rất nhiều họa tiết trang trí. Đối với những bé gái chiếc cặp màu hồng in hình nàng công chúa barbie hay chú gấu xinh xắn, dễ thương luôn là một niềm mong ước. Còn các cậu bé trai thì ham mê chiếc cặp với những anh chàng siêu nhân trừ gian diệt ác đầy mạnh mẽ. Phía sau chiếc cặp là hai quai đeo ni lông bọc vải dày dặn, chắc chắn. Hai chiếc quai này không chỉ giúp các bạn học sinh đeo cặp dễ dàng, mà còn bảo vệ đôi vai non nớt có thể phát triển cân bằng. Chiếc cặp với sắc màu, hình thù rực rỡ kiểu cách đã trở thành kỉ niệm tuổi thơ của rất nhiều những cô cậu học trò. Và khi trên vai là chiếc cặp một màu tối giản thường là màu đen cũng là lúc đánh dấu trong lòng mỗi đứa trẻ đã và đang ngày một trưởng thành. Quai đeo giờ đây thay vì hai thì chỉ còn một chiếc hay được các bạn học sinh đeo chéo qua người. Tuy bề ngoài có khác nhưng kết cấu bên trong chiếc cặp không thay đổi là mấy. Chiếc cặp có hai ngăn chính rộng rãi đủ để hai hàng sách đều tăm tắp. Chiếc ngăn vừa nằm ở ngay trước cặp có thể đựng hộp bút, đôi ba tập giấy kiểm tra. Ở đó cũng không thiếu những chiếc ngăn nhỏ xinh nằm ở nhiều vị trí. Bên hông cặp thì có thể để chai nước giúp các bạn giải khát khi cần. Bên trong cặp, các ngăn nhỏ ấy lại có thể đựng vài chiếc kẹp tóc xinh xinh, vài ba món đồ chơi nho nhỏ như bi, súc sắc hay chiếc ô tô được trúng thưởng trong gói bim bim buổi sáng. Và có khi ở đó còn giấu một chút quà vặt để ăn cùng các bạn trong giờ nghỉ giải lao. Thế mới thấy chiếc cặp nhỏ vậy thôi nhưng lại có thể chứa đựng biết bao nhiêu là thứ đồ thú vị, hay ho.
Vì vậy có lẽ chiếc cặp sách không đơn giản chỉ có công dụng đeo đựng mà nó còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Khi lần đầu tiên đeo cặp sách có đứa trẻ nào mà không vui mừng, nó đánh dấu một chặng đường tìm kiếm tri thức quan trọng, đầy ý nghĩa. Chiếc cặp bảo vệ sách vở, những món đồ bên trong khỏi mưa nắng, bụi bẩn. Đeo chiếc cặp trên vai dường như cũng chính là nhắc nhở bất cứ ai trách nhiệm đối với tri thức phải biết bảo vệ nâng niu và cả chính những kỉ niệm đi học của mình nữa. Và rồi thời gian trôi qua, rời xa phấn trắng bảng đen chiếc cặp sách ngày nào cũng phải để lại một nơi. Nhưng bên trong nó vẫn luôn chất chứa đủ những kỉ niệm vui vẻ tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng mà ai cũng muốn một lần sống lại.
Với những ý nghĩa đối với học trò, nên chúng ta cần phải biết sử dụng, bảo quản đúng cách để chiếc cặp luôn song hành trên chặng đường đến với tri thức. Một số lời khuyên để sử dụng cặp đúng cách: chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Nên xếp những đồ vật nặng nhất ở phần tiếp giáp với lưng, sách vở và đồ dùng xếp sao cho không bị xô lệch. Để tránh bị cong vẹo người, hai quai nên được đeo một cách ngay ngắn, đối với loại cặp chỉ có một quai thì cần thay đổi vai đeo cho đỡ mỏi. Ngoài ra cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh để giữ độ mới của cặp. Không nên quăng cặp quá mạnh để tránh cặp bị rách. Khi trời mưa cần tránh để cặp không bị dính nước. Nếu để cặp ở những không gian hẹp như hộc tủ, hộc bàn sẽ gây chèn ép, làm cặp bị cong và vênh.
Chiếc cặp sách tưởng như bình thường, quen thuộc nhưng lại chính là một người bạn đồng hành thân thiết nhất trong cuộc đời đi học của mỗi con người. Vì vậy chúng ta hãy học cách nâng niu, trân trọng chiếc cặp sách của mình và cả những tháng ngày đồng hành bên nhau.
Thuyết minh về chiếc cặp – Mẫu 3
Học tập là một con đường đầy gian nan nhưng với cùng thú vị và đeo đẽ của cuộc đời mỗi con người. Trên con đường lĩnh hội tri thức ấy, không thể thiếu người bạn đồng hành là chiếc cặp sách thân thương.
Chiếc cặp sách của mặt trên thế giới lần đầu tiên là vào năm 1988, do nước Mỹ sản xuất ra. Chiếc cặp sách đầu tiên này mang phong cách cổ điển. Nó rất đơn giản, chỉ gồm một ngăn và đựng được một số tài liệu.Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. Đến đầu thế kỉ 21, cặp sách mới thật sự phổ biến ở nước ta và trở thành người bạn đồng hành trung thành với bất cứ học sinh, sinh viên nào. Cuối có rất nhiều loại và nhiều hãng. Tại nước ta, cặp của hãng Thủ Đô Vàng là được mọi người đánh giá cao và yêu thích nhất.
Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản. Nó gồm hai phần là phía ngoài và phía trong cặp. Phía ngoài của nó chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,. Mặt cặp dành cho học sinh tiểu học thường có in các hình hoạt hình ngộ nghĩnh đáng yêu, màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Còn cặp dành cho các học sinh lớn hơn và chi nhân viên công sở thường là mang một màu sắc, đơn giản và lịch sự. Nắp mở của cặp có thể là nút bấm hoặc khóa kéo. Nút bấm giúp người dùng dễ dàng mở và nắp lại hơn nhưng dễ bị hỏng, gãy. Khóa kéo giúp người dùng bảo quản đồ đạc tốt hơn nhưng trong quá trình sử dụng mất nhiều thời gian hơn.
Quai xách cặp làm bằng vải mềm, có may thêm một lớp bông đệm để bảo vệ da tay, tránh xây xát hay chai tay khi phải xách cặp nặng trong một thời gian dài. Cặp của học sinh tiểu học thường có quai đeo hai bên, bảo vệ sự phát triển tự nhiên cho hệ cơ và xương của trẻ em. Cặp dành cho người trưởng thành thường có dây đeo một bên, tạo sự trưởng thành, năng động. Bên trong có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước. Các ngăn cặp được may thi mỉ, đường chỉ chắc chắn để có thể chứa được nhiều vật dụng. Thường có hai ngăn lớn và một ngăn nhỏ. Ngăn lớn dùng để đựng sách vở, laptop. Và ngăn nhỏ để đồ dùng học tập.
Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, balo. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau. Lựa chọn chất liệu làm cặp cũng rất đa dạng. Có thể là vải nỉ, vải bố, da cá, da nhân tạo, vải tổng hợp. Ngày nay, để hưởng ứng chiến dịch bảo vệ môi trường, cặp tái chế cũng đang rất phổ biến. Việc tái chế lại chất liệu có thể sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. Bởi vậy, cặp tái chế ngày nay được đánh giá cao và được mọi người hưởng ứng nhiệt tình. Quá trình khâu mau là quá trình vô cùng quan trọng. Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế. Các công nhân may phải là người có kinh nghiệm lâu năm và là người con tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc cao độ thì mới giảm thiểu sự sai sót tối đa. Cuối cùng là quá trình ghép nối các phần của cặp lại với nhau. Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.
Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau. Học sinh nữ thường dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người. Để thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.Học sinh nam thường đeo chéo cặp sang một bên làm toát lên sự khí phách, hiên ngang, nam tính. Đeo cặp sang một bên còn thể hiện sự tự tin và năng động của các cậu thanh niên trẻ trung, nhiệt huyết. Học sinh tiểu học thường là đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn. Nó phù hợp với sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1. Còn các nhà doanh nhân sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay. Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước. Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo để đảm bảo sự phát triển cân đối của cơ thể.
Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường. Nó cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân. Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu. Phải thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao. Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu. Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp. Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng. Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.
Cặp sách ngày càng được sáng tạo theo nhiều kiểu dáng mẫu mà mới để phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng. Nó còn là vật mang theo bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò.
Thuyết minh về chiếc cặp – Mẫu 4
Tuổi học trò của chúng ta ghi dấu với những ngày cùng các bạn đến trường, cười nói và vui đùa với nhau. Nhưng không phải ai cũng biết chúng ta luôn có một người bạn âm thầm ở sau lưng theo dõi và giúp đỡ chúng ta ngày nắng cũng như ngày mưa. Đó là những chiếc cặp sách.
Quê hương của chiếc cặp ở một nơi rất xa xôi. Đó là nước Mỹ. Nó lần đầu tiên được sản xuất ở cường quốc này vào năm 1988 với phong cách cổ điển. Nhờ sự tiện lợi và công dụng tuyệt vời, nó trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi loại cặp sẽ có cấu tạo khác nhau nhưng nhìn chung luôn đảm bảo hai phần. Thứ nhất là phần bên ngoài. Đó có thể là hai dây đeo hai bên, cũng có thể là tay cầm. Ngoài ra còn có nắp mở hoặc những chiếc khóa. Phần thứ hai là phần bên trong gồm các ngăn để đựng đồ, có ngăn to ngăn bé. Thậm chí trong một ngăn to còn có thêm một vài ngăn bé xíu để đựng các phụ kiện nhỏ. Một chiếc cặp có thể có ít hoặc nhiều ngăn, tùy vào nhu cầu của người sử dụng. Công đoạn để làm ra một chiếc cặp cũng đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ.
Các hãng cặp phải tự lên ý tưởng và thiết kế kiểu dáng mang dấu ấn thương hiệu mà vẫn phù hợp với tiêu chí khách hàng. Sau đó là sự lựa chọn chất liệu thường lại vải nỉ, vải bố, vải da. Đó là những loại vải bền và đẹp, chi phí lại phải chăng. Tuy nhiên chúng cần phải được qua một số khâu xử lí để loại bỏ mùi. Đến khâu quan trọng nhất là khâu may. Các bộ phận sẽ được may rời rồi ghép lại với nhau. Những người thợ may chăm chú vào từng đường chỉ, những chiếc máy hoạt động ngày đêm. Trước khi chiếc cặp được xuất ra thị trường sẽ được kiểm tra xem có lỗi không và đóng gói. Quy trình chung là như thế nhưng cũng sản xuất ra rất nhiều loại cặp như cặp táp, cặp da hay ba-lo. Một số hãng cặp nổi tiếng được yêu thích đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, hay hãng Thủ Đô Vàng.
Nhắc đến cặp sách, người ta hay nghĩ ngay đến đối tượng sử dụng là học sinh. Nhưng trên thực tế chúng dành cho mọi đối tượng. Với các em nhỏ hay cấp một, cấp hai, những chiếc cặp còn được in hình công chúa siêu nhân với rực rỡ sắc màu. Cặp sách giúp đựng đồ dùng, sách vở tài liệu, tạo cho người dùng sự gọn gàng và chững chạc, tránh làm thất thoát đồ. Chưa kể với sự cải tiến không ngừng về kiểu dáng, những chiếc cặp sách giờ đây còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người dùng, có thể biến nó thành một phụ kiện giúp bạn nổi bật giữa đám đông. Với học sinh, những cô cậu học trò tinh nghịch còn chẳng ngại dùng cặp để che nắng che mưa. Nó cũng giúp bảo quản sách vơt khỏi các tác nhân bên ngoài. Và chiếc cặp là một kỉ vật thiêng liêng của quãng đời học sinh. Có những người vẫn giữ gìn và trân quý chiếc cặp một thuở đến trường dù nó đã sờn cũ theo năm tháng. Vì giờ đây chiếc cặp ấy đã hóa thành nơi lưu giữ ký ức.
Để chiếc cặp được bền lâu, chúng ta nên có ý thức giữ gìn. Không nên vứt cặp lung tung mà sau khi sử dụng thì nên treo gọn gàng. Thường xuyên đem ra vệ sinh giặt giũ để loại bỏ bụi bẩn, tránh mốc meo, trông chiếc cặp luôn tươi mới. Ngoài ra chúng ta nên mang đồ vừa đủ với trọng lượng mà chiếc cặp có thể chứa để tránh hỏng khóa hoặc đứt dây đeo.
Trong cuộc sống chúng ta rất cần sự trợ giúp của những chiếc cặp sách để công việc đơn giản hơn. Bởi vậy hãy yêu thương và trân trọng ngay cả những đồ vật thân quen vì chúng thực sự có giá trị với chúng ta.
Thuyết minh về chiếc cặp – Mẫu 5
Ai đã từng trải qua thời học sinh, chắc hẳn bên cạnh những vật dụng thân thương như bút, vở, sách, thước, thì chiếc cặp sách cũng là một phần không thể thiếu mỗi ngày. Chiếc cặp đã gắn bó với chúng ta trong rất nhiều năm học với rất nhiều công dụng hữu ích.
Có thể nói, trong số các vật dụng thì chiếc cặp có hình dạng to nhất. Chẳng biết tự bao giờ, chiếc cặp được ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu đựng các vật dụng cho con người. Từ thuở ông cha ta, hình dáng và chất liệu của chiếc cặp rất đơn giản, chỉ bao gồm những mảnh da hoặc miếng vải lớn được may nối lại với nhau, nắp cặp có khóa kéo hoặc dây kéo để đóng mở cặp. Việc phát minh ra chiếc cặp sách được ra đời vào năm 1988, trải qua nhiều năm, chiếc cặp đã có nhiều cải tiến. Tuy nhiên, những bộ phận quan trọng nhất của chiếc cặp vẫn bao gồm: nắp cặp, quai xách, khóa kéo, các ngăn khóa. Mỗi ngăn trong chiếc cặp sẽ có những công dụng khác nhau, như ngăn to dùng để đựng sách, bài kiểm tra để sách vở không bị nhăn nhúm, còn ngăn bé thì để đựng đồ dùng học tập, áo mưa, ví tiền và các vật dụng cá nhân khác.
Để sản xuất ra được một chiếc cặp, yêu cầu người làm phải rất tỉ mỉ, cẩn thận và trải qua nhiều công đoạn. Khâu lựa chọn chất liệu là quan trọng nhất, vì tùy thuộc vào yêu cầu và giá tiền mà có rất nhiều loại chất liệu được lựa chọn. Ví dụ như, đối với các bạn học sinh nhỏ tuổi thì cần lựa chọn loại vải nhẹ, mềm để không gây sức nặng trên đôi vai của các bạn. Đối với những bạn lớn hơn, thì thường là chất liệu da, vừa để chống thấm nước, vừa để phù hợp với lứa tuổi của các bạn. Đặc biệt hiện nay, cặp còn được làm chất liệu bằng nhựa nhẹ, phía dưới được lắp bánh xe để các bạn học sinh có thể kéo, thay vì phải đeo cặp cùng rất nhiều sách vở trên vai. Màu sắc của chiếc cặp cũng rất đa dạng và bắt mắt, với các hình ảnh và màu sắc sặc sỡ, thu hút các bạn học sinh.
Nhờ có chiếc cặp mà mỗi ngày đi học, chúng ta không cần lo lắng đến việc để sách vở bừa bộn, hay lo trời nắng mưa ảnh hưởng đến các đồ vật. Chiếc cặp còn dành được rất nhiều tình cảm của các bạn học sinh, khi tôi vẫn nhớ đến đầu tiên, được nhận món quà đầu tiên là chiếc cặp mới tinh màu hồng. Cảm xúc của lần ấy vẫn mãi in đậm trong tôi. Chiếc cặp đi theo những ngày đầu đến trường, chứng kiến các bạn học sinh miệt mài, chăm chỉ học tập.
Để bảo vệ độ bền của chiếc cặp, chúng ta cần sắp xếp hợp lý những vật dụng phía trong chiếc cặp để tránh bị đứt dây do quá nặng. Hơn nữa, nếu đeo chiếc cặp vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình, sẽ gây ra các căn bệnh về vai và lưng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương của các bạn học sinh. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải. Hiện nay, ở Nhật bản còn có loại cặp được sản xuất riêng cho học sinh tiểu học. Tuy giá thành hơi cao, nhưng về chất liệu và hình dáng thì vô cùng gọn nhẹ, phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của các bạn. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn chiếc cặp, lau khô khi chiếc cặp bị ướt bởi trời mưa, các dây kéo và ổ khóa thì cần được sử dụng nhẹ nhàng.
Tuy chiếc cặp chỉ là một đồ vật nhưng tầm quan trọng và mức độ thân thiết chẳng khác nào một người bạn với mỗi người học sinh. Chiếc cặp luôn đồng hành với chúng ta đến trường, giúp ta mang những nguồn tri thức mới.
Thuyết minh về chiếc cặp – Mẫu 6
Trên mọi nẻo đường của cuộc sống, nẻo đường nào cũng luôn có sự góp mặt của những đồ vật hữu ích. Nếu như với mỗi nhiếp ảnh gia, máy ảnh là vật bất ly thân thì với tất cả học sinh, chiếc cặp sách lại là thứ không thể không mang theo bên mình. Cặp sách là một trong những đồ dùng quen thuộc của lớp lớp học sinh.
Cặp sách ra đời theo nhu cầu chứa đựng đồ vật trên những quãng đường dài. Con người đã nghĩ đến một túi xách. Cặp sách sơ khai chỉ là một cái túi có buộc dây. Cuộc sống phát triển, người ta muốn đựng được nhiều đồ hơn nên cải tiến những chiếc túi đó. Cặp sách nhờ vậy cũng ra đời theo. Năm 1988 từ đó đến nay, hình thức và chức năng của chiếc cặp không ngừng được sáng tạo để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng và văn hóa của các quốc gia. Chắc chắn một điều rằng, chiếc cặp xách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. Sau đó, nó được sử dụng tại nhiều nơi ở ỹ và nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới. Học sinh sử dụng những chiếc cặp để đựng sách vở khi đến trường nên nó được gọi là cặp sách học sinh.
Do nhu cầu và thị hiếu người dùng, cặp sách được thiết kế phong phú đa dạng. Cặp sách mang hình dáng chung là hình chữ nhật hoặc hình thang cân, được thiết kế kích thước đựng vừa hoặc rộng hơn quyển sách chiều dài rộng, cao tùy thuộc nhu cầu và đối tượng sử dụng. Các em học sinh nhỏ tuổi hơn có thể dùng chiếc cặp sách nhỏ nhẹ vừa sức của mình. Trước đây, cặp sách chủ yếu được làm bằng vải nilon, cotton bền và chắc, da giả hoặc vải mềm. Sau này, người ta còn dùng nhựa dẻo và vải nhân tạo. Màu sắc của cặp sách rất đa dạng, học sinh cấp hai, cấp ba thường thích màu đơn giản là màu nâu, đen. Bắt mắt hơn thì sẽ là nhiều màu kết hợp, trang trí thêm hình vẽ yêu thích như hoạt hình, búp bê, siêu nhân với học sinh nhỏ tuổi.
Cặp sách là vật dụng đựng sách của học sinh nên có thiết kế chuẩn mực chung. Nó cấu tạo bởi khung, các ngăn chứa, quai xách, dây đeo, để kẹp, nắp đậy, dây kéo. Khung cặp làm bằng thép, nhựa cứng hoặc giấy cứng, được tạo ra để giữ cho cặp không bị biến dạng. Mỗi chiếc cặp thường có ít nhất ba ngăn được ngăn cách với nhau và đóng mở nhờ dây kéo hoặc nắp đậy. Dây kéo sử dụng khóa, nắp đậy có thể dùng nam châm hoặc chất dính. Trong các ngăn cặp sẽ có ngăn chính đựng sách, vở. Ngăn này rộng hơn các ngăn khác. Ngoài ra sẽ có ngăn nhỏ ở hai bên ngăn chính để đựng đồ dùng nhỏ hơn như bút, thước, chì, compa. Ngoài ra nhiều chiếc cặp còn có cả ngăn phụ ở hai bên, dạng lưới thuận tiện cho việc mang nước hoặc ô đi học. Học sinh có thể xách cặp nhờ quai xách hoặc đeo nó lên vai bằng dây đeo cân đối với chiều cao cơ thể.
Mỗi chiếc cặp lại có một logo, nhãn hiệu riêng dán bên ngoài cùng thông tin sản phẩm. Có nhiều thương hiệu đã trở nên nổi tiếng, nhận được sự tin dùng của nhiều thế hệ như Thủ đô vàng. Cặp sách bước vào cuộc sống và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống ấy. Đặc biệt, nó chính là người bạn đồng hành của chúng ta trong suốt quãng đời học sinh. Cặp sách bảo vệ những cuốn sách, quyển vở, đồ dùng học tập khỏi nắng, khỏi mưa, tiếp sức cho con đường chiếm lĩnh tri thức. Suốt tháng năm học trò, nó chính là người chứng kiến bao buồn vui, ngây thơ và hồn nhiên của một thời hoa phượng đỏ. Ngày còn đi học, cô cậu học trò nào chẳng tung tăng cắp sách đến trường. Lớn lên rồi, trưởng thành, đi làm, bao người vẫn tin dùng cặp sách để đựng tài liệu, máy vi tính phục vụ cho sự nghiệp của mình.
Cặp sách có ý nghĩa và công dụng hữu ích như vậy nên khi sử dụng, chúng ta cần biết cách dùng và giữ gìn giá trị cho nó. Cặp phải “dãi nắng dầm mưa” nên cần thường xuyên lau chùi, giặt sạch sẽ để tránh mùi và giữ cặp được mới. Khi dùng không quăng mạnh tay hoặc dùng để đánh nhau, tránh gây rách cặp và tổn thương lẫn nhau. Để cặp giữ được dáng ban đầu, có thể nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào bên trong. Nếu cặp bị hỏng dây khóa hoặc bộ phận khác thì mang đến cửa hàng sửa chữa uy tín. Tùy vào kích cỡ cặp mà đựng đồ vừa đủ, không nhét quá nhiều gây hư hại cặp. Chỉ cần chú ý cẩn thận, chúng ta hoàn toàn có khả năng giữ gìn một chiếc cặp sách thật lâu bền.
Học tập là hành trình không dừng chân của tất cả chúng ta. Và chiếc cặp sách chính là người bạn đồng hành hữu ích. Nhiều loại túi xách hiện đại ra đời vẫn không làm mất đi ý nghĩa quan trọng của chiếc cặp sách – thứ mà mỗi khi nhắc tới ai cũng nghĩ ngay tới quãng đời học sinh.
Thuyết minh về chiếc cặp – Mẫu 7
Đời học sinh gắn liền với biết bao thứ đồ dùng học tập, nào bút, nào vở, nào thước và nhiều thứ khác nữa. Nhưng có lẽ gắn bó nhất vẫn là chiếc cặp sách, nó được ví như người anh cả trong những đồ dùng học tập của đám học trò chúng tôi, che chở, bảo vệ cho sách vở, bút thước khỏi rơi vãi, thất lạc.
Sơ lược về lịch sử, cặp sách được sản xuất và đưa vào sử dụng lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1988, với phong cách đậm chất cổ điển và kiểu dáng đơn giản. Sau đó với nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng, trào lưu dùng cặp sách đã nhanh chóng lan rộng khắp Mỹ và sang nhiều nơi trên thế giới, trở thành một phụ kiện thiết yếu. Cặp sách có cấu tạo tương đối đơn giản, bên ngoài được che đậy bằng mặt cặp, phía trên thân cặp có gắn quai để xách, một số cặp có cả quai để đeo. Tùy vào loại cặp nhà sản xuất sẽ thiết kế nắp đóng hoặc khóa kéo để đóng mở cặp cho dễ dàng. Phía bên trong cặp được chia làm nhiều ngăn để đựng sách vở, bút, thước, và các vật dụng khác cho khỏi lẫn lộn vào nhau, thuận tiện cho việc tìm kiếm đồ dùng.
Về chủng loại, qua một thời gian dài phát triển, ngày nay cặp sách có rất nhiều mẫu mã đa dạng khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng của từng đối tượng khác nhau, với nhiều tên gọi như: Ba lô, túi xách, cặp táp, cặp da. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu lớn chuyên sản xuất các loại cặp này phải kể đến như: Simplecarry, Herschel, Jansport, Tucano, Nike, The North Face các thương hiệu này chủ yếu đến từ Mỹ, Canada và Nhật Bản. Riêng ở Việt Nam thì có Sakos cũng khá được ưa chuộng. Tuy khác nhà sản xuất nhưng đại đa số chúng đều có chung một vài kiểu dáng và thiết kế nhất định.
Để sản xuất cặp sách các công ty may thường lựa chọn các chất liệu có độ bền cao, như vải nỉ, vải bò, vải bố, vải giả da. Với các loại cặp đắt tiền thì da động vật là lựa chọn số 1, đơn cử là da cá sấu, ngoài ra còn có nhiều chất liệu đặc biệt khác. Các nhà tạo mẫu sẽ tiến hành thiết kế mẫu, rồi gửi bản vẽ đến xưởng may để tiến hành cắt vải theo mẫu của từng bộ phận, sau đó ráp các phần lại với nhau bằng máy may công nghiệp. Thường thì cặp sách được sản xuất đại trà với một số lượng lớn theo dây chuyền có sẵn, nhằm giảm chi phí nhân công và nâng cao hiệu suất, giảm giá thành.
Với mỗi một nhãn hiệu, kiểu dáng cặp sách, nhà sản xuất sẽ đưa ra một mức giá khác nhau, mức giá bình dân trong tầm khoảng vài trăm ngàn là có một chiếc cặp xinh xắn, tuy nhiên cũng có những chiếc cặp cộp mác hàng hiệu với giá lên tới hàng chục triệu đồng. Vì thế tùy vào giới tính, độ tuổi và khả năng kinh tế thì mỗi người nên lựa chọn cho mình một chiếc cặp phù hợp, và cách sử dụng cặp của mỗi người cũng khác nhau. Các bạn học sinh nữ thì đeo cặp trên vai hoặc ôm cặp nhìn vừa dễ thương lại dịu dàng nữ tính, các bạn nam thì thích đeo cặp chéo hoặc mang ba lô thể hiện sự tự tin, mạnh mẽ. Đối với người đi làm nơi công sở, họ thường chọn cho mình chiếc cặp có giá trị cao, nam thì xách cặp da, nữ thì đeo túi xách thể hiện sự nghiêm túc, trưởng thành.
Tuy nhiên cho dù có là ai, dùng loại cặp sách nào thì cũng nên lưu ý cách sử dụng, không nên xách cặp quá nặng để tránh mỏi tay và hư hỏng cặp sách vì quá tải. Bất kỳ đồ dùng nào cũng vậy khi sử dụng chúng ta cũng cần phải bảo quản cẩn thận, đặc biệt là cặp sách, vật dụng luôn đi theo bên cạnh ta. Chúng ta không nên quăng hay ném cặp lung tung mà nên để cặp gọn gàng vào một góc bàn học hoặc bàn làm việc cho sạch sẽ. Định kỳ lau chùi và giặt cặp thật cẩn thận để giữ gìn cho cặp luôn sạch đẹp. Nếu chẳng may cặp bị rách hay sứt chỉ, hãy đem đi sửa, không nên bỏ đi để tránh lãng phí.
Công dụng chủ yếu của cặp sách là để đựng đồ dùng học tập cho học sinh khi đến trường, ngoài ra nó còn là nơi để tài liệu, giấy tờ hay các đồ dùng cá nhân khác. Cặp sách là người bạn thân thiết theo bước chân chúng ta tới trường mỗi ngày, chẳng quản ngại nắng mưa, ghi vào trong lòng mỗi học sinh biết bao kỷ niệm yêu dấu, chẳng phai nhòa.
Như những dụng cụ học tập khác, cặp sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bước đường thành công của từng học sinh, như người hùng hy sinh thầm lặng, chẳng xung phong chiến đấu như anh bút, anh vở, mà lúc nào cũng âm thầm che chở, là hậu phương vững chắc. Vì thế chúng ta cần phải hết sức trân trọng chiếc cặp sách thân yêu của mình, bởi lẽ nếu quên cặp sách đồng nghĩa với việc quên hết tất cả bút, thước, sách vở.
Thuyết minh về chiếc cặp – Mẫu 8
Đã là một học sinh chăm ngoan cắp sách đến trường thì ai cũng phải có những đồ dùng học tập thân thiết. Trong số đó, gần gũi với ta nhất có lẽ là bạn cặp sách.
Cặp sách là phương tiện cần thiết dùng để đựng sách vở, đồ dùng… Có thể nhận thấy rằng kể từ khi con người có nhu cầu về lưu giữ và mang theo đồ vật bên mình thì cặp sách đã có chỗ đứng trong đời sống hằng ngày.
Theo một số nguồn đáng tin cậy thì vào năm 1988, chiếc cặp đầu tiên đã ra đời ở nước Mỹ. Lúc này, cặp còn mang phong cách cổ điển và ít được ưa chuộng. Nhưng sau năm 1988, nhờ quá trình tân trang và cải tiến, cặp dần trở nên phổ biến và kết bạn với bạn bè khắp thế giới.
Cặp gồm có nhiều loại như cặp da, ba-lô, cặp dây đeo… Họ hàng nhà này có phần gần gũi với túi xách, bóp ví,… Tuy mỗi loại đều có nét đẹp riêng song đều có cấu tạo khá giống nhau.
Hầu hết cặp sách thường được thiết kế gồm cấu tạo ba phần là mặt ngoài, phần lưng và mặt trong. Mặt ngoài gồm có mặt cặp, quai, nắp mở hay phéc-mơ-tuya… Mặt cặp thường được trang trí lộng lẫy bằng các anh siêu nhân mạnh mẽ hay các cô tiên duyên dáng nhưng đôi khi chỉ đơn giản khoác bộ áo một màu. Hầu như mặt cặp đều có màu tối để tránh bẩn. Quai cặp gồm có quai xách và quai đeo. Quai xách thường được gắn phía trên cùng của chiếc cặp, để người dùng xách cặp bằng tay. Quai đeo gồm có hai cái gắn sau lưng cặp, được thiết kế giúp giảm trọng lượng đồ vật mang theo, ngăn ngừa cong vẹo cột sống. Dựa theo nguyên tắc đòn bẩy, quai còn có khóa tăng giảm chiều dài giúp điều chỉnh linh hoạt theo vóc dáng người mang. Khóa thường làm bằng nhựa hoặc hợp kim, bẻ không gãy và đều không sử dụng chất độc hại. Khóa cặp đạt tiêu chuẩn nhất là khóa nhựa châu Âu. Song song với khóa nhựa còn có những hàng phéc-mơ-tuya xếp thành dải như những chiếc miệng mở ra rồi đóng lại. Những nhà sản xuất cũng rất am hiểu khách hàng khi họ may thêm cho chúng ta hai túi đựng nước, ép sát vào hai bên chiếc cặp.
Nối liền giữa mặt ngoài và mặt trong chiếc cặp là phần lưng cặp. Phần lưng thường đệm mút và có rãnh thoát khí giúp ta thấy êm và thoáng mát khi mang.
Mở cặp ra, ta sẽ thấy mặt trong của chiếc cặp. Phần này gồm nhiều ngăn được may nối tiếp nhau. Chúng là những chiếc khoang xinh xắn để ta đựng sách vở, bút thước, tài liệu… Thường trong một chiếc cặp có cắt ra một ngăn nhỏ hơn để đựng tiền hoặc những vật nhỏ. Tùy vào người dùng mà các ngăn, các túi được phân công nhiệm vụ rõ ràng giúp tìm kiếm nhanh và hiệu quả.
Trải qua nhiều năm, chiếc cặp vẫn nằm trên lưng cô cậu học sinh, sinh viên; cùng họ đến trường. Cặp đã không thể tách rời một giây phút nào khỏi người học trò. Ngày nay, rảo bước trên phố, ta luôn bắt gặp những hãng cặp uy tín và chất lượng: Miti, Bom, The North Face… Tuy khác nhau nơi mẫu mã, giá thành nhưng chúng đều giống nhau về phương tiện, cách thức sản xuất.
Để làm ra một chiếc cặp, người sản xuất phải trải qua một quá trình. Khâu đầu tiên là lựa chọn vật liệu, loại vải. Đa số nhà sản xuất chọn vải nilon tốt vì loại này chống thấm và ít độc hại. Bên cạnh đó, da cũng là nguyên liệu tốt vì tính bền và không thấm nước. Sau khi lựa chọn chất liệu, người ta chuyển sang xử lí. Ở giai đoạn này, chủ yếu là xử lí bề mặt như làm nhẵn, dát mỏng hay chỉnh sửa. Xong xuôi, vật liệu được chuyển về các xí nghiệp để tiến hành quá trình khâu may. Hiện nay, chủ yếu dùng máy may vì nó chính xác, đều và đẹp. Khi đã may xong từng phần, người ta đem nối ghép chúng lại. Và thế là một chiếc cặp ra đời! Nó sẽ rong chơi ở các cửa tiệm trong một thời gian ngắn rồi đến tay người tiêu dùng và thực hiện sứ mệnh cao cả của mình.
Cặp đẹp hay xấu, bền hay nhanh hư còn phụ thuộc vào các cô cậu chủ nhân đáng kính. Để cặp giữ được lâu, đầu tiên ta phải không được bắt nó mang vật quá nặng. Tiếp đó, ta không được quăng cặp mạnh tay vì sẽ làm đứt chỉ. Ta cũng phải lau chùi hoặc giặt cặp theo định kì để giữ cặp được mới, đẹp. Lưu ý, không dùng hóa chất tẩy rửa kẻo làm bay màu và không ủi vì sẽ gây biến dạng khuôn mặt xinh xắn của cặp. Hãy là một chủ nhân tốt!
Cặp có bền, có đẹp thì mới có thể đựng sách vở, bút thước,… Mới có thể che nắng, che mưa cho sách vở. Mới có thể che cho chủ nhân mình khỏi cái nắng, cơn mưa bất chợt!
Khi sử dụng, người mang thường có cách mang riêng. Phụ nữ thường ôm cặp vào người để thể hiện sự dịu dàng, thùy mị. Trong khi đó, đàn ông đeo chéo sang một bên hoặc xách trên tay để ra phong thái hiên ngang, đàng hoàng. Lứa tuổi học sinh thường đeo sau lưng để tay chân tự do, thoải mái chơi đùa, chạy nhảy.
Khi đeo cặp lâu ngày khiến cặp hư cũ, tôi mách bạn nên dùng xi đánh giày không màu đánh một lớp mỏng lên bề mặt cặp. Như phép màu, cặp sẽ bóng loáng và mới toanh trở lại!
Cặp là người bạn chí thân chí thiết của bao nhiêu người bởi công dụng mang đựng rất cần thiết của nó. Tôi vẫn luôn tự nhủ với mình rằng: “Cặp – người bạn tri kỉ của tôi”. Hãy yêu cặp và giữ gìn cặp cẩn thận để nó mãi mới, đẹp như thuở mới mua về.
Thuyết minh về chiếc cặp – Mẫu 9
Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quầy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em. Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rưỡi, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng tăng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hè phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. “Tách! Tách!” Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghe thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vải nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thứ nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, eke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiểm tra in sẵn…
Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.
Thuyết minh về chiếc cặp – Mẫu 10
Bước vào năm học mới, mẹ đưa em đi chợ để sắm đồ dùng học tập. Nào là sách vở, bút thước và một chiếc cặp sách rất đẹp. Chiếc cặp sách của em được làm bằng vải cứng, có dáng hình chữ nhật và có màu xanh trông rất bắt mắt. Bên ngoài có in hình hai hai con búp bê vì mẹ biết em rất thích chơi búp bê. Giữa phần nắp cặp và thân cặp được gắn với nhau bằng hai móc nhựa, rất tiện lợi cho việc mở và đóng. Đằng sau là hai dây đeo để em có thể đeo cặp trên lưng, chiếc cặp còn có một quai xách phụ để khi đeo mỏi lưng em có thể xách bằng tay. Bên trong chiếc cặp có rất nhiều ngăn. Em đếm được tất cả năm ngăn, trong đó có hai ngăn rộng, hai ngăn nhỏ hơn và một ngăn bé. Hai ngăn rộng em dùng để đựng sách vở, một ngăn đựng sách và một ngăn đựng vở.
Một ngăn nhỏ hơn được dùng để đựng các đồ dùng học tập khác như hộp bút, bảng, hộp phấn, một ngăn nhỏ nữa em dùng để để mũ ca nô và khăn quàng đỏ. Đặc biệt chiếc cặp còn có một ngăn bé xíu dùng để đựng một số đồ quan trọng như tiền mẹ cho em ăn sáng và có một cuốn sổ nhỏ. Vì chiếc cặp có nhiều ngăn nên rất tiện lợi cho việc để đồ dùng, mỗi đồ dùng đều có vị trí riêng, tránh lộn xộn như khăn đỏ và mũ ca nô để với hộp phấn thì sẽ rất bẩn, đồng thời khi muốn lấy đồ dùng gì thì chỉ cần nhớ đúng ngăn là lấy sẽ rất nhanh, tránh mất quá nhiều thời gian. Hơn thế nữa, mỗi ngăn đều có một cái khóa riêng rất cẩn thận giúp mọi đồ dùng bên trong không bị rơi ra ngoài.
Bạn học sinh nào cũng có một chiếc cặp như vậy, nhưng em thấy chiếc cặp của em là đẹp nhất không bởi vì kiểu dáng của nó đẹp mà đó là chiếc cặp mà mẹ mua cho em. Nó thể hiện sự yêu thương quan tâm mà mẹ dành cho em. Chính vì vậy em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, khi đến lớp cũng như về nhà em để chiếc cặp nhẹ nhàng lên bàn học chứ không tùy tiện vứt mọi nơi khi về nhà, đặc biệt những hôm trời mưa em cho chiếc cặp vào một chiếc túi bóng để tránh bị ướt sẽ nhanh hỏng. Em rất yêu quý chiếc cặp sách của mình. Em hứa sẽ giữ gìn nó cẩn thận để chiếc cặp được bền và theo em suốt năm học.
Thuyết minh chiếc cặp sách học sinh
Chiếc cặp sách vốn rất phổ biến trong đời sống, được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với cặp, sách, vở, bút, thước,… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được.
Cặp là một vật dụng dùng để chứa đựng và di chuyển đồ dùng khi đi xa, đi làm hoặc đi học… Chiếc cặp học sinh dùng để chứa đựng sách vở khi đến trường nên thường được gọi là cặp sách
Để chứa đựng những vật nhỏ khi đi xa, từ xa xưa con người đã nghĩ đến một túi xách. Lúc ban đầu chỉ là một cái túi có buộc dây. Khi xã hội phát triển, do nhu cầu cần chứa đựng nhiều hơn và di chuyển gọn nhẹ người ta đã sáng tạo ra những túi xách tiện lợi. Chiếc cặp đã ra đời từ đó. Năm 1988, nhận thấy đây là một cơ hội lớn, người Mỹ đã thiết kế những mẫu cặp và sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, nó vẫn còn mang phong cách cổ điển.
Từ đó đến nay, hình thức và chức năng của chiếc cặp không ngừng được sáng tạo để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng và văn hóa của các quốc gia. Chắc chắn một điều rằng, chiếc cặp xách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người.
Từ chiếc cặp xách ấy, con người sử dụng để chứa đựng sách vở của học sinh khi đến trường. Bởi thế nó thường được gọi là cặp sách học sinh.
Hầu hết các cặp đều có hình chữ nhật hoặc hình thang cân. Kích thước: thường có chiều dài 40 cm, chiều cao 30 cm, chiều ngang 16 cm. Màu sắc: Thường màu đen hoặc được trang trí nhiều màu phù hợp với thị hiếu người sử dụng. Tùy theo lứa tuổi và sở thích mà người ta sản xuất cặp có màu sắc khác nhau.
Chất liệu chủ yếu được làm bằng vải nilon, cotton rất bền chắc. Cũng có nhiều chiếc cặp được làm bằng vải mềm, da thú, polyme dẻo. Ngày nay, người ta còn sản xuất những chiếc cặp bằng nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ rất bền để dùng trong những công việc đặc dụng.
Cặp của học sinh thường được gọi thành cặp sách bởi nó được dùng để mang sách vở đến trường. Cặp sách học sinh thường được thiết kế phù hợp với đối tượng học sinh tùy theo từng lứa tuổi hết sức đa dạng và tiện lợi.
Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản gồm: khung, các ngăn chứa, quai xách, quai mang (hoặc quai đeo), đế cặp, nắp đậy, dây kéo. Để giữ cho cặp không bị biến dạng khi sử dụng, người ta thường tạo khung cho cặp. Khung cặp có thể được làm bằng thép, nhựa cứng hoặc giấy cứng.
Mỗi cặp thường có ít nhất 4 ngăn chứa, được đóng mở bởi dây kéo hoặc nắp đậy. Ngăn lớn của cặp dùng chứa đựng sách, vở. Các màng ngăn được may chắc chắn. Trong các ngăn chứa lớn thường có các ngăn chứa nhỏ để đựng các vật nhỏ như hộp bút, thước và các vật dụng nhỏ gọn khác.
Bên mặt ngoài của cặp là các bộ phận quai, nhãn hiệu cặp, cơ sở sản xuất hoặc các quảng cáo khác. Người ta thường in logo thương hiệu, mã sản phẩm và các thông tin khác ở mặt ngoài của cặp.
Mỗi cặp thường có một quai xách và một quai đeo. Quai xách ngắn, được gắn ở trên cùng giữa cặp. Quai xách dùng để xách cặp. Quai đeo dài hơn, móc vào phía hai đầu cặp bằng bộ phận móc kim loại để chống xoắn. Quai đeo dùng để đeo cặp trên vai, hỗ trợ lực cho quai xách. Đối với cặp học sinh thường có quai mang trên lưng.
Người ta còn gắn một đế nhựa cho cặp để giữ cặp đứng vững khi đặt xuống. Cặp sách học sinh thường không có đế. Nắp cặp là bộ phận bảo vệ không cho các vật dụng rơi ra ngoài. Nếu dùng dây kéo thì người ta không làm nắp đậy.
Để tạo ra một chiếc cặp sách người ta phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Đầu tiên là phải thiết kế mẫu mã. Người ta thường thiết kế nhiều mẫu mã cho từng loại cặp khác nhau. Ở mỗi loại cặp người ta còn chọn cách trang trí, phối màu hoặc tạo các hoa văn bắt mắt thu hút người sử dụng
Lựa chọn chất liệu để làm cặp là khâu rất quan trọng. Chất liệu sử dụng thường là vải nỉ, vải bố, vải cotton cứng, da cá sấu, vải da. Sau khi có chất liệu, người ta đem cắt theo khuôn khổ định sẵn.
Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế. Ngoài sản xuất công nghiệp, có một vài loại cặp người ta may thủ công, tạo ra những mẫu mã bắt mắt, phù hợp với người sử dụng. Những loại cặp này thường rất đắt tiền, thường dành cho những người giàu có.
Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải chứa rất nhiều các tập sách mỗi khi đến lớp. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp. Con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Học sinh tiểu học thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.
Mỗi loại cặp có giá cả khác nhau. Với cặp học sinh khoảng từ vài chục đến vài trăm nghìn một chiếc. Cặp của các doanh nhân có giá từ vài trăm đến vài triệu một chiếc.
Chiếc cặp giúp con người chứa đựng và di chuyển thuận lợi những vật dụng mỗi khi đi xa. Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường. Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở, bảo vệ những vật dụng chứa ở bên trong nó. Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò.
Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau. Cặp học sinh: thường xách trên tay, đeo trên vai hoặc mang trên lưng. Các dây đeo được thiết kế có bộ phận rút siết dây giúp điều chỉnh dây phù hợp với mỗi người. Cặp quai đeo vai thể hiện sự chững chạc, nghiêm túc. Cặp quai mang trên lưng thể hiện sự năng động, người đeo có thể chạy nhảy vui đùa. Cặp đeo ngang hông thể hiện sự dịu dàng, hồn nhiên nữ tính. Các nhà doanh nhân thường sử dụng các loại cặp đắt tiền, thường thì họ xách trên tay, gọn nhẹ và phong cách sang trọng.
Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều cần thiết cho các hoạt động trong ngày.
Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,…
Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,…… Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó.
Muốn sử cặp được bền lâu ta phải tuân thủ các yêu cầu sử dụng hiệu quả do nhà sản xuất khuyến cáo không được để cặp sách gần lửa bởi cặp rất dễ bị cháy hoặc bị biến dạng. Cũng không để cặp nơi ẩm ướt, nơi có nhiều bụi hoặc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu ngày. Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp. Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.
Nếu cặp đã cũ, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu. Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. Khi cất cặp không sử dụng nữa hãy nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng. Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.
Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh. Từ khi chiếc cặp sách ra đời đến nay nó đã thực sự đem lại sự tiện dụng to lớn trong cuộc sống con người.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thuyết minh về chiếc cặp sách (7 Dàn ý + 18 mẫu) Bài văn thuyết minh lớp 9 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.