Bạn đang xem bài viết Tiểu thuyết là gì? Phân biệt tiểu thuyết với truyện ngắn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tiểu thuyết là một thể loại văn học có xuất xứ từ Trung Quốc và dần được lan truyền sang Việt Nam. Tiểu thuyết luôn là những câu chuyện có thật hoặc hư cấu về một vấn đề, hoàn cảnh nào đó khiến cho người đọc bị cuốn hút và như hóa thân vào nhân vật bên trong. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi nét về tiểu thuyết là gì và cách phân biệt tiểu thuyết với truyện ngắn mà mọi người vẫn hay nhầm lẫn.
Tiểu thuyết là gì?
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có thể hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn, những hiện tượng, vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Tiểu thuyết thường mang tính chất tường thuật, kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo một chủ đề nhất định mà tác giả muốn truyền tải.
Tiểu thuyết ngôn tình là gì?
Trải qua nhiều năm phát triển, tiểu thuyết đi từ giản đơn, sơ khai đến hiện đại, mới mẻ. Nhờ vậy mà tiểu thuyết ngày càng được giới trẻ yêu thích nhiều hơn, đặc biệt là tiểu thuyết ngôn tình.
Tiểu thuyết ngôn tình là những câu chuyện nói về tình yêu đôi lứa lãng mạn, bay bổng nói về tình yêu, cuộc sống vợ chồng hay những câu chuyện tình thời thanh xuân non nớt khó quên. Tiểu thuyết ngôn tình thường được xây dựng theo kiểu tình yêu màu hồng lãng mạn hoặc chuyện tình éo le, trắc trở nhưng kết thúc đều có hậu. Đây chính là điều mà giới trẻ luôn hằng mong ước.
Hình tượng các nhân vật trong tiểu thuyết ngôn tình thường là những hình mẫu lý tưởng, nam chính chuẩn soái ca, con nhà giàu, đẹp trai, tài giỏi còn nữ chính thì xinh đẹp, thông minh, cá tính. Đây đều là những hình tượng mà các bạn trẻ luôn yêu thích và hướng tới. Các nhận vật trong tiểu thuyết ngôn tình thường rất si tình. Tất cả tạo nên một sức hút lôi cuốn các bạn trẻ đến với tiểu thuyết ngôn tình để hóa thân vào những nhân vật đó và cảm nhận một chuyện tình lãng mạn như mơ.
Khi đọc tiểu thuyết ngôn tình, người ta sẽ nhận ra nhiều triết lý về tình yêu, gia đình, cuộc sống từ đó họ sẽ rút ra được những bài học sâu sắc riêng cho chính bản thân mình. Tiểu thuyết ngôn tình mang đến những bài học, kinh nghiệm sống quý báu và niềm tin vào một tình yêu đẹp. Tuy nhiên, nó quá đẹp đến mức phi thực tế cho nên các bạn trẻ đừng nên quá tin vào những điều đẹp đẽ trong tiểu thuyết vì khi nhìn vào thực tế bạn rất dễ bị vỡ mộng đấy.
>>> Tham khảo: Những bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình
Kết cấu và phong cách của tiểu thuyết
Kết cấu của tiểu thuyết
Tùy theo yêu cầu của chủ đề, đề tài hoặc sở thích của người viết mà tiểu thuyết có nhiều dạng kết cấu khác nhau. Chúng ta thường gặp các tiểu thuyết có kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến,… nhưng thực tế, tiểu thuyết vẫn không chịu được những chế định chặt chẽ, nó không có quy phạm cố định. Người viết có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các hình thức kết cấu khác nhau vào một bài tiểu thuyết.
Phong cách của tiểu thuyết
Tiểu thuyết có sự đa dạng về đề tài, dung lượng, mức độ kịch tính, các nguyên tắc kết cấu cốt truyện, phương thức trần thuật,… Từ đó, ta có thể thấy những điểm nhấn khác biệt về phong cách, điển hình như việc đem tính nội dung trực tiếp của tiểu thuyết ôm trùm toàn bộ mọi thành tố cốt truyện. Khi đó, tình tiết rắc rối sẽ trở thành phương tiện phản ánh xung đột giữa cá nhân và xã hội, trở thành động lực thúc đẩy hành động của nhân vật, giúp tăng cường vai trò cấu tạo của cốt truyện cho tác phẩm. Tạo được kịch tính cho trần thuật, sự rắc rối sẽ chi phối cả sự phát triển của mâu thuẫn nào đó xuất phát điểm đến phương thức giải quyết, cả tiến trình lẫn các thành phần của những biến cố cốt truyện và thậm chí cả bản thân các “chìa khóa” kết cấu tác phẩm.
Phân biệt tiểu thuyết với truyện ngắn
Chúng ta có thể thấy, tiểu thuyết và truyện ngắn về hình thức khá giống với nhau, nhưng thực chất đây là 2 thể loại khác nhau. Bạn có thể phân biệt giữa tiểu thuyết và truyện ngắn như sau:
– Tiểu thuyết là thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và nói về những vấn đề của cuộc sống con người. Tiểu thuyết mang tính tường thuật, kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo một chủ đề xác định.
– Truyện ngắn là một thể loại văn học, thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và kể theo xu hướng ngắn gọn, xúc tích, chứa đựng nhiều hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thường thì truyện ngắn có độ dài từ vài dòng đến vài chục trang trong khi đó tiểu thuyết thì không chỉ dừng lại ở con số đó. Cũng chính vì độ dài truyện ngắn có hạn nên tình huống truyện luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu của nghệ thuật truyện ngắn.
– Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống.
– Để phân biệt tiểu thuyết và truyện ngắn thì bạn có thể căn cứ vào số trang in ra và cách viết của cuốn truyện: Tiểu thuyết thì cứ triền miên theo thời gian, đôi khi có quãng hồi ức trở ngược lại. Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn.
>>> Xem thêm: Những cuốn tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại
Qua đây có lẽ bạn đã biết được tiểu thuyết là gì cũng như cách phân biệt tiểu thuyết với truyện ngắn. Tiểu thuyết là một thể loại văn học mang tính tường thuật và có hư cấu, nhờ vào những yếu tố này cộng với việc đa dạng đề tài, đặc biệt là tình yêu đã khiến những cuốn tiểu thuyết thu hút đông đảo các bạn trẻ yêu thích, điển hình là các tiểu thuyết ngôn tình. Hi vọng qua bài chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức mới trong nền văn học hiện nay.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tiểu thuyết là gì? Phân biệt tiểu thuyết với truyện ngắn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.