Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu các loại màn hình thông dụng trên đồng hồ thông minh (smartwatch) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một trong những yếu tố để mua đồng hồ thông minh là chất lượng của màn hình. Nếu màn hình tốt sẽ giúp đồng hồ hiển thị tốt, tiết kiệm pin. Vậy nên mua loại màn hình nào, hãy cùng tìm hiểu các loại màn hình thông dụng trên smartwatch ngay nhé!
OLED
OLED (Organic Light Emitting Diode)
Màn hình OLED (Organic Light-Emitting Diode) là loại màn hình có những diodevới film được làm từ vật liệu bán dẫn hữu cơ có khả năng dẫn điện và phát quang khi có dòng điện đi qua.
Khả năng tắt hoàn toàn của các diode và việc không sử dụng đèn nền giúp màn hình OLED có những ưu điểm như:
- Tạo ra một bảng điều khiển bằng phẳng đầy màu sắc.
- Hiển thị màu đen sâu và góc nhìn nhìn rõ kể cả khi ngoài trời nắng.
- Tích hợp tính năng Always on display.
- Cho góc nhìn rộng độ tương phản cao.
- Tiết kiệm pin vượt trội, có thể sử dụng trong thời gian dài.
Tuy nhiên, màn hình OLED vẫn có một số nhược điểm như gây ảnh hưởng cho người dùng nếu được dùng ngoài trời nắng, tuổi thọ pin thấp và chi phí màn hình cao.
AMOLED (Active Matrix OLED)
AMOLED (Active Matrix OLED) là loại diode phát sáng hữu cơ được sử dụng rộng rãi cho các thiết bị di động như: điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh,…
Chữ “LED” của AMOLED tượng trưng cho việc thu nhỏ và sắp xếp các đèn LED thành các cụm đèn màu lục, lam,đỏ để tạo ra một pixel riêng lẻ.
Chữ “O” trong AMOLED viết tắt Organic, có nghĩa là hữu cơ, các màng vật liệu hữu cơ mỏng được đặt giữa hai dây dẫn trong mỗi đèn LED sẽ phát sáng khi có dòng điện chạy qua.
Chữ “AM” trong AMOLED là viết tắt của “Active Matrix” là ma trận chủ động liên quan đến công nghệ được sử dụng để định địa chỉ các pixel.
Vì được tích hợp nhiều công nghệ thông minh trong cùng một màn hình nên màn hình AMOLED có nhiều ưu điểm như:
- Hiển thị màu sắc rực rỡ, cho góc nhìn đẹp.
- Có khả năng hấp thụ sốc tốt và khó bị vỡ.
- Trọng lượng nhẹ.
- Tuổi thọ pin tốt và tiết kiệm pin.
- Dải gam màu rộng.
- Các pixel riêng lẻ có thể được tắt nên cho màu đen sâu.
Bên cạnh những ưu điểm thì loại màn hình này vẫn tồn tại một nhược điểm là dễ xảy ra hiện tượng “điểm cháy sáng” (Burn-in) dễ xảy ra, điểm ảnh (pixel) có thể suy giảm ở một số góc độ khác nhau.
Super AMOLED (Super Active Matrix Organic Light Emitting Diode)
Màn hình Super AMOLED là phiên bản nâng cấp của màn hình chuẩn AMOLED. Phiên bản này sẽ khắc phục nhược điểm của AMOLED thông thường mang lại màn hình có độ hiển thị màu sắc rực rỡ hơn AMOLED.
Ngoài ra, phiên bản này còn có thiết kế mỏng hơn do loại bỏ được các thành phần kính cảm ứng phía dưới, tích hợp tất cả lớp kính thành 1 tấm kính cảm ứng với tên gọi là”in-cell“.
Đặc biệt, màn hình Super AMOLED còn có thể giảm độ phản xạ ánh sáng mặt trời đến 80%, sáng hơn 20% và tiết kiệm 50% lượng điện năng tiêu thụ so với màn hình thông thường.
LCD
Màn hình LCD – Liquid Crystal Display là màn hình được cấu tạo từ các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng, có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các loại kính lọc phân cực.
Màn hình LCD không thể tự phát sáng nên được sử dụng đèn nền để phát sáng và được ứng dụng thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, laptop, smartwatch,… Hiện nay, màn hình LCD có 2 loại phổ biến là Transflective LCD và IPS LCD.
IPS LCD (In-plane switching liquid crystal display)
IPS LCD (In-plane switching liquid crystal display) là loại màn hình LCD sử dụng công nghệ LCD tổng thể tốt nhất với việc sử dụng tấm nền IPS cho hiệu quả tối ưu trong điều kiện tối. Hình ảnh hiển thị có chất lượng sắc nét cùng gam màu rộng, góc nhìn rộng lên đến 178 độ.
Điểm đặc biệt của loại màn hình này là các lớp tinh thể lỏng được xếp theo hàng ngang song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc nên giúp giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng và tái tạo màu sắc tốt.
Transflective LCD
Transflective LCD là màn hình tinh thể lỏng kết hợp sử dụng ánh sáng đèn nền (transmissive) và công nghệ phản quang (reflective), giúp tăng cường khả năng hấp thụ các tia sáng từ mặt trời và phản xạ đến mắt người dùng.
Sự kết hợp hoàn hảo giúp màn hình có độ tương phản cao, các chi tiết, hình ảnh phân tách rõ ràng ngay cả khi ngoài trời nắng gắt nên loại màn hình này thường được ứng dụng phổ biến trên các thiết bị ngoài trời, đặc biệt là những mẫu smartwatch thể thao.
TFT
TFT – Thin Film Transistor là công nghệ màn hình sử dụng những bóng bán dẫn dạng phim mỏng, xuất hiện trên thị trường sau năm 2005 nhưng sau đó nhanh chóng phổ biến trên nhiều thiết bị điện thoại phổ thông và smartphone.
Màn hình sử dụng công nghệ bóng bán dẫn không trực tiếp tự tạo được ánh sáng, các điểm ảnh trên màn hình điều khiển cũng được tắt mở một cách độc lập bằng transistor, cho màu sắc và hình ảnh cũng độc lập với nhau.
Với những đặc điểm trên, màn hình TFT có những ưu điểm như:
- Màn hình có khả năng tái tạo màu tốt và độ phân giải cao.
- Giá thành thấp.
- Khả năng truyền dẫn ánh sáng tốt.
- Kiểm soát tốt hình ảnh và màu sắc được tạo ra.
- Có thể sử dụng ngoài trời hoặc những nơi bị phản xạ ánh sáng mà vẫn cho chất lượng hình ảnh rõ nét.
Bên cạnh những ưu điểm, TFT còn tồn tại một nhược điểm là góc nhìn khá hẹp, màu sắc sẽ bị thay đổi nếu bạn nhìn màn hình ở góc nghiêng tiêu hao khá nhiều pin so với màn hình hiện đại như OLED nên ít được sử dụng trong những năm gần đây.
MIP
MIP (Memory In Pixel) là loại màn hình sử dụng công nghệ Silicone đa tinh thể nhiệt độ thấp (LTPS) để tạo ra các mạch bộ nhớ (có giá trị 1 bit) trong mỗi pixel ảnh giúp hình ảnh trở nên rõ ràng ngay cả khi sử dụng smartwatch ngoài trời.
Một trong những ưu điểm tuyệt vời của loại màn hình này là khả năng tiết kiệm pin giúp đồng hồ có thể hiển thị liên tục, phù hợp cho các hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, MIP có nhược điểm là ít màu và độ phân giải chỉ ở mức trung bình nên bạn nên cân nhắc khi mua.
Trên đây là một số thông tin về các loại màn hình phổ biến trên smartwatch, hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn tìm được loại màn hình đồng hồ ưng ý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại ở phần cuối bài viết nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu các loại màn hình thông dụng trên đồng hồ thông minh (smartwatch) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.