Bạn đang xem bài viết Toán 6 Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều Giải Toán lớp 6 trang 81, 82 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Toán lớp 6 bài 18: Hình tam giác đều, Hình vuông, Hình lục giác đều bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 77, 78, 79, 80, 81, 82.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 18 Chương IV: Một số hình phẳng trong thực tiễn. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 18 – Hoạt động
Hoạt động 1
Trong các hình dưới đây (H.4.1), hình nào là tam giác đều?
Em hãy tìm một số hình ảnh hình tam giác đều trong thực tế.
Đáp án
+) Trong các hình dưới đây (H.4.1), hình b) là tam giác đều.
+) Một số hình ảnh tam giác đều trong thực tế: một mặt của rubik tam giác; kệ sách;
Hoạt động 2
Cho tam giác đều ABC như Hình 4.2
1. Gọi tên các đỉnh, cạnh, góc của tam giác đều ABC.
2. Dùng thước thẳng để đo và so sánh các cạnh của tam giác ABC.
3. Sử dụng thước đo góc để đo và so sánh các góc của tam giác ABC.
Đáp án
1. Trong hình 4.2, tam giác đều ABC có:
+) Các đỉnh: A, B, C
+) Các cạnh: AB, BC, AC
+) Các góc: góc A, góc B, góc C
2. Khi sử dụng thước thẳng để đo ta nhận thấy: AB = BC = AC, nghĩa là các cạnh của tam giác ABC bằng nhau.
3. Khi sử dụng thước đo góc là ê ke để đo ta nhận thấy góc A, góc B, góc C đều bằng 60o, tức là các góc của tam giác ABC bằng nhau và bằng 60o.
Hoạt động 3
Em hãy tìm một số hình ảnh của hình vuông trong thực tế.
Một số hình ảnh của hình vuông trong thực tế: các mặt của xúc xắc, đĩa, gạch lát nền; …
Hoạt động 4
Quan sát Hình 4.3a.
1. Nêu tên các đỉnh, cạnh, đường chéo của hình vuông ABCD (H.4.3b)
2. Dùng thước thẳng đo và so sánh độ dài các cạnh của hình vuông; hai đường chéo của hình vuông.
3. Dùng thước đo góc để đo và so sánh các góc của hình vuông.
Đáp án
1. Hình vuông ABCD có
Các đỉnh: A, B, C, D
Các cạnh: AB, BC, CD, DA
Các đường chéo: AC, BD
2. Sau khi dùng thước thẳng đo ta nhận thấy:
+) AB = BC = CD = AD nghĩa là độ dài các cạnh của hình vuông đều bằng nhau.
+) AC = BD, nghĩa là độ dài 2 đường chéo của hình vuông bằng nhau.
3. Sau khi sử dụng thước đo góc là ê ke để đo ta nhận thấy: các góc A, góc B, góc C, góc D đều bằng 90 o nghĩa là các góc của hình vuông đều bằng nhau và bằng 90o.
Hoạt động 5
1. Cắt sáu hình tam giác đều giống nhau và ghép lại như Hình 4.4a để được hình lục giác đều như Hình 4.4b.
2. Kể tên các đỉnh, cạnh, góc của hình lục giác đều ABCDEF.
3. Các cạnh của hình này có bằng nhau không?
4. Các góc của hình này có bằng nhau không và bằng bao nhiêu độ?
Đáp án
1. Thực hành cắt như hình.
2. Trong hình lục giác đều ABCDEF có:
+) Các đỉnh: A, B, C, D, E, F
+) Các cạnh: AB, BC, CD, DE, EF, FA
+) Các góc: góc A, góc B, góc C, góc D, góc E, góc F
3. Ta thấy AB = BC = CD = DE = EF = FA, nghĩa là các cạnh của hình này bằng nhau
4. Ta thấy các góc A, góc B, góc C, góc D, góc E, góc F đều bằng 120o , nghĩa là các góc của hình bằng nhau và bằng 120o .
Hoạt động 6
Hãy quan sát Hình 4.5.
1. Hãy kể tên các đường chéo chính của hình lục giác đều ABCDEF.
2. Hãy so sánh độ dài các đường chéo chính với nhau.
Đáp án
1. Các đường chéo chính của hình: AD, BE, CF
2. Dùng thước thẳng đo, ta thấy AD = BE = CF hay độ dài các đường chéo chính bằng nhau.
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 18 – Luyện tập, Vận dụng
Luyện tập
Cho hình lục giác đều như hình 4.6
Ta đã biết, 6 hình tam giác đều ghép lại thành hình lục giác đều, đó là những tam giác đều nào? Ngoài 6 tam giác đều đó, trong hình em còn thấy những tam giác đều nào khác?
Đáp án
+) Các tam giác đều ghép thành hình lục giác đều là: tam giác ABO, tam giác BCO, tam giác CDO, tam giác DEO, tam giác EFO, tam giác FAO
+) Trong hình còn có các tam giác đều là: tam giác ACE (vì có AC = AE = CE), tam giác BDF (vì có BD = DF = BF)
Vận dụng
Hãy tìm một số hình ảnh có dạng hình lục giác đều trong thực tế.
Đáp án
Một số hình ảnh có dạng hình lục giác đều trong thực tế: Gạch lát ốp tường, khay đựng kẹo, đèn thả, mái đền, …
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81, 82 tập 1
Bài 4.1
Hãy kể tên một số vật dụng, họa tiết, công trình kiến trúc, … có hình ảnh tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều:
Gợi ý đáp án:
Một số vật dụng, họa tiết, công trình kiến trúc, … có hình ảnh:
- Tam giác đều: biển báo giao thông, giá đựng sách, …
- Hình vuông: khuôn bánh trưng, gạch đá hoa, cửa sổ, …
- Hình lục giác đều: tổ ong, hộp bánh, mái đền, gạch lát nền, …
Bài 4.2
Vẽ hình tam giác đều có cạnh bằng 2cm.
Gợi ý đáp án:
Bài 4.3
Vẽ hình vuông có cạnh bằng 5cm.
Gợi ý đáp án:
Bài 4.4
Cắt và ghép để được một cái hộp có nắp theo hình gợi ý dưới đây:
Gợi ý đáp án:
Học sinh tự làm
Bài 4.5
Có nhiều cách để trang trí một hình vuông. Chẳng hạn như hình dưới. Em hãy vẽ một hình vuông trên tờ giấy A4 và trang trí theo cách của mình.
Gợi ý đáp án:
Học sinh tự làm
Bài 4.6
Quan sát hình dưới và chỉ ra ít nhất hai cách, để một con kiến bò từ A đến B theo đường chéo của các hình vuông nhỏ?
Gợi ý đáp án:
Ta có 2 cách sau:
Bài 4.7
Gấp và cắt hình tam giác đều từ một tờ giấy hình vuông theo hướng dẫn sau:
Gợi ý đáp án:
Học sinh tự làm
Bài 4.8
Người ta muốn đặt một trạm biến áp để đưa điện về sáu ngôi nhà. Phải đặt trạm biến áp ở đâu để khoảng cách từ trạm biến áp đến sáu ngôi nhà bằng nhau, biết rằng sáu ngôi nhà ở vị trí sáu đỉnh của hình lục giác đều.
Gợi ý đáp án:
Phải đặt trạm biến áp ở tâm O hình lục giác đều tạo bởi sáu ngôi nhà.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Toán 6 Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều Giải Toán lớp 6 trang 81, 82 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.