Thcslytutrongst.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Toán 9 Bài 16: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 99, 100, 101, 102, 103

Tháng 5 29, 2024 by Thcslytutrongst.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Toán 9 Bài 16: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 99, 100, 101, 102, 103 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Giải Toán 9 Bài 16: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 9 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 99, 100, 101, 102, 103.

Giải bài tập Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 99 → 103 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 16 Chương V: Đường tròn. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:

Mục Lục Bài Viết

  • Giải Toán 9 Kết nối tri thức Tập 1 trang 103
    • Bài 5.20
    • Bài 5.21
    • Bài 5.22
    • Bài 5.23

Giải Toán 9 Kết nối tri thức Tập 1 trang 103

Bài 5.20

Bạn Thanh cắt 4 hình tròn bằng giấy có bán kính lần lượt là 4 cm, 6 cm, 7 cm và 8 cm để dán trang trí trên một mảnh giấy, trên đó có vẽ trước hai đường thẳng a và b. Biết rằng a và b là hai đường thẳng song song với nhau và cách nhau một khoảng 6 cm (nghĩa là mọi điểm trên đường thẳng b đều cách a một khoảng 6 cm). Hỏi nếu bạn Thanh dán sao cho tâm của cả 4 hình tròn đều nằm trên đường thẳng b thì hình nào đè lên đường thẳng a, hình nào không đè lên đường thẳng a?

Khám Phá Thêm:   Toán 6 Bài 4: Phép cộng và phép trừ phân số Giải Toán lớp 6 trang 18 sách Chân trời sáng tạo - Tập 2

Lời giải:

Toán 9 Bài 16: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 99, 100, 101, 102, 103

• Vì a và b là hai đường thẳng song song với nhau và cách nhau một khoảng 6 cm nên đường thẳng a tiếp xúc với hình tròn bán kính 6 cm, hay hình tròn bán kính 6 cm đè lên đường thẳng a.

• Vì 4 cm < 6 cm nên đường thẳng a và hình tròn bán kính 4 cm không cắt nhau, hay hình tròn bán kính 4 cm không đè lên trường thẳng a.

• Vì 7 cm > 6 cm; 8 cm > 6 cm nên đường thẳng a và hình tròn bán kính 4 cm cắt nhau, hay hình tròn bán kính 7 cm và 8 cm đè lên đường thẳng a.

Vậy hình tròn bán kính 4 cm không đè lên trường thẳng a, hình tròn bán kính 6 cm, 7 cm và 8 cm đè lên đường thẳng a.

Bài 5.21

Cho đường tròn (O) đi qua ba đỉnh A, B và C của một tam giác cân tại A, Chứng minh rằng đường thẳng đi qua A và song song với BC là một tiếp tuyến của (O).

Lời giải:

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Ta có đường thẳng AO là trục đối xứng của đường tròn.

Nên B là điểm đối xứng của C qua AO.

Gọi H là giao điểm của AO và BC.

Khi đó ta có: AH ⊥ BC mà d // BC nên AH ⊥ d.

Vậy d là một tiếp tuyến của đường tròn.

Bài 5.22

Cho góc xOy với đường phân giác Ot và điểm A trên cạnh Ox, điểm B trên cạnh Oy sao cho OA = OB. Đường thẳng qua A và vuông góc với Ox cắt Ot tại M. Chứng minh rằng OA và OB là hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn (M; MA).

Khám Phá Thêm:   Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 Tin học 10 sách KNTT, Cánh diều

Lời giải:

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Xét ΔOAM và ΔOBM có:

OM chung

AOM^=BOM^ (do OM là tia phân giác của góc AOB^ )

OA = OB

Do đó ΔOAM = ΔOBM (c.g.c).

Suy ra AM = BM (hai cạnh tương ứng).

Và OAM^=OBM^=90° (hai góc tương ứng) hay OB ⊥ MB.

Do đó OA là tiếp tuyến của đường tròn (M; MA).

Vậy OA và OB là hai tiếp tuyến cắt nhau của (O).

Bài 5.23

Cho SA và SB là hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn (O) (A và B là hai tiếp điểm). Gọi M là một điểm tùy ý trên cung nhỏ AB. Tiếp tuyến của (O) tại M cắt SA tại E và cắt SB tại F.

a) Chứng minh rằng chu vi của tam giác SEF bằng SA + SB.

b) Giả sử M là giao điểm của đoạn SO với đường tròn (O). Chứng minh rằng SE = SF.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Toán 9 Bài 16: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 99, 100, 101, 102, 103 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

 

Bài Viết Liên Quan

Hướng dẫn tắt kiểm tra chính tả trên Windows 10
Cách trình bày bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2025
Phim Hit the Spot: Nội dung, diễn viên và lịch chiếu phim
Previous Post: « Tiếng Anh 12 Unit 4: Speaking Soạn Anh 12 Kết nối tri thức trang 54
Next Post: Toán 9 Luyện tập chung trang 108 Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 108, 109, 110 »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết Giới Thiệu

Copyright © 2025 · Thcslytutrongst.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích