Bạn đang xem bài viết Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Lịch sử 11 Bài 3 trắc nghiệm tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích mà Thcslytutrongst.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.
Trắc nghiệm Sử 11 bài 3 Kết nối tri thức tổng hợp 27 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có đáp án kèm theo. Qua đó các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức lịch sử để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 1 môn Lịch sử sắp tới. Chúc các bạn học tốt.
Trắc nghiệm Sử 11 bài 3 Kết nối tri thức
Câu 1: Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1917
B. Năm 1918.
C. Năm 1919.
D. Năm 1922.
Câu 2: Bốn nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết gồm
A. Nga, Ucraina, Lítva và Ngoại Cáccadơ
B. Nga, Ucraina, Ácmênia và Ngoại Cáccadơ
C. Nga, Ucraina, Tátgikixtan và Ngoại Cáccadơ
D. Nga, Ucrana, Bôlêrútxia và Ngoại Cáccadơ
Câu 3: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?
A. 25/10/1917
B. 30/11/1917
C. 05/03/1918
D. 19/11/1918
Câu 4: Đến năm 1940, Liên Xô gồm có bao nhiêu nước Cộng hòa Xô viết?
A. 12
B. 13
C. 14
D. 15
Câu 5: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là
A. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ
B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế
Câu 6: Lê-nin qua đời vào năm nào?
A. 1924
B. 1925
C. 1926
D. 1927
Câu 7: Tháng 01/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập:
A. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
B. Nhà nước với chủ nghĩa tư bản hiện đại đầu tiên trên thế giới.
C. Chính Đảng vô sản đầu tiên đấu tranh cho quyền lợi của mọi giai cấp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Quốc huy Liên Xô là biểu tượng:
A. Hình ảnh người nông dân
B. Hình ảnh người lao động
C. Hình ảnh búa liềm trên quả địa cầu được vẽ trên nền những tia nắng Mặt Trời, xung quanh là bông lúa mì.
D. Đáp án khác
Câu 9: Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là:
A. Là Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
B. Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.
C. Ban hành Hiến pháp mới.
D. Chống thù trong, giặc ngoài.
Câu 10: Câu nói này do ai phát biểu” Bây giờ đây, ở nức Nga, chúng ta cần phải đặt hết tâm trí vào việc xây dựng một nhà nước vô sản xã hội chủ nghĩa”?
A. Hồ Chí Minh
B. Mao Trạch Đông
C. Lê-nin
D. Giôn Rít
Câu 11: Ý nào không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lenin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Xây dựng nền chuyên chính vô sản bằng biện pháp bạo lực cách mạng.
Câu 12: Trong những năm 1918- 1920 quân đội 14 nước do nước nào đứng đầu đã liên kết với lực lượng chống đối trong nước tấn công Nga Xô viết?
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Nhật
Câu 13: Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là:
A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. cách mạng vô sản.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng văn hóa.
Câu 14: Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
A. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu
C. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động
Câu 15: Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?
A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho chủ nghĩa xã hội.
B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa để quốc
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc.
D. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
Câu 16: Ý nào không phải là ý nghĩa đối với trong nước của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Đã mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau.
B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà
C. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã hoàn thành.
Câu 17: Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Trở thành biểu tượng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
B. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin.
C. Thức tỉnh phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây.
D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Câu 18: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là
A. Biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
B. Tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
C. Bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
Câu 19: Đâu không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đối hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
C. Làm thay đổi cục diện thế giới.
D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 20: Chính đảng nào tiếp tục chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng để giải quyết tình trạng hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917?
A. Đảng Mensêvích
B. Đảng Bônsêvích
C. Đảng Xã hội dân chủ
D. Đảng Thống nhất công nhân
Câu 21: Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là:
A. Là Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
B. Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.
C. Ban hành Hiến pháp mới.
D. Chống thù trong, giặc ngoài.
Câu 22: Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là:
A. Nga, Ukraine, Belarus và Litva.
B. Nga, Ukraine, Belarus và South Caucasus.
C. Nga, Ukraine, Moldova và Latvia.
D. Nga, Ukraine, Turkmenistan và Armenia.
Câu 23: Ý nào không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lenin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Xây dựng nền chuyên chính vô sản bằng biện pháp bạo lực cách mạng.
Câu 24: Sau khi Vladimir Lenin – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô viết qua đời, ai là người tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô?
A. Joseph Stalin
B. Mikhail Gorbachev
C. Nikita Khrushchev
D. Vladimir Putin
Câu 25: Nội dung nào không được quy định trong Hiến pháp Liên Xô năm 1924?
A. Ghi nhận việc hợp tác trên cơ sở tự nguyện của các nước Cộng hoà Xô viết thành một nhà nước Liên bang.
B. Phân định các quyền của Liên bang và của các nước Cộng hoà.
C. Quy định cơ cấu tổ chức cơ quan Nhà nước tối cao Liên bang và các nước Cộng hoà.
D. Khẳng định quyền lực của chính quyền Xô viết.
Câu 26: Tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, Lenin nhấn mạnh:
A. “Nhiệm vụ tối quan trọng giờ đây là phải giao chiến với giới tư sản và các nước đế quốc nhằm biến tất thảy cả thế giới trở thành vô sản”.
B. “Bây giờ đây, ở nước Nga, chúng ta cần phải đặt hết tâm trí vào việc xây dựng một nhà nước vô sản xã hội chủ nghĩa”.
C. “Nước Nga giờ đây đã trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, vì thế chúng ta cần phải duy trì và phát huy điều đó”.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 27: Sau Đại hội Xô viết toàn lần thứ hai, trong cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài, các nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa trên đất nước Xô viết đã:
A. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để giữ vững chính quyền Xô viết
B. Bỏ dở giữa chừng, để mặc nhân dân Nga đấu tranh giữ vững chính quyền Xô viết
C. Đầu hàng quân địch, khiến cho phe của Nga hoàng và các thế lực khác chiếm lợi thế.
D. Kêu gọi sự hỗ trợ từ Mỹ và các đồng minh châu Á.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Lịch sử 11 Bài 3 trắc nghiệm tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.