Bạn đang xem bài viết Trẻ em ngày nay chậm nói có thể vì 3 lí do sau từ bố mẹ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hầu hết những trẻ em từ 8-9 tháng tuổi đã có thể nói bập bẹ một số từ đơn giản, từ 1 tuổi đã có thể nói năng trôi chảy nhiều câu hơn. Đối với những trẻ bị chậm nói không chỉ là do bé mà có thể xuất phát từ cách nuôi dạy con chưa đúng của những ông bố bà mẹ trẻ trong thời đại hiện nay. Cùng Thcslytutrongst.edu.vn điểm qua 3 lí do mà bố mẹ dễ mắc phải khiến trẻ bị chậm nói hơn bạn bè đồng trang lứa.
3 nguyên nhân từ bố mẹ khiến trẻ bị chậm nói
Trẻ được bao bọc quá mức, ít giao tiếp xã hội
Dẫu biết cưng chiều, bao bọc con cái là cần thiết nhằm muốn con khỏe mạnh, an toàn. Nhưng việc bao bọc quá mức dẫn đến môi trường sống không phù hợp chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ chậm nói ở trẻ ngày càng gia tăng.
Khi trẻ không có cơ hội được ra ngoài giao tiếp với bạn bè, người thân xung quanh mà chỉ ở trong nhà sẽ hạn chế môi trường giao tiếp của trẻ hằng ngày, từ đó trẻ dễ gặp phải những căng thẳng về tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ tự nhiên của một đứa trẻ.
Mặt khác, việc ngại đưa con ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với mọi người sẽ khiến trẻ thiếu kỹ năng sống và cơ hội để phát triển các kỹ năng khác của mình.
Sử dụng các thiết bị điện tử không đúng cách
Ngày nay, việc phụ huynh cho con dùng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, TV để giữ con ngồi yên không còn quá xa lạ. Chính vì điều này đã giữ con cách xa những sự tương tác trực tiếp với môi trường và xã hội bên ngoài khiến trẻ chậm nói. Hơn nữa việc bố mẹ không giao tiếp với trẻ thường xuyên sẽ dễ dẫn đến sự xa cách về tình cảm.
Các thiết bị điện tử có thể đem lại nhiều lợi ích cho trẻ em, nhưng cần biết cách sử dụng khoa học để trẻ tiếp thu những kiến thức bổ ích. Bạn nên giám sát con cái, hiểu rõ con đang xem những nội dung gì và hạn chế thời gian để tốt nhất cho bé.
Cha mẹ không có thời gian quan tâm, chăm sóc con
Những đứa trẻ thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình sẽ dẫn đến thiếu sự tương tác xã hội, dẫn đến nguy cơ chậm nói cao. Trẻ sẽ ngày càng thu mình, thiếu tự tin và nhiều kỹ năng xã hội khác.
Do đó, cha mẹ cần phải đồng hành với con ở những năm tháng đầu đời giúp cho tâm lý, tính cách và các kỹ năng sống của trẻ được phát triển một cách tốt nhất. Khi trẻ nhận được sự quan tâm, chăm sóc tốt từ bố mẹ sẽ có được sự phát triển ngôn ngữ, tâm lý ngày càng hoàn thiện.
Tham khảo: Áp dụng các nguyên tắc sau để giúp trẻ sử dụng thiết bị điện tử an toàn
Những cách cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ
Khi trẻ có dấu hiệu chậm nói, bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để đánh giá và có cách điều trị phù hợp nhất. Đối với gia đình cần phối hợp với bác sĩ để cải thiện giao tiếp ở trẻ, giúp con phát triển đúng theo những cột mốc tự nhiên của năm tháng đầu đời. Theo đó, bố mẹ cần làm những điều sau:
- Sắp xếp thời gian để trò chuyện, tương tác với con nhiều hơn mỗi ngày.
- Hạn chế cho trẻ dùng các thiết bị điện tử quá nhiều trừ khi dùng cho mục đích thỏa đáng như học tập.
- Nên đưa trẻ ra ngoài thường xuyên để vui chơi, gặp gỡ người thân, bạn bè.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ chậm nói.
- Nên đọc sách, kể chuyện, mở nhạc cho bé nghe để bổ sung ngôn từ cho bé.
- Không nên cáu gắt, quát mắng trẻ mỗi khi làm sai, nên giáo dục một cách nhẹ nhàng, kiên nhẫn.
Trên đây là một số lí do từ bố mẹ khiến con cái chậm nói và cách cải thiện tình trạng này dành cho mọi người tham khảo. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn!
Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam
Thcslytutrongst.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trẻ em ngày nay chậm nói có thể vì 3 lí do sau từ bố mẹ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.