Tư duy ngôn ngữ là một trong những kỹ năng cực kì tốt, có thể giúp bạn đạt hiệu quả tối ưu trong khả năng tiếp thu bất kỳ loại ngôn ngữ nào
Ngoài việc tập trung vào học từ vựng và ngữ pháp, chúng ta cũng cần phải đầu tư vào phương pháp rèn luyện Tư duy Ngôn ngữ. Đây là một trong những cách cực kỳ hữu ích với những bạn có ý muốn theo học tiếng Anh hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu bạn đọc thế nào là Tư duy Ngôn ngữ- Linguistic Thinking,từ đó giúp các bạn có một lối học chuẩn mực để có thể nhanh chóng có kết quả.
1. Tư duy ngôn ngữ (Linguistic Thinking) là gì?
1.1 Khái niệm Tư duy Ngôn ngữ
Sự liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ đã là một đề tài được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu từ lâu. Và câu hỏi liệu rằng thứ nào là xuất phát điểm ban đầu, là ngôn ngữ hay là tư duy, câu trả lời vẫn đang trong quá trình tìm kiếm. Thế nhưng Linguistic Thinking mà chúng ta nhắc tới trong bài viết này là cách suy nghĩ, xây dựng ý tưởng bằng ngôn ngữ mà bạn đang theo học.
Hãy lấy ví dụ để kiểm thử, trong việc học Tiếng Anh để làm cho nó trở nên hiệu quả thì chúng ta rèn luyện tư duy ngôn ngữ bằng việc liên hệ các sự vật, sự việc xung quanh tới những từ vựng, câu văn Tiếng Anh có ý nghĩa tương đương. Việc suy nghĩ bằng ngôn ngữ có thể cho chúng ta có một nhận định tổng quan khi tiếp cận với một ngôn ngữ mới.
1.2 Ví dụ về sự khác biệt trong Linguistic Thinking với các nền văn hóa
Mỗi ngôn ngữ đại diện cho đời sống văn hóa, xã hội và tư tưởng của một xã hội, một dân tộc nhất định. Và với điều đó câu chuyện hình thành tư duy ngôn ngữ thể hiện những cách nhìn khác nhau của một người về sự vật, sự việc trong cuộc sống
Một minh chứng cụ thể cho sự khác nhau về văn hóa thể hiện qua ngôn ngữ trong việc đặt câu hỏi của người Anh và người Việt. Với một câu hỏi tiêu chuẩn của tiếng Anh, chúng ta thấy chủ ngữ là một thành phần không thể không có.
Nếu như muốn diễn đạt ý ăn tối thì người Anh sẽ nói “ I ate out last night” chứ không phải “Ate out last night”. Vai trò của từ “I” trong câu nói không thể bị lược bớt.
Còn với người Việt nếu như chúng ta vẫn có thể bỏ tùy vào tình huống và hoàn cảnh. Nếu bạn hỏi một người rằng “Bạn ăn cơm chưa?” thì người kia có thể trả lời “ Mình ăn cơm rồi.”, “Cơm rồi bạn à.” hay ngắn hơn “Rồi”… rất nhiều kiểu mà vẫn diễn đạt được ý nói.
Đặc trưng của 2 ngôn ngữ này thể hiện sự khác nhau trong văn hóa của 2 dân tộc. Với tiếng Anh, sử dụng đại từ nhân xưng ”I”(tôi) hoặc “you”(bạn) chỉ đơn giản việc phân biệt giữa cá nhân người nói và người trong cùng cuộc hội thoại đó. Những người có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh hay sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính khi giao tiếp thường sẽ theo xu hướng cá nhân (individualism).
Trong khi đó, người Việt Nam thường rất tôn trọng về bậc ngôi xưng hô khi giao tiếp. Chúng ta phân biệt rõ ràng rằng người bé tuổi khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn thì phải xưng em gọi anh,chị hay xưng cháu gọi chú, bác. Đây cũng là một nét văn hóa độc đáo mà chỉ có người Việt mới có.
2. Những lợi ích khi bạn luyện tập Tư duy ngôn ngữ trong tiếng Anh
Bài viết này sẽ nói tới việc tạo dựng ý tưởng bằng ngôn ngữ bạn theo học, cụ thể là tiếng Anh. Thông thường, với những học viên mới bắt đầu vào học(Beginners), học viên sẽ có thói quen suy nghĩ một câu nói bằng tiếng Việt, rồi bắt đầu từ đó tra từ cùng với cú pháp để tạo ra một câu tiếng Anh hoàn chỉnh.
Chính bởi vậy, những người ở mức độ này luôn gặp phải những khó khăn trong việc tiếp cận ngôn ngữ mới, cũng như việc hình thành chuẩn chỉ một câu nói.
Đối với những bạn ở cấp Trung cấp (level Intermediate), lúc này các bạn bắt đầu luyện tập tư duy ngôn ngữ qua việc tạo một mối liên kết giữa từ ngữ và sự vật, sự việc trong cuộc sống. Và đây là cách giúp bạn tăng cả về cách tiếp thu kiến thức, hơn nữa còn hình thành dần cách diễn đạt tiếng Anh mà không cần phải tra nghĩa của từ đó nữa.
Và đạt đến trình độ Nâng cao (level Advanced), học viên đã luyện tập tư duy ngôn ngữ đạt được một mức nhất để có thể tự trình bày lời nói của mình như một phản xạ thuần túy. Lúc này, việc gặp lỗi về câu từ hay cấu trúc ngữ pháp sẽ ít xảy ra hơn, những câu nói luôn có độ trôi chảy.
Nhìn chung thì việc cố gắng luyện tập Linguistic Thinking sẽ sớm cho bạn một thấy được lợi của việc này
- thúc đẩy tốc độ quá trình luyện tập tiếng Anh để có thể nói và viết lưu loát, trôi chảy.
- diễn đạt ý tưởng tự nhiên không ngại ngùng và không bị vấp.
Thế nhưng phương pháp luyện tập này phụ thuộc vào việc bạn bắt đầu ở giai đoạn nào nhé.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tư duy ngôn ngữ mà các bạn cần biết. Với những bạn đang học tiếng Anh hay bất kì loại ngôn ngữ nào thì hãy rèn luyện tư duy ngôn ngữ thật chăm chỉ. Điều này sẽ bổ trợ rất nhiều trong việc tiếp cận những ngôn ngữ mới của các bạn đó.