Bạn đang xem bài viết Tụt lợi khi niềng răng vì sao? Cách khắc phục khi niềng răng bị tụt lợi tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tụt lợi trong quá trình niềng răng tùy trường hợp sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống hằng ngày của bạn. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng tụt lợi khi niềng răng không? Cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tụt lợi khi niềng răng là gì?
Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu răng là bệnh lý răng miệng rất nhiều người đã mắc phải trong thời gian niềng răng. Biểu hiện của tình trạng này là chân răng sẽ bị lộ rõ do lợi di chuyển sâu vào trong chân răng hay lợi mất dần.
Thời gian đầu mắc phải, bạn sẽ không thể cảm nhận rõ rệt tình trạng tụt lợi của mình. Nhưng sau một thời gian nhất định, biểu hiện của bệnh lý sẽ dần rõ ràng hơn.
Dấu hiệu nhận biết tụt lợi
Bạn có thể kiểm tra xem mình có tụt lợi không thông qua các dấu hiệu sau:
- Khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa dễ bị chảy máu.
- Nhìn thấy chân răng dài hơn khi so sánh với lúc bình thường và với những chiếc răng khác.
- Nướu răng có biểu hiện thu hẹp lại.
- Nướu bị sưng và có màu đỏ thẫm.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là những lúc mới thức dậy.
- Răng yếu dần, có biểu hiện lung lay nhẹ.
- Những lúc ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh có cảm giác ê buốt do răng tụt lợi rất dễ nhạy cảm.
- Bạn không cần quá lo lắng khi mắc phải tình trạng tụt lợi vì nó không nguy hiểm đến sức khoẻ. Nhưng nếu để bệnh lý này kéo dài mà không tìm cách khắc phục sẽ gây ra một vài hệ lụy đáng tiếc.
Nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng răng
Sự tồn tại của mảng bám cao răng
- Nói đến nguyên nhân gây ra tụt lợi trong quá trình niềng, không thể không kể đến mảng bám cao răng.
- Các mắc cài gây nhiều khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Nếu không quan tâm đến việc loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại, chúng sẽ tạo mảng bám và dần tích tụ thành cao răng.
- Hành động vô ý ấy vô tình tạo nên môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng viêm nướu, tụt lợi cho người niềng răng nếu không khắc phục kịp thời.
Mắc các bệnh lý về răng miệng
- Các bệnh lý liên quan cũng có thể gây ra tình trạng tụt nướu trong quá trình niềng răng nếu bạn không quan tâm đến nó.
- Những bệnh lý thường gặp như viêm nha chu, viêm chân răng,…, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời trước và trong giai đoạn niềng răng sẽ gây ra hiện tượng tụt lợi.
- Chính vì vậy, bạn cần kiểm tra tình trạng răng lợi và điều trị dứt điểm trước khi niềng. Hành động này giúp việc chỉnh nha đạt hiệu quả tốt hơn và góp phần đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Đánh răng sai cách
- Hàng ngày bạn vệ sinh răng miệng như thế nào? Nếu đang dùng cách đánh răng thật mạnh và sử dụng bàn chải có lông cứng thì sẽ rất dễ gây ra hiện tượng tụt lợi. Việc bạn chà mạnh vào chân răng sẽ khiến nướu bị tổn thương, sưng viêm hoặc chảy máu. Nếu để tình trạng kéo dài, lợi sẽ dần bị tiêu giảm.
- Sau một khoảng thời gian nhất định, chân răng bị kéo dài hơn so với bình thường. Từ đó, bạn sẽ bị tình trạng tụt lợi.
Lực siết mắc cài không phù hợp
- Bạn có thể sẽ bị tụt lợi nếu sức kéo của công cụ niềng không phù hợp. Nói rõ hơn, lực siết của mắc cài mạnh quá so với sức chịu đựng của răng sẽ tạo nên áp lực nhất định. Sức kéo lớn sẽ làm răng bạn dễ lung lay và gây ra tình trạng tụt lợi. Chính vì vậy, bạn nên chọn cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ lành nghề để trao niềm tin.
- Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi tình trạng răng lợi và đến gặp nha sĩ định kỳ để họ điều chỉnh lực siết mắc cài cho phù hợp.
Chế độ ăn uống không phù hợp
- Để chỉ ra nguyên nhân gây ra bệnh lý liên quan đến răng lợi không thể bỏ qua chế độ ăn uống. Nếu bạn thường xuyên ăn các món ăn dai, cứng, khó nhai,… thì nên tiết chế hơn do nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình niềng và có khả năng dẫn tới tụt lợi.
- Cố gắng ăn những món như thế có thể gây ra hậu quả như bung, hỏng mắc cài, làm răng bị lung lay và mắc phải tình trạng tụt lợi.
Những biến chứng khi niềng răng bị tụt lợi
Tụt lợi khi niềng răng có khả năng dẫn đến một vài biến chứng đáng lo ngại như:
- Tăng độ nhạy cảm của răng: Tụt lợi khiến cho chân răng lộ ra, ngà răng không còn được bảo vệ và trở nên nhạy cảm hơn. Nếu để nó kéo dài chân răng sẽ mòn đi, bị nhạy cảm mãn tính, răng yếu hơn so với bình thường.
- Mắc phải các bệnh lý răng miệng: Tụt lợi làm các kẽ chân răng thưa hơn. Những mảnh vụn của thức ăn thừa sẽ bám vào đó, gây ra các bệnh lý đáng lo ngại như viêm nha chu, viêm nướu, viêm chân răng,…
- Mất tự tin khi cười: Khi mắc phải bệnh lý này, hàm răng dần trở nên to và dài hơn. Sự mất cân xứng do nó gây ra sẽ khiến bạn cảm thấy ngại, thiếu tự tin hơn khi nở nụ cười.
- Mất răng vĩnh viễn: Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, tình trạng tụt lợi sẽ làm các mô mềm xung quanh chân răng yếu đi. Dần dần, nó làm chân răng lung lay, trường hợp tệ nhất có thể làm bạn mất răng vĩnh viễn.
- Những biến chứng kể trên có ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải tình trạng tụt lợi. Hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm cách khắc phục thông qua những phần tiếp theo nhé!
Cách khắc phục khi niềng răng bị tụt lợi
Trong trường hợp nhẹ
- Nếu tình trạng tụt lợi khi niềng răng của bạn nhẹ, không gây ê buốt, bác sĩ sẽ vệ sinh và loại bỏ cao răng cho bạn.
- Khi đã làm sạch cao răng, việc của bạn là sử dụng bàn chải có lông mềm hơn, đổi cách đánh răng và giữ vệ sinh sạch sẽ. Môi trường răng miệng tốt hơn sẽ góp phần tích cực giúp phục hồi mô nướu.
- Nếu bị ê buốt răng thường xuyên, bạn nên cân nhắc thay đổi kem đánh răng sang các dòng có hoạt chất chống ê buốt. Tuỳ theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể ngậm thêm gel flour.
- Nếu răng bị bào mòn nhẹ, bác sĩ có thể khắc phục giúp bạn bằng cách sử dụng vật liệu hàn răng.
Trong trường hợp nặng
- Nếu tình trạng tụt lợi do niềng răng đã trở nặng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bạn có thể dùng phương pháp phẫu thuật ghép mô nướu để khắc phục.
- Cuộc phẫu thuật có mục đích phục hồi lại phần lợi che phủ trên chân răng. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng vạt niêm mạc ở vùng lân cận để đắp vào khu vực bị tụt lợi.
- Những phương pháp che phủ chân răng đa phần sẽ được tiến hành ghép mô sinh học, sử dụng lợi của chính mình hoặc xin từ người khác để ghép vào.
- Thường sau cuộc phẫu thuật, bạn cần có thời gian khoảng từ 6 tuần đến 1 năm để lành vết thương hoàn toàn.
Cách ngăn chặn nguy cơ tụt lợi khi niềng răng
Nếu đang niềng răng và không muốn rơi vào tình trạng tụt lợi, bạn có thể tham khảo những cách sau đây:
- Chải răng nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng, sử dụng bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng hoặc bàn chải có lông mềm.
- Dùng nước súc miệng theo chỉ định của bác sĩ để loại bỏ vi khuẩn, ngăn chặn việc hình thành cao răng.
- Ăn uống khoa học, hạn chế ăn các món dai, cứng, khó nhai và cữ các thực phẩm có nhiều đường.
- Lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần nhằm hạn chế việc mắc các bệnh lý liên quan, dẫn đến tình trạng tụt lợi.
- Chữa trị triệt để các bệnh lý liên quan đến răng lợi trước khi chỉnh nha.
- Nghiên cứu thật kỹ, lựa chọn các địa chỉ nha khoa chất lượng, bác sĩ uy tín để tránh việc mắc lỗi trong quá trình niềng dẫn đến tình trạng tụt lợi.
Bài viết trên cung cấp các thông tin về lý do tụt lợi khi niềng răng và cách khắc phục khi niềng răng bị tụt lợi mà Thcslytutrongst.edu.vn đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi Thcslytutrongst.edu.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe bạn nhé!
Nguồn: Vinmec.com
Mua nước súc miệng các loại tại Thcslytutrongst.edu.vn để giữ hơi thở thơm tho nhé:
Thcslytutrongst.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tụt lợi khi niềng răng vì sao? Cách khắc phục khi niềng răng bị tụt lợi tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.