Bạn đang xem bài viết Văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
“Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là vở bi kịch nổi tiếng đầu tiên của tác giả Uy-li-am Sếch-xpia được viết vào khoảng những năm 1594 – 1595.
Văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc khi tìm hiểu về tác giả, tác phẩm này.
Rô-mê-ô và Giu-li-ét
(Trích)
HỒI THỨ HAI
CẢNH II
VƯỜN NHÀ CA-PIU-LÉT
Rô-mê-ô ra
Rô-mê-ô: – Kẻ chưa từng bị thương thì há sợ gì sẹo!
Giu-li-ét xuất hiện trên cửa sổ
Ấy nhẹ nhẹ chứ nào! Ánh sáng nào vừa loé trên cửa sổ kia? Đỏ, phương đông đó, và nàng Giu-li-ét là mặt trời. Vùng đông dẹp tươi ơi, hãy hiện ra di, hãy giết chết ả Hằng Nga đố kị, héo hon và nhợt nhạt vì đau buồn khi thấy kẻ hầu của ả lại đẹp hơn. Ả ghen với em thế thì an theo a làm gì? Bộ cảnh đồng cốt của ả xanh xao nhợt nhạt, chỉ hợp với những đồ ngu xuẩn, em hãy vứt nó đi… Ôi người mà ta sung kinh, người mà ta yêu đương! Ôi, giá nàng biết nhỉ!… Nàng đang nói… Không, nàng im lặng… Gi kia? Đôi mắt nàng như lên tiếng, và ta nóng lòng muốn đáp lại ánh mắt nàng… Ta liều quá, nàng có nói với ta đâu. Nguyên là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã tha thiết nhờ mắt nàng lấp lánh chờ đến lúc sao về. Ừ, nếu mắt nàng lên thay cho sao, và sao xuống nằm dưới đôi mày kia thì sao nhỉ? Vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vị tinh tú nọ phải hổ ngươi, như vầng dương làm ảnh đèn phải thẹn thùng; còn cặp mắt kia trên bầu trời sẽ rọi khắp khoảng không một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang vì tưởng là đêm đã tàn. Kìa nàng tì má lên tay! Ước gì ta là chiếc bao tay nhỉ, để được mơn trớn má đào!
Giu-li-ét: – Ôi chao!
Rô-mê-ô: – Kìa, nàng vừa lên tiếng! Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Đêm nay trên đầu ta, nàng toả ánh hào quang như một sứ giả nhà trời có đôi cánh, đang cuối những áng mây lười nhẹ lướt trên không trung, khiến kẻ trần tục phải cổ ngước đôi mắt thịt mà chiêm ngưỡng.
Giu-li-ét: – Ôi Rô-mê-ô, hỡi Rô-mê-ô! Sao chàng lại mang tên đó nhỉ? Chàng hãy từ bỏ thân phụ đi, từ bỏ tên họ đi; hoặc không thì chàng hãy thề là chàng yêu em đi, em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.
Rô-mê-ô (nói một mình): – Ta cứ đứng nghe thêm nữa, hay nên lên tiếng nhỉ?
Giu-li-ét – Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nhưng nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng cũng vẫn là chàng. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Thế nào là họ Môn-ta-ghiu nhĩ? Cái tên đó đâu có phải là bản tay, bàn chân, cánh tay, bộ mặt, một bộ phận nào đó của thân thể con người… Cái tên nào có nghĩa gì? Bông hồng kia, giá gọi bằng một tên khác, thì hương thơm cũng vẫn ngạt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa, thì mười phân chàng cũng vẫn vẹn mười… Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy từ bỏ tên họ đi. Cái tên kia đâu có phải xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em.
Rô-mê-ô: – Đúng là từ miệng nàng nói ra nhé! Chỉ cần được nàng gọi là người yêu là tôi xin tức thì nhận tên thánh mới; từ nay trở đi, tôi không muốn bao giờ là Rô-mê-ô nữa.
Giu-li-ét: – Người là ai, mà nhờ đêm tối, chợt biết được điều tôi ấp ủ trong lòng vậy?
Rô-mê-ô: – Tôi không biết xưng danh cùng nàng thế nào. Nàng tiên yêu quý của tôi ơi, tôi thù ghét cái tên của tôi, vì nó là kẻ thù của nàng. Nếu chính tay tôi đã viết tên đó, thì tôi xin xé nát nó ra.
Giu-li-ét: – Tai nghe chưa trọn một trăm chữ từ miệng đó nói ra mà đã nhận ra tiếng ai rồi. Chẳng phải chàng Rô-mê-ô, họ nhà Môn-ta-ghiu đó ư?
Rô-mê-ô: – Hỡi nàng tiên kiều diễm, nếu nàng chẳng ưa tên họ đó, thì tôi chẳng phải Rô-mê-ô mà cũng chẳng thuộc họ Môn-ta-ghiu.
Giu-li-ét: – Chàng làm thế nào mà tới được chốn này? Và chàng tới làm gì? Tường vườn này cao, vượt qua thật khó. Và chàng thử nghĩ lại xem mình là ai. Nếu bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây thì chàng khó lòng thoát chết.
Rô-mê-ô: – Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được ái tình. Mà cái gì tình yêu dám làm là làm được. Người nhà nàng ngăn sao nổi tôi.
Giu-li-ét: – Họ mà bắt gặp chàng thì họ giết chàng mất.
Rô-mê-ô: – Nàng ơi, ánh mắt kia còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ. Nàng hãy nhìn tôi với khoé mắt yêu thương là tôi chẳng ngại gì hằn thù của họ nữa.
Giu-li-ét: – Em cầu mong cho họ đừng bắt gặp chàng nơi đây.
Rô-mê-ô: – Đã có áo choàng của nàng Đêm che cho tôi khỏi bị họ nom thấy. Vả chăng, nếu chẳng được nàng đoái hoài thì thà cứ để họ bắt gặp. Thà để cho lòng căm thù của họ chấm dứt đời tôi còn hơn kéo dài kiếp sống mà thiếu tình nàng.
Giu-li-ét: – Ai đưa lối cho chàng tới đây?
Rô-mê-ô: – Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiểm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật.
I. Đôi nét về tác giả Sếch-xpia
– Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng.
– Ông sinh tại thị trấn Xtơ- rét-phớt ôn Ê-vơn thuộc miền Tây Nam nước Anh trong một gia đình buôn bán ngũ cốc, lên, dạ.
– Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học. Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống giúp việc cho đoàn kịch của Hầu tước Xtơ-ren-giơ. Đây cũng là nơi ông gia nhập đại gia đình nghệ thuật.
– Ông đã để lại 37 vở gồm kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch, mà phần lớn là kiệt tác của văn học nhân loại.
II. Giới thiệu về Rô-mê-ô và Giu-li-ét
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch nổi tiếng đầu tiên của Sếch-xpia được viết vào khoảng những năm 1594 – 1595, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (I-ta-li-a) thời trung cổ.
– Đoạn trích trong SGK được trích ở cảnh 2, hồi II của vở kịch.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “lấy cả tấm thân em”: lời độc thoại thổ lộ tình yêu thầm kín của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Phần 2. Còn lại: lời đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
3. Nội dung
Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn.
4. Nghệ thuật
Độc thoại nội tâm, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật,…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.